Những điều chỉnh “mang tính lịch sử” của ECB sau một thập kỷ
Những điều chỉnh lần đầu tiên sau một thập kỷ này của ECB cho dù chỉ là bước đi thận trọng nhưng cũng đủ “mang tính lịch sử”.
Lạm phát khi đó ở châu Âu là 2,8%, được coi là đỉnh điểm… khi cuộc khủng hoảng nợ chính phủ, đe dọa nghiêm trọng Bồ Đào Nha và Hy Lạp, bắt đầu xuất hiện.
Sau thời điểm đó, ECB đã ghi dấu ấn bằng cái gọi là “chính sách điều chỉnh” độc đáo, được thực hiện bởi ông Mario Draghi - người đã nhậm chức Chủ tịch ECB vào tháng 11/2011, với quyết tâm “cứu” Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) bằng mọi giá. Trong 11 năm này, ECB đã thực hiện chính sách lãi suất âm và các chương trình mua lại trái phiếu (với giá trị 5.000 tỷ euro kể từ năm 2015). Đến ngày 9/6/2022, Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã đưa chính sách tiền tệ của ECB sang một trang mới. Sau cuộc họp của Hội đồng thống đốc ở Amsterdam, Chủ tịch ECB xác nhận sẽ dừng chương trình mua trái phiếu đã áp dụng gần một thập kỷ qua từ ngày 1/7, đồng thời đánh tín hiệu sẽ thực hiện nhiều đợt tăng lãi suất từ tháng 7 trong bối cảnh lạm phát tăng kéo dài. Và trên hết, lãi suất cơ bản của ECB sẽ được nâng 25 điểm cơ bản trong cuộc họp ngày 21/7. Tiếp đến là “một đợt tăng nữa vào tháng 9”, với mức tăng có thể lớn hơn “nếu triển vọng lạm phát trong trung hạn vẫn tồn tại hoặc xấu đi”. Sau đó là “một loạt” đợt tăng bổ sung tùy thuộc vào triển vọng lạm phát trung hạn. Có thể diễn giải ngôn ngữ của ECB là nếu dự báo lạm phát vào năm 2024 (tức là trung hạn) tiếp tục ở mức 2,1% (như dự báo hiện nay) hoặc cao hơn, thì lãi suất sẽ được nâng đáng kể ngay từ tháng 9 tới. Mục tiêu của việc điều chỉnh này là chấm dứt dòng chảy thanh khoản được khuyến khích bởi môi trường lãi suất tín dụng rất thấp. Lần tăng lãi suất quan trọng đầu tiên này của ECB chắc chắn sẽ khiến các ngân hàng thương mại có phản ứng nhanh chóng đối với lãi suất cho vay. Sự điều chỉnh sẽ khiến việc tiếp cận nguồn tiền không còn dễ dàng và vì vậy, sẽ hạn chế việc giá bất động sản tăng cao. Bà Christine Lagarde cho biết “quyết định lịch sử này đã được nhất trí thông qua”. Quyết định là kết quả sau nhiều tuần tranh luận giữa “phe bồ câu và phe diều hâu” ở ECB. Phe diều hâu, vốn ủng hộ chính sách tiền tệ cứng rắn, muốn một mức nâng mạnh bạo hơn, tức là 50 điểm cơ bản. Trong khi đó, một số người không chấp nhận việc mục tiêu lạm phát 2% của ECB đã bị bỏ qua, đồng thời cũng tỏ ra khó chịu với việc tăng lương đang được thực hiện nhưng không đi kèm với xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ. Hiện tại, ECB không coi lạm phát là một hiện tượng nhất thời và điều này đã được nhắc đến trong suốt nhiều tuần qua. Đầu tiên, lạm phát liên quan đến sự phục hồi mạnh mẽ của thời kỳ hậu COVID-19, sự phát triển quá nóng của các chuỗi cung ứng và sự gia tăng giá liên tục kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine vào ngày 24/2.Tính đến tháng 5/2022, lạm phát đã đạt 8,1% ở 19 quốc gia trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), điều chưa từng thấy kể từ khi đồng euro được đưa vào sử dụng.
Giờ đây, vấn đề không còn chỉ là giá năng lượng và giá thực phẩm tăng vọt. Bà Christine Lagarde nhấn mạnh: “Áp lực lạm phát ngày càng mở rộng và gia tăng, ảnh hưởng đến nhiều loại hàng hóa và dịch vụ” tại châu Âu.ECB hiện đang dựa trên dự báo lạm phát 6,8% trong năm nay, 3,5% vào năm 2023 và 2,1% vào năm 2024. Nếu những dự báo này được xem xét một cách thận trọng, chúng sẽ đóng vai trò như một “chiếc la bàn” cho chính sách tiền tệ của châu lục.
ECB là ngân hàng trung ương cuối cùng trong số các ngân hàng trung ương tăng lãi suất. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã điều chỉnh lãi suất lần đầu tiên kể từ tháng 3/2022 nhằm kiềm chế lạm phát. Do đó, nếu ECB có quá nhiều do dự thì đó là bởi quyết định này có một số rủi ro. François Villeroy de Galhau, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp, cho rằng: “Thời điểm là yếu tố cần thiết để tránh những sai lầm. Đừng hành động quá muộn để lạm phát vượt khỏi tầm tay hoặc quá sớm dẫn đến nguy cơ làm chậm quá trình phục hồi”. Theo ông François Villeroy de Galhau, do mỗi quyết định về lãi suất đều cần có thời gian để tạo ảnh hưởng lên giá cả, rủi ro đáng kể ở đây là sự không đúng lúc. Do kinh tế châu Âu, cũng như phần còn lại của thế giới, đang gánh chịu hậu quả từ cuộc xung đột ở Ukraine, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) chỉ dự báo mức tăng trưởng trung bình 2,6% cho các nền kinh tế Eurozone trong năm nay.Bất cứ sai sót nào trong chính sách tiền tệ cũng có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho các quốc gia châu Âu vốn đã mắc nợ rất nhiều do đại dịch và sẽ khiến chi phí đi vay tăng lên đáng kể.
Bà Christine Lagarde cố gắng trấn an bằng tuyên bố: “Như chúng tôi đã chứng minh trước đây, nếu cần thiết chúng tôi sẽ triển khai hoặc là các công cụ đã được điều chỉnh hiện có hoặc các công cụ mới sẽ được xây dựng”. Tuy nhiên, sự lo ngại vẫn tồn tại, đặc biệt là đối với Italy (I-ta-li-a), nền kinh tế lớn thứ ba của Eurozone, vốn đang phải gánh khoản nợ lên tới 150% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Hậu quả là, lãi suất vay trong thời hạn 10 năm của nước này đang được soi xét đặc biệt kỹ lưỡng./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Deutsche Bank thành lập trung tâm công nghệ tại Berlin
09:43' - 09/06/2022
Một thành viên hội đồng giám sát công nghệ của Deutsche Bank, Bernd Leukert, cho biết việc ngân hàng này gia tăng sự hiện diện tại Berlin sẽ thu hút nhân tài.
-
Ngân hàng
Ấn Độ tăng lãi suất nhằm ứng phó lạm phát cao
14:42' - 08/06/2022
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI, ngân hàng trung ương) ngày 8/6 quyết định tăng lãi suất lần thứ hai trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ ba châu Á này đang nỗ lực kiềm chế lạm phát.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
VPBank hợp tác với GTEL: công nghệ chắp cánh cho sản phẩm tài chính
15:31'
VPBank và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt và đột phá.
-
Ngân hàng
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
15:24'
Mức lãi suất cố định chỉ 5,5%/năm trong 3 năm đầu, thấp hơn đáng kể so với mặt bằng chung của thị trường, giúp khách hàng yên tâm lên kế hoạch dài hạn mà không lo biến động lãi suất.
-
Ngân hàng
Điểm giao dịch xanh Agribank - vì mục tiêu phát triển bền vững
10:38'
Agribank không xem “Điểm giao dịch xanh” là một phong trào ngắn hạn mà là nền móng cho chiến lược phát triển dài hơi, hướng tới xây dựng một hệ sinh thái ngân hàng bền vững.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 3/4: Giá USD bật tăng sau quyết định áp thuế mới của Mỹ
09:00'
Tỷ giá USD hôm nay 3/4 tại Vietcombank niêm yết ở mức 25.570 - 25.930 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 110 đồng ở cả chiều mua và bán so với sáng hôm qua.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 2/4: Giá USD đồng loạt tăng
08:51' - 02/04/2025
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD hôm nay 2/4 là 25.460 - 25.820 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 50 đồng ở cả hai chiều mua và bán so với sáng hôm qua.
-
Ngân hàng
Fed: Rủi ro lạm phát vẫn tồn tại
17:38' - 01/04/2025
Chủ tịch chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại New York cho biết chính sách tiền tệ hiện tại đang ở vị thế phù hợp với những diễn biến kinh tế trong năm nay.
-
Ngân hàng
Đồng won Hàn Quốc xuống mức thấp nhất trong 16 năm
09:43' - 01/04/2025
Sáng 1/4, đồng won tiếp tục giảm xuống còn 1.474,2 won/USD, đánh dấu mức thấp nhất kể từ ngày 13/3/2009, khi đồng won ở mức 1.483,5 won/USD do hậu quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 1/4: Ngân hàng tăng nhẹ giá bán USD và NDT
08:52' - 01/04/2025
Vietcombank và BIDV cùng niêm yết tỷ giá USD hôm nay 1/4 là 25.410 - 25.770 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Trung Quốc bơm 500 tỷ NDT vào bốn ngân hàng lớn nhất
16:35' - 31/03/2025
Bộ Tài chính Trung Quốc sẽ rót 500 tỷ NDT (69 tỷ USD) vào bốn ngân hàng lớn nhất nước này thông qua các đợt phát hành cổ phiếu, thực hiện cam kết tăng cường dự trữ vốn.