Những nội dung đề xuất sửa đổi Luật Kinh doanh Bảo hiểm
Nhiều ý kiến cho rằng, Luật Kinh doanh bảo hiểm cần được sửa đổi, bổ sung nhằm tạo động lực mở rộng hơn nữa thị trường bảo hiểm; đồng thời, tăng độ bao phủ của bảo hiểm và tăng tính an toàn, bền vững trong sự phát triển của thị trường.
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả nhưng Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 ra đời khi thị trường bảo hiểm còn non trẻ, quy mô thị trường còn nhỏ, các sản phẩm, kênh phân phối chưa đa dạng, bảo hiểm vẫn còn là lĩnh vực mới với đa số người dân Việt Nam.Trên thực tế, sau gần 20 năm phát triển, thị trường bảo hiểm đã thay đổi khá nhiều. Một số quy định tại Luật đã có độ trễ so với sự phát triển của thực tiễn. Mặt khác, các văn bản quy phạm pháp luật như Bộ Luật dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Thanh tra... trong thời gian qua đã được sửa đổi, bổ sung.
Do vậy, một số quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm không còn thống nhất, đồng bộ với quy định mới được sửa đổi, bổ sung liên quan tại các văn bản pháp luật nêu trên.
Dự thảo sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm được trình Quốc hội lần này đề xuất một số giải pháp về chính sách nhằm thúc đẩy thị trường bảo hiểm; yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải có đầy đủ vốn dựa trên tiêu chí so sánh tỷ lệ giữa vốn hiện có so với yêu cầu về vốn tối thiểu phải có tương ứng với tổng thể rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm. Điều này nhằm đáp ứng cam kết với khách hàng, đảm bảo an toàn tài chính. Dự thảo sửa đổi Luật cũng yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm tính toán mức vốn tối thiểu tương ứng với các rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm và giao Chính phủ quy định chi tiết. Bởi, việc xác định vốn tối thiểu tương ứng với mỗi loại rủi ro thường được thực hiện bằng công thức chung là số tiền chịu rủi ro nhân hệ số rủi ro. Hoặc, tính toán giá trị tài sản, trách nhiệm bảo hiểm theo cơ sở do cơ quan quản lý quy định để làm căn cứ so sánh với vốn sẵn có. Ngoài ra, dự thảo sửa đổi Luật cũng quy định về tổ chức bộ máy phù hợp với thực tế, bổ sung và nâng cao quy định về quản trị điều hành và quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế; hoàn thiện quy định về hợp đồng bảo hiểm đảm bảo thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật và phù hợp với sự phát triển của thực tiễn. Dự thảo Luật cũng quy định chuẩn hóa phát triển sản phẩm và kênh phân phối (đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, kênh phân phối mới) phù hợp với thực tiễn của thị trường và thông lệ quốc tế. Ngoài ra, sửa đổi, bổ sung quy định về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm để tạo khuôn khổ pháp lý, thúc đẩy ổn định các hoạt động kinh tế - xã hội, thị trường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo vệ bên tham gia bảo hiểm và tạo công ăn việc làm. Luật Kinh doanh bảo hiểm được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa X ngày 9/12/2000 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2001 đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để thị trường bảo hiểm ngày càng phát triển, thể hiện rõ vai trò vị trí trong nền kinh tế - xã hội. Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), trước khi có Luật Kinh doanh bảo hiểm ra đời chỉ có 15 doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhưng đến năm 2018, thị trường bảo hiểm có 64 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm; trong đó, có 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 14 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. Tổng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bảo hiểm tăng bình quân 29%/năm giai đoạn 2000-2018, đạt 81.558 tỷ đồng năm 2018. Tổng tài sản của toàn thị trường tăng trưởng bình quân 28,5% trong giai đoạn 2000-2018, đạt 394.192 tỷ đồng năm 2018. Trong giai đoạn 2000-2018, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện bồi thường và chi trả quyền lợi bảo hiểm lên đến 246.586 tỷ đồng. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cũng cho biết, đến nay, tổng số sản phẩm bảo hiểm trên thị trường lên tới gần 1.300 sản phẩm; trong đó, có trên 850 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, 450 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Chất lượng sản phẩm được cải thiện, nhiều sản phẩm bảo hiểm mới được ra đời, về cơ bản đáp ứng nhu cầu của người tham gia bảo hiểm như: Bảo hiểm bảo lãnh, Bảo hiểm hưu trí, Bảo hiểm liên kết chung, Bảo hiểm liên kết đơn vị, Bảo hiểm vi mô, Bảo hiểm thủy sản... Theo thống kê của các doanh nghiệp bảo hiểm, có khoảng 80% các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình kinh tế lớn của Nhà nước đã được các doanh nghiệp bảo hiểm bảo vệ về mặt tài chính trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm mà không cần phải sử dụng đến nguồn kinh phí hỗ trợ thiệt hại từ ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, bảo hiểm cũng góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư dài hạn ổn định cho nền kinh tế với tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế đạt 321.165 tỷ đồng cho đến hết năm 2018. Theo đó, tổng số tiền đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm vào trái phiếu Chính phủ đạt gần 89.000 tỷ đồng với 82% trái phiếu Chính phủ có thời hạn trên 5 năm. Điều này góp phần thực hiện thành công các kế hoạch phát hành trái phiếu của Chính phủ, ổn định kinh tế vĩ mô./.Xem thêm:
>>Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Kiên định mục tiêu, củng cố nền tảng vĩ mô
>>Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Xem xét, thông qua 7 dự án luật
Tin liên quan
-
Tin ảnh
Những hình ảnh đầu tiên về Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV
09:49' - 20/05/2019
Sáng 20/5/2019, Đoàn đại biểu Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dự khai mạc kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
09:43' - 20/05/2019
Đúng 9 giờ ngày 20/5/2019, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV khai mạc trọng thể tại Phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội (Thủ đô Hà Nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 20/5 sẽ khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
18:33' - 18/05/2019
Thứ hai, ngày 20/5/2019, Quốc hội khóa XIV nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7 tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Tập trung cho xây dựng pháp luật
19:03' - 17/05/2019
Chiều 17/5, tại Nhà Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã chủ trì buổi họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42'
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41'
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18'
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.