Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tiết lộ kế hoạch sắp công bố thuế quan đối với chất bán dẫn, nhưng cũng để ngỏ khả năng linh hoạt với một số công ty.
Động thái này nối tiếp các diễn biến phức tạp liên quan đến chính sách thương mại của Mỹ, bao gồm các thông báo và phủ nhận về việc miễn trừ thuế 125% đối với hàng điện tử Trung Quốc.
Các mức thuế mới áp lên chất bán dẫn nhiều khả năng được áp dụng theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại 1962, với lý do bảo vệ an ninh quốc gia. Vậy, những công ty công nghệ hàng đầu nào có thể chịu tác động lớn nhất?*Nvidia
Với “gã khổng lồ” chip trí tuệ nhân tạo (AI) có vốn hóa hàng nghìn tỷ USD này, thuế quan Mỹ có thể là "con dao hai lưỡi". Nvidia phụ thuộc lớn vào các đối tác nước ngoài gồm những cái tên lớn như SK hynix, TSMC và ASML. Trong đó, SK hynix đến từ Hàn Quốc và cung cấp hơn 50% chip nhớ băng thông cao (HBM) toàn cầu, TSMC đặt trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc) và chuyên sản xuất bộ xử lý đồ họa (GPU) tiên tiến, còn ASML của Hà Lan cung cấp máy quang khắc cực tím (EUVL) thiết yếu cho hoạt động sản xuất chip.
Thuế quan có thể đẩy chi phí của Nvidia lên cao, hoặc buộc công ty phải tìm nguồn cung nội địa thay thế gấp rút.
Tuy nhiên, Nvidia cũng hưởng lợi từ chính sách thúc đẩy sản xuất tại Mỹ của ông Trump. Tập đoàn tuyên bố sẽ lần đầu tiên xây dựng hoàn toàn siêu máy tính AI tại Mỹ, hướng tới mục tiêu tạo ra cơ sở hạ tầng AI trị giá 500 tỷ USD trong 4 năm tới và tạo ra hàng trăm nghìn việc làm. Nhà Trắng đã đánh giá cao những động thái này.*Intel
Dù có hoạt động sản xuất đáng kể tại Mỹ, Intel vẫn phải thuê các công ty bên ngoài như TSMC để sản xuất một số chip tiên tiến - đặc biệt là bộ xử lý di động. Nếu các chip này bị đánh thuế, khả năng cạnh tranh và phát triển ngành AI của Mỹ có thể bị cản trở.
Thêm vào đó, Intel còn có các nhà máy ở nhiều quốc gia như Ireland (Ai-len), Trung Quốc, Việt Nam… khiến chi phí có thể tăng mạnh khi thuế quan có hiệu lực. Công ty cũng nhập khẩu chip nhớ từ SK hynix và thiết bị từ ASML. Mặc dù vẫn chưa rõ liệu thuế quan của Mỹ sẽ chỉ nhắm vào chip bán dẫn thành phẩm hay thiết bị bán dẫn, tuyên bố của Tổng thống Trump về việc xem xét toàn bộ chuỗi cung ứng điện tử cho thấy khả năng xảy ra trường hợp thứ hai cao hơn. *TSMCLà nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, TSMC đang cung cấp sản phẩm cho hàng loạt khách hàng lớn tại Mỹ như Nvidia, Apple, Intel, Qualcomm, Microsoft. Theo ước tính năm 2023, chip từ nhà sản xuất Đài Loan (Trung Quốc) này chiếm tới 44,2% thị phần chip logic của Mỹ.
Trong trường hợp Mỹ áp thuế quan lên chất bán dẫn nhập khẩu, những khách hàng này có thể tiếp tục mua chip từ TSMC với giá cao hơn nhưng rồi họ có thể tìm tới các nhà cung cấp trong nước. Chính Intel cũng đang nỗ lực mở rộng mảng gia công chip để cạnh tranh với TSMC. *Samsung ElectronicsNhà sản xuất chip từ Hàn Quốc này cũng là một cái tên có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi thuế quan sắp tới của Mỹ đối với chất bán dẫn. Công ty xuất khẩu chip cho một số khách hàng Mỹ như Intel, Apple, Nvidia và Qualcomm. Samsung Electronics cũng cung cấp chip cho các công ty như Tesla cùng với một số nhà sản xuất nhỏ khác. Do đó, công ty Hàn Quốc này có thể đặc biệt dễ bị tổn thương do mất thị phần khi một số khách hàng lâu năm tìm kiếm các lựa chọn thay thế trong nước.
Một số mặt hàng xuất khẩu khác của Samsung Electronics sang Mỹ như cảm biến hình ảnh, pin lithium-ion và màn hình có thể không bị ảnh hưởng bởi thuế quan áp lên chất bán dẫn. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi các loại thuế khác của Mỹ và gây thêm tổn thất cho biên lợi nhuận của công ty. *AppleApple có thể đối mặt với đòn đánh kép từ thuế quan áp lên chất bán dẫn và hàng điện tử sắp tới của Mỹ. Công ty thuê TSMC sản xuất chip do mình tự thiết kế, đồng thời nhập khẩu chip từ SK hynix và Samsung. Mặc dù Apple cũng sử dụng chip từ các nhà cung cấp Mỹ (Micron, Broadcom, Qualcomm, Texas Instruments, STMicroelectronics) và đang xây dựng chuỗi cung ứng ở Ấn Độ, việc này cần thời gian và chưa giải quyết được vấn đề nhập khẩu chip cho thị trường Mỹ.
Quan trọng hơn, Apple nhập khẩu lượng lớn điện thoại thông minh từ Trung Quốc và Ấn Độ. Một khi thuế quan đối với hàng điện tử thành phẩm được áp dụng, Apple sẽ phải gánh chịu chi phí tăng vọt. Do đó, Apple đang cố gắng tận dụng thời gian ông Trump tạm dừng thuế với Ấn Độ để nhập khẩu 600 tấn điện thoại vào Mỹ. Nhìn chung, việc ông Trump sắp áp thuế bán dẫn có thể tạo ra những xáo trộn đáng kể trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, chiến lược sản xuất và lợi nhuận của các tập đoàn hàng đầu thế giới.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc nâng gói hỗ trợ cho ngành bán dẫn lên 23,25 tỷ USD
10:58' - 15/04/2025
Hàn Quốc vừa công bố nâng gói hỗ trợ cho ngành công nghiệp bán dẫn, một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nước này, lên tới 33.000 tỷ won (tương đương 23,25 tỷ USD).
-
Kinh tế và pháp luật
Mỹ điều tra nhập khẩu dược phẩm, bán dẫn để chuẩn bị áp thuế mới
08:14' - 15/04/2025
Theo thông báo trên Công báo Liên bang Mỹ ngày 14/4, các cuộc điều tra sẽ kéo dài 270 ngày và bắt đầu quy trình lấy ý kiến công chúng trong 21 ngày.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống D.Trump chuẩn bị công bố thuế xuất nhập khẩu chất bán dẫn
10:58' - 14/04/2025
Ngày 13/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ công bố mức thuế mới áp dụng cho sản phẩm chất bán dẫn nhập khẩu trong tuần này.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16'
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17'
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Gần 40% doanh nghiệp dự báo lợi nhuận xuất khẩu giảm mạnh trong năm nay
09:59' - 11/07/2025
Theo kết quả một cuộc khảo sát công bố hôm 11/7, cho thấy gần 40% số công ty lớn tại Hàn Quốc dự đoán lợi nhuận xuất khẩu sẽ giảm vào nửa cuối năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Doanh nghiệp thiết bị y tế thâm nhập thị trường Việt Nam
16:56' - 10/07/2025
Thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi cho biết các doanh nghiệp của tỉnh sẽ tham gia “Triển lãm thiết bị y tế Hàn – Việt được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 10/12-7.