Những rào cản khiến người Hàn Quốc ngại ngần thuê giúp việc người nước ngoài

15:47' - 06/04/2024
BNEWS Chính phủ Hàn Quốc cho biết,đang nới lỏng quy định về thị thực đối với lao động nhập cư làm giúp việc gia đình, trong nỗ lực giải quyết tỷ lệ sinh đang ở mức thấp kỷ lục và xã hội già hóa nhanh chóng.

Tuy nhiên, nhiều người Hàn Quốc vẫn thận trọng trong việc tuyển dụng giúp việc là người nước ngoài vì chi phí cao và rào cản ngôn ngữ.

 

Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 100 lao động giúp việc gia đình từ Philippines vào cuối năm nay với thời gian thử việc 6 tháng. Người lao động sẽ nhận được mức lương tối thiểu của Hàn Quốc là khoảng 2 triệu won/tháng (1.480 USD), cao hơn mức lương thông thường của các đối tác ở Singapore và Hong Kong (Trung Quốc). Các hộ gia đình thuê người nước ngoài theo hệ thống phải trang trải chi phí nhà ở, chăm sóc y tế và tiền vé máy bay cho người lao động.

Chính phủ Hàn Quốc, các chuyên gia kinh tế và những người sử dụng dịch vụ tiềm năng thừa nhận rằng người lao động nước ngoài làm giúp việc gia đình có thể giảm bớt tình trạng thiếu người chăm sóc, vốn đang khiến người Hàn Quốc quyết định ở nhà đang làm để chăm sóc con cái và cha mẹ. Tuy nhiên, một số người Hàn Quốc vẫn lo ngại rủi ro khi thuê lao động nước ngoài vì khó xác minh lý lịch hoặc là chi phí quá cao so với khả năng. Theo Ngân hàng Hàn Quốc (BOK), thu nhập trung bình của các hộ gia đình ở độ tuổi 30 là 5,09 triệu won vào năm 2023. Tiền bạc còn là một vấn đề lớn hơn đối với người cao tuổi, những người phải chăm sóc không chỉ bản thân mà còn cả cha mẹ. Ngoài chi phí, các nhà tuyển dụng tiềm năng còn lo ngại về sự khác biệt về văn hóa và rào cản ngôn ngữ.

Theo dữ liệu của BOK, Hàn Quốc phải đối mặt với tình trạng thiếu 190.000 lao động trong lĩnh vực dịch vụ chăm sóc vào năm 2022, dự kiến sẽ tăng từ 610.000 đến 1,55 triệu vào năm 2042. Điều đó sẽ khiến GDP của Hàn Quốc giảm khoảng 2,1 đến 3,6%. Một trong những đề xuất của BOK là cho phép các hộ gia đình trực tiếp thuê lao động nước ngoài mà không yêu cầu người sử dụng lao động phải trả mức lương tối thiểu.

Chung Su-hwan, cộng tác viên tại khoa tài chính công và chính sách xã hội của Viện Phát triển Hàn Quốc, cho biết: “Việc áp dụng mức lương tối thiểu khác cho người chăm sóc có thể khuyến khích người lao động chuyển sang ngành khác. Để tiếp nhận thành công lao động nước ngoài trong nước, cần đáp ứng các điều kiện tài chính. Việc không áp dụng mức lương tối thiểu sẽ khiến họ kém hấp dẫn hơn trong việc tiếp tục làm việc, điều này có thể khuyến khích họ chuyển sang lĩnh vực công việc khác sau khi vào Hàn Quốc”.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục