Những tín hiệu trái chiều của kinh tế Nhật Bản
Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 12/5 cho biết nước này đã ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai cao kỷ lục, đạt 30.380 tỷ yen (208 tỷ USD) trong năm tài chính 2024 (kết thúc ngày 31/3/2025), đánh dấu năm thứ hai liên tiếp thiết lập mức cao lịch sử, nhờ vào lợi nhuận đầu tư nước ngoài.
Theo báo cáo, thặng dư trong cán cân tài khoản vãng lai, chỉ số vĩ mô giúp đánh giá tình hình kinh tế của Nhật Bản, đã tăng 16,1% so với năm trước, đạt mức cao nhất kể từ khi có dữ liệu so sánh vào năm tài chính 1985. Trong khi đó, thu nhập chính, phản ánh số tiền Nhật Bản thu được từ các khoản đầu tư ở nước ngoài, đạt mức cao kỷ lục 41.710 tỷ yen, tăng 11,7% so với một năm trước đó. Mức tăng này chủ yếu nhờ vào việc đồng yen yếu khiến lợi nhuận và cổ tức tính bằng ngoại tệ của các công ty con ở nước ngoài cao hơn.
Trong các lĩnh vực chủ chốt khác, cán cân thương mại hàng hóa ghi nhận mức thâm hụt 4.050 tỷ yen, tăng 9,8%. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng 4,1%, đạt 106.240 tỷ yen, nhờ vào tăng trưởng trong xuất khẩu thiết bị sản xuất chất bán dẫn, linh kiện điện tử và ô tô. Nhập khẩu tăng 4,3%, lên mức 110.290 tỷ yen, chủ yếu do nhu cầu cao đối với máy tính cá nhân và điện thoại thông minh.
Thâm hụt cán cân dịch vụ giảm 20,2%, xuống còn 2.580 tỷ yen, nhờ thặng dư du lịch tăng mạnh, đạt mức cao kỷ lục 6.690 tỷ yen, khi chi tiêu của du khách nước ngoài tại Nhật Bản đã vượt quá mức chi tiêu của người Nhật ở nước ngoài. Trong tài khóa 2024, Nhật Bản đón khoảng 38,85 triệu lượt khách quốc tế, tăng 34,7% so với năm 2023.
Trong khi đó, lương thực tế của người lao động tại Nhật Bản tiếp tục sụt giảm tháng thứ ba liên tiếp do lạm phát dai dẳng, trong khi chi tiêu tiêu dùng bất ngờ vượt kỳ vọng. Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ cho triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu này, vốn đang phải đối mặt với rủi ro từ các chính sách thuế quan và sự bất ổn của chính sách tiền tệ. Theo dữ liệu từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, lương thực tế, sau khi được điều chỉnh theo lạm phát, một chỉ số quan trọng phản ánh sức mua của các hộ gia đình, trong tháng 3/2025 đã giảm 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng giảm thứ ba liên tiếp sau mức giảm 1,5% (đã điều chỉnh) trong tháng 2/2025 và 2,8% trong tháng 1/2025. Tỷ lệ lạm phát tiêu dùng được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sử dụng để tính lương thực tế, bao gồm giá thực phẩm tươi sống nhưng không tính chi phí thuê nhà, vẫn ở mức cao, trong tháng 3/2025 tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù con số này có giảm nhẹ so với mức tăng 4,3% của tháng 2/2025, nhưng chi phí thực phẩm tăng cao vẫn là gánh nặng lớn. Lương cơ bản tăng 1,3% trong tháng 3/2025, tương đương với tháng 2/2025. Tuy nhiên, đáng chú ý là tiền lương làm thêm giờ đã giảm 1,1%, sau khi tăng 2,4% sau khi được điều chỉnh trong tháng 2/2025. Đây là lần đầu tiên lương làm thêm giờ giảm kể từ tháng 9/2024 và là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/2024, cho thấy dấu hiệu tiềm ẩn về sự suy yếu trong hoạt động kinh doanh. Tổng thu nhập tiền mặt trung bình (lương danh nghĩa) tăng 2,1% lên 308.572 yen (khoảng 2.132 USD) trong tháng 3/2025, chậm hơn so với mức tăng 2,7% được điều chỉnh của tháng trước. Mặc dù các công ty lớn của Nhật Bản đã đồng ý tăng lương hơn 5% trong các cuộc đàm phán lương mùa Xuân, song tác động của việc này thường chỉ được phản ánh trong dữ liệu lương của chính phủ từ tháng Tư trở đi. Trái ngược với bức tranh ảm đạm của tiền lương, dữ liệu từ Bộ Nội vụ và Truyền thông cho thấy chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản trong tháng 3/2025 tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với dự báo tăng 0,2% của thị trường. So với tháng trước, chi tiêu tăng 0,4%. Một quan chức Bộ Nội vụ và Truyền thông cho biết việc tăng chi tiêu cho các tiện ích và giải trí đã thúc đẩy số liệu chung, đồng thời có những dấu hiệu cho thấy tiêu dùng đã phục hồi trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, vị quan chức này cũng lưu ý rằng người tiêu dùng vẫn đang cắt giảm chi tiêu cho thực phẩm do giá cả tăng cao. Trước tình hình trên, các doanh nghiệp Nhật Bản đang ngày càng có xu hướng bán các công ty con và bộ phận kinh doanh, biến chúng thành các thực thể độc lập để tập trung vào hoạt động cốt lõi. Đây là một xu hướng mà các chuyên gia cho rằng có thể được thúc đẩy hơn nữa do tác động của chính sách thuế quan của Mỹ. Năm 2015, Nhật Bản đã đưa ra một Bộ Luật Quản trị doanh nghiệp, khuyến khích các công ty giải quyết tình trạng sở hữu chéo, đưa thêm nhiều Giám đốc bên ngoài vào và tăng cường đối thoại với các cổ đông. Gần đây, Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) đã nâng cao tiêu chuẩn cho các công ty niêm yết, khuyến khích họ thực hiện các cải cách lớn trên thị trường. Trong nhiều năm qua, các công ty Nhật Bản đã phát triển bằng cách bổ sung nhiều mảng kinh doanh khác nhau vào hoạt động cốt lõi. Tuy nhiên, hiện nay, xu hướng là tập trung hơn vào cốt lõi: những gì không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và cách họ có thể sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả nhất. Một phân tích của chiến lược gia cấp cao Shrikant Kale tại ngân hàng đầu tư Jefferies ở Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) cho thấy, nhiều công ty Nhật Bản vẫn còn phân mảnh và được quản lý không hiệu quả. Trong khi ở Mỹ và châu Âu, khoảng hai trong ba công ty hoạt động trong một lĩnh vực duy nhất, thì ở Nhật Bản, tỷ lệ này chỉ là một trong ba. Theo ông Kale, đối với Nhật Bản, đây là một vấn đề mang tính di sản và cần được giải quyết khẩn cấp để cải thiện biên lợi nhuận và khả năng sinh lời.- Từ khóa :
- kinh tế Nhật Bản
- Nhật Bản
- GDP Nhật Bản
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu dầu của Trung Quốc tăng mạnh
17:49' - 12/05/2025
Theo dữ liệu hải quan, lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 4/2025 đạt 11,69 triệu thùng/ngày, giảm nhẹ so với mức 12,1 triệu thùng/ngày của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản nhắm mục tiêu 0% thuế quan với Mỹ
12:38' - 12/05/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cho biết ông sẽ hướng tới mục tiêu xóa bỏ mọi mức thuế quan trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ đồng ý tăng thuế người giàu
18:31' - 10/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/5 (theo giờ địa phương) tuyên bố ông ủng hộ việc tăng thuế đối với nhóm người giàu có, đồng thời cảnh báo những hậu quả chính trị của việc này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam tại Israel sau khi Mỹ tấn công Iran
18:03'
Rạng sáng 22/6, Mỹ đã tiến hành các cuộc tấn công vào 3 cơ sở hạt nhân của Iran tại Fordow, Natanz và Isfahan.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước Arab cảnh báo hậu quả thảm khốc từ sự leo thang trong khu vực
18:02'
Các quốc gia Arab ngày 22/6 đã bày tỏ quan ngại sâu sắc sau khi Mỹ không kích 3 cơ sở hạt nhân của Iran trước đó cùng ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng Iran–Israel leo thang: Israel đóng cửa hoàn toàn không phận
13:26'
Căng thẳng Trung Đông gia tăng khi Iran kiên quyết bảo vệ chương trình hạt nhân sau không kích của Mỹ, còn Israel đóng cửa hoàn toàn không phận vì lo ngại phản ứng từ Tehran.
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ xung đột lan rộng ở Trung Đông và những tác động đa chiều lên thị trường
11:05'
Giới đầu tư đang cân nhắc một loạt kịch bản thị trường khác nhau khi Mỹ can dự sâu hơn vào cuộc xung đột Trung Đông, và có khả năng sẽ xảy ra các hiệu ứng lan tỏa nếu giá năng lượng tăng vọt.
-
Kinh tế Thế giới
Iran khẳng định không có rò rỉ phóng xạ sau đợt tấn công của Mỹ
10:59'
Ngày 22/6, chính quyền Iran đã chính thức xác nhận việc cơ sở hạt nhân Fordo bị tấn công, đồng thời trấn an dư luận về vấn đề an toàn phóng xạ tại khu vực bị ảnh hưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố đợt tấn công Iran "đã thành công"
10:57'
Tổng thống Donald Trump vừa thông báo quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc tấn công "rất thành công" nhằm vào 3 cơ sở hạt nhân của Iran, gồm cơ sở làm giàu uranium ngầm Fordo, cơ sở Natanz và Esfahan.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ tấn công ba cơ sở hạt nhân của Iran
10:56'
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đăng tải thông tin trên mạng xã hội Truth Social, khẳng định Mỹ đã hoàn tất cuộc tấn công nhằm vào ba cơ sở hạt nhân của Iran, bao gồm Fordow, Natanz và Esfahan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:44'
Trong tuần qua có các sự kiện kinh tế thế giới nổi bật như Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, các ngân hàng trung ương đều quyết định giữ nguyên lãi suất, hội nghị thượng đỉnh G7...
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản có thể gặp rủi ro nếu eo biển Hormuz bị đóng cửa
16:07' - 21/06/2025
Khoảng 3/4 lượng dầu thô nhập khẩu của Nhật Bản đi qua eo biển Hormuz – khu vực mà Iran cảnh báo sẽ phong tỏa khiến nước này chịu rủi ro lớn từ bất ổn ở Trung Đông.