Những việc cần làm để phòng ngừa trước các biến thể của Omicron?
Hiện nay thế giới vẫn đang tiếp tục đánh giá về tính lây lan của hai biến thể phụ mới BA.4, BA.5. Tuy nhiên, một số đánh giá nhỏ lẻ ban đầu cho thấy hai biến thể phụ này lây lan nhanh hơn biến thể BA.1 và BA.2.
Về khả năng gây bệnh nặng, hiện chưa có bằng chứng cụ thể, tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy có biểu hiện tăng nặng tại khu vực châu Phi. Dù vậy, để có bức tranh tổng thể cần thêm nghiên cứu tại châu Âu, Mỹ.
Tổ chức Y tế Thế giới nhận định thế giới vẫn đang trong đại dịch. Đồng thời, cảnh báo biến chủng mới làm dịch bệnh phức tạp và gia tăng trở lại. Omicron hiện là biến phổ biến nhưng chưa phải là biến thể cuối cùng. Vì thế, các nước vẫn cần tiếp tục duy trì các biện pháp ứng phó như tiêm vaccine, giám sát trọng điểm…
Tại Việt Nam, hiện vẫn duy trì đà giảm số ca mắc mới, tỷ lệ chết/mắc rất thấp, lưu hành chủ yếu là biến thể BA.2 của Omicron có biểu hiện lâm sàng nhẹ. Số ca mắc ghi nhận chủ yếu ở phía Bắc, trong 2 tháng qua là 107.000 ca, cao gấp 10 lần phía Nam, số mắc khu vực miền Trung cao gấp 2 lần khu vực Tây Nguyên. Hầu hết các tỉnh đều ghi nhận xu thế giảm.
Để ứng phó với biến thể mới này, 3 việc cần chuẩn bị:
1. Tiêm đủ liều cơ bản, tiêm liều bổ sung, tiêm liều nhắc lại vaccine COVID-19 theo khuyến cáo
Các nhà chuyên môn khuyến cáo rằng, trong khi chờ đợi nghiên cứu về biến thể mới Omicron, các vaccine sẵn có vẫn là "vũ khí" tốt nhất để bảo vệ bản thân và những người khác trước COVID-19.
Như vậy, bạn phải nhanh chóng tiêm đủ liều vaccine cơ bản (thường là 2 mũi với đa số các loại vaccine hiện có).
Ngoài tiêm đủ liều vaccine cơ bản, một số quốc gia đang triển khai tiêm liều vaccine tăng cường. Ở Việt Nam, theo hướng dẫn của Bộ Y tế về tiêm liều bổ sung và tiêm liều nhắc lại như sau:
- Tiêm liều bổ sung vaccine phòng COVID-19:
Đối tượng: Người từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm trước cho người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vaccine) có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng…
Loại vaccine: Cùng loại với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA.
Khoảng cách: Tiêm 01 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày nếu có đủ vaccine.
- Tiêm liều nhắc lại vaccine phòng COVID-19:
Đối tượng: Người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, ưu tiên người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế.
Loại vaccine: Nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vaccine thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA; nếu trước đó đã tiêm các loại vaccine khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vaccine mRNA. Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vaccine của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA hoặc vaccine véc tơ virus (vaccine Astrazeneca)
Khoảng cách: Tiêm 01 mũi nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung.
Vaccine sử dụng để tiêm bổ sung và nhắc lại: Vaccine đã được Bộ Y tế phê duyệt.
Liều lượng vaccine để tiêm bổ sung và nhắc lại: Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép.
2. Tự làm test nhanh kháng nguyên COVID
Khi bạn đã chấp nhận sống chung với dịch, test nhanh kháng nguyên COVID là công cụ tầm soát ban đầu tiện ích và dễ chấp nhận nhất. Test nhanh kháng nguyên COVID giúp phát hiện sớm và nhanh tình trạng nhiễm COVID cho bạn và người thân để kịp thời chuyển trạng thái sang cách ly theo quy định tại địa phương, đồng thời là căn cứ để test PCR. Nếu PCR dương tính bạn sẽ áp dụng ngay các bước điều trị theo hướng dẫn.
Hiện nay, test nhanh kháng nguyên COVID vẫn được xem như một giấy thông hành, một "Chứng nhận COVID", ít nhất có giá trị trong vòng 24-48 tiếng đồng hồ, minh chứng rằng bạn đủ tiêu chí và tâm thế để tham gia vào các hoạt động cộng đồng như hội nghị, hội thảo, đám hiếu, hỉ, các điểm tham quan du lịch, khám chữa bệnh…
Cách tốt nhất là bạn hãy tự học sử dụng test nhanh tìm kháng nguyên virus SARS-CoV-2 khi bạn thấy nghi ngờ, hoặc được cảnh báo, hoặc chuẩn bị "Chứng nhận COVID" cho các hoạt động cộng đồng có yêu cầu.
Nên sử dụng các test nhanh kháng nguyên COVID đã được Bộ Y tế phê duyệt. Nếu có kết quả dương tính, bạn tự cách ly không tiếp xúc với mọi người và trao đổi ngay với cơ quan chức năng để xử trí kịp thời.
3. Áp dụng các chiến lược khác để ứng phó với biến thể Omicron
Các chiến lược khác như bạn đã ứng phó lâu nay với biến thể Delta vẫn là chìa khóa chính để hạn chế sự lây lan của Omicron và các biến thể khác của virus SARS-CoV-2. Cụ thể là:
- Luôn giữ khoảng cách an toàn, sẵn sàng học và làm việc online trong bình thường mới: Mặc dù, các hoạt động online có những hạn chế nhất định, nhưng là lựa chọn khá phù hợp cho việc giảm thiểu tương tác trực tiếp khi sống chung lâu dài với virus. Bạn phải rèn khả năng thích ứng cao trong mọi tình huống: học online, họp online, giải quyết công việc online... đan xen với làm việc trực tiếp theo yêu cầu từng nghề nghiệp cụ thể.
- Khẩu trang là vật bất ly thân: Mặc dù, khẩu trang không phải là cách phòng ngừa tối ưu, nhưng rõ ràng có tác dụng ngăn chặn phơi nhiễm virus qua giọt bắn hay các hạt li ti của nước bọt khi nói chuyện, ho hay hắt hơi.
- Rửa tay: Tập rèn luyện thói quen rửa tay và đúng lúc, giúp ngăn chặn hiệu quả phơi nhiễm virus qua việc tiếp xúc và sờ nắm vào vật bẩn. Tạo thói quen hạn chế sờ tay lên mắt mũi miệng giúp tránh phơi nhiễm virus cũng là một thực hành cần đặt ra.
- Súc rửa mũi và họng hàng ngày: Bạn phải súc mũi họng 2-3 lần mỗi ngày như thói quen, ngoài ra cần súc mũi họng khi bạn vừa tách ra từ một công việc có nhiều người tham dự, hoặc khi ra khỏi các cơ sở khám chữa bệnh hoặc vừa trở về nhà…
- Nín thở trong tình huống bất ngờ gặp người lạ: Sau một thời gian tự rèn, nín thở khi có một người lạ xuất hiện gần, và chỉ nín thở trong vài giây là không khó và dần hình thành một phản xạ có điều kiện cho riêng bạn hết sức tự nhiên.
- Nâng cao sức đề kháng, giữ vệ sinh nhà cửa: Thực hành này bao gồm ăn uống lành mạnh, tập thể dục 30 phút mỗi ngày, hạn chế rượu bia, điều chỉnh cân nặng, ngủ đủ giấc, quản lý tốt căng thẳng, sử dụng các bài thuốc dân gian đông y đã được cơ quan y tế phê duyệt trong việc giúp thải độc và tăng sức đề kháng cơ thể.
Bạn hãy lên lịch vệ sinh thông thoáng nhà cửa như là một công việc thường quy, đây là giải pháp quan trọng giúp loại trừ nơi ẩn náu của virus.
- Cập nhật thông tin dịch COVID-19 tại nơi bạn cư trú hay điểm bạn muốn đến, khai báo y tế đầy đủ theo yêu cầu: Làm chủ thông tin là chìa khóa giúp bạn đề ra cho mình giải pháp phù hợp nhất trong sống chung với virus.
- Tích cực điều trị và kiểm soát các bệnh nền, học cách tự chữa nếu không may bạn là F0 hay F1: Càng nhiều tuổi, bạn càng khó tránh khỏi mắc các bệnh nền như bệnh tim mạch, đái tháo đường, béo phì, bệnh thận… Thật không may, đây là những yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh COVID. Để sống chung với virus một cách an toàn, bạn phải tích cực chữa và quản lý tốt các bệnh nền đang sẵn có. Nếu không may bạn trở thành F0 hay F1, bạn hết sức bình tĩnh, không hoang mang, các cơ quan y tế sẽ hướng dẫn cho bạn cách cách ly tập trung hay tại nhà và xử trí theo quy định.
>>> Biến thể phụ BA.5 của Omicron có nguy hiểm không?
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Biến thể phụ BA.5 của Omicron có nguy hiểm không?
09:37' - 28/06/2022
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bổ sung biến thể phụ BA.5 của Omicron vào danh sách các biến thể cần theo dõi về khả năng lây lan và độ nguy hiểm.
-
Kinh tế & Xã hội
Biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xâm nhập vào Việt Nam
17:41' - 27/06/2022
Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xâm nhập vào Việt Nam, có thể lấn át biến thể phụ cũ BA.2 đang chiếm ưu thế ở nước ta.
-
Kinh tế & Xã hội
Nguy cơ tái bùng phát dịch tại Mỹ do các biến thể phụ mới của Omicron
11:08' - 24/06/2022
Khoảng 33% trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 ở Mỹ hiện nay xuất phát từ các biến thể phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Nam Định đầu tư phát triển hợp lý chợ truyền thống
17:30'
Chợ truyền thống đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội; vừa là nơi lưu thông hàng hóa, phục vụ đời sống, sản xuất và sinh hoạt của người dân và lưu giữ văn hóa truyền thống bản địa.
-
Kinh tế & Xã hội
Khách qua bến xe Tp. Hồ Chí Minh dịp Tết Nguyên đán 2025 dự báo tăng nhẹ
16:50'
Các bến xe khách liên tỉnh tại Tp. Hồ Chí Minh đều dự báo lượng khách đi lại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế & Xã hội
Kỷ luật xóa tư cách nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận
16:33'
Ngày 25/11, UBND tỉnh Bình Thuận cho biết đã ban hành quyết định thi hành kỷ luật đối với nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Xà Dương Thắng.
-
Kinh tế & Xã hội
Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé
16:28'
Dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con bú là yếu tố then chốt giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ thông qua sữa mẹ. Bà mẹ cần duy trì chế độ ăn giàu protein, vitamin, khoáng chất, và uống đủ nước.
-
Kinh tế & Xã hội
Ứng dụng khoa học công nghệ giúp nuôi tôm hiệu quả
15:43'
Nghề nuôi tôm nước lợ tỉnh Bến Tre phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay, đặc biệt là nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh và gần đây nhất là nuôi tôm công nghệ cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Long An khởi động đề án một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao
15:27'
Ðề án được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023, trong đó có 12 tỉnh, thành vùng Ðồng bằng sông Cửu Long tham gia; quy mô đến 2025 là 300.000 ha, đến 2030 là 1 triệu ha.
-
Kinh tế & Xã hội
Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng 3 tuyến đường giao thông
15:14'
UBND Thành phố Hà Nội vừa phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực tiếp cận Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2, huyện Quốc Oai.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội rà soát, công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ
13:56'
Kế hoạch này nhằm nâng cao nhận thức về Luật Đường bộ và trách nhiệm của các cấp, ngành, nhân dân trong thi hành Luật Đường bộ.
-
Kinh tế & Xã hội
Cháy kho đựng đồ của quán bar Titan tại phố trung tâm - Hai Bà Trưng (Hà Nội)
12:04'
Bước đầu, lực lượng chức năng xác định không có thiệt hại về người. Khu vực bị cháy là kho chứa đồ ở tầng trên cùng của căn nhà.