Những việc cần làm ngay khi trở thành F0
Theo các chuyên gia, khi một người trong nhà đã có xét nghiệm xác nhận dương tính, việc đầu tiên cần làm là xét nghiệm COVID-19 cho tất cả mọi người trong gia đình.
Tiếp theo là chuẩn bị một phòng cách ly cho F0. Chỉ một người chăm sóc cho F0, tất cả những người khác trong gia đình nên được cách ly riêng rẽ với nhau, ngay cả các bữa ăn cũng nên tránh ăn cùng nhau.
Các F1 chăm sóc người bệnh luôn cần ý thức tránh để mình bị lây bệnh, vì trong tình huống hiện nay họ chính là chỗ dựa cho những người khác (như con cái, cha mẹ già…).
Theo ThS. BS Nguyễn Hồng Hà – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam: Dịch bệnh COVID-19 hiện nay tại Hà Nội có diễn biến phức tạp nên bất cứ ai đều có thể trở thành F0 bất cứ lúc nào nếu không biết tự bảo vệ chính mình. Vì lẽ đó không nên hoảng hốt mà hãy thực hiện đúng theo hướng dẫn mới nhất của Sở Y tế Hà Nội.
Cụ thể, với các bệnh nhân điều trị tại nhà không tự ý rời khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly. Không sử dụng chung vật dụng với người khác. Không tiếp xúc gần với người khác hoặc vật nuôi.Trường hợp cần có người hỗ trợ, chăm sóc, người đó phải đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn, vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc.
Bên cạnh đó, ngoài việc uống thuốc, đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động nâng cao sức khoẻ... để giúp cơ thể nhanh chiến thắng COVID-19.
YÊU CẦU VỀ PHÒNG Ở CỦA NGƯỜI CÁCH LY:
- Biệt lập với các phòng còn lại. Thoáng gió với bên ngoài. Không nên dùng máy lạnh, nếu dùng không để nhiệt độ quá thấp.
- Phòng có tiện nghi sinh hoạt, tốt nhất là sử dụng phòng tắm, vệ sinh riêng hoặc cọ rửa các bề mặt tiếp xúc ngay sau khi sử dụng.
- Chuẩn bị bàn riêng để nhận đồ để hạn chế tiếp xúc gần.
- Luôn đóng cửa
CÁC BIỆN PHÁP GIÚP TRÁNH LÂY NHIỄM CHO NGƯỜI NHÀ
- Thông báo với người bạn đã tiếp xúc trong khoảng thời gian bạn nghi mình đã mắc COVID-19 (bạn có thể lây bệnh cho người khác từ sau khi bạn tiếp xúc với nguồn lây từ 48 giờ).
- Người nhiễm F0 nên tự chăm sóc bản thân, ví dụ: tự giặt giũ trong phòng trước (nếu được).
- Chỉ 01 người ít nguy cơ nhất (trẻ, không bệnh nền) chăm sóc người F0 khi cần thiết.
- Người cùng nhà khi thu gom vật dụng phải trang bị bảo hộ kỹ lưỡng. Chuẩn bị bàn riêng để nhận/giao đồ được vệ sinh bằng cồn ≥ 60 độ hoặc chất tẩy rửa thường xuyên.
- Phân loại rác có nguy cơ lây nhiễm cao.
- Lau chùi tất cả đồ vật chung trong nhà (bàn ghế, nắm cửa, lavabo, bồn vệ sinh) bằng cồn ≥60 độ hoặc chất tẩy rửa thường xuyên.
- Tránh tiếp xúc thú cưng, không dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân
- Người bị F0 tránh ra khỏi phòng. Không tiếp khách.
ĐIỀU TRỊ TỐT CÁC BỆNH NỀN SẴN CÓ- Bệnh nền là các bệnh mạn tính sẵn có như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, hen suyễn, trầm cảm, động kinh, viêm gan B, C…
- COVID-19 dễ bị nặng và biến chứng ở người có bệnh nền, do vậy cần phải kiểm soát tốt bệnh nền giúp giảm nguy cơ mắc COVID-19 và biến chứng nặng.
- Người nhiễm COVID-19 nếu có bệnh nền đang ổn cần tiếp tục điều trị, nếu không thể tái khám hay liên lạc với bác sỹ có thể dùng tiếp toa thuốc đang sử dụng ổn định.
- Nếu bệnh nền trở nên bất ổn: như huyết áp dao động, đường tăng hơn mức an toàn…cần đi khám lại ngay.
CÁC LOẠI THUỐC GIÚP GIẢM TRIỆU CHỨNG COVID-19 CÓ THỂ SỬ DỤNG TẠI NHÀ:
Khi có triệu chứng, cần thông báo ngay cho Nhân viên Y tế đang theo dõi. Các loại thuốc điều trị triệu chứng COVID-19 có thể sử dụng tại nhà:- Thuốc hạ sốt, giảm đau chứa acetaminophen như Panadol, Efferalgan, Tylenol, Hapacol… Chỉ nên dùng khi sốt cao hoặc đau nhiều, liều acetaminophen cho phép là 10-15 mg/kg/ lần, không nên dùng quá 4 lần hoặc 3g/24 giờ, khoảng cách 2 liều ít nhất 4 giờ.
- Oresol bù nước nếu có tiêu chảy
- Phosphalugel, omeprazole, lansoprazole, rabeprazole… nếu có đau dạ dày
- Vitamin D 1000UI/ ngày hoặc phơi nắng 10-15 phút/ ngày, uống sữa, ăn trứng, nấm…
- Thuốc ho long đàm như bromhexin, acetylcystein, thảo dược…
- Các biện pháp dân gian trị cúm, đau họng.. và các biện pháp khác có vai trò hỗ trợ như: Xông hơi (lưu ý chỉ xông khi bị sốt, đau nhức người mà không ra được mồ hôi. Chỉ nên xông mũi họng. Không được xông quá nhiều sẽ làm cơ thể mất nước), Súc họng miệng bằng nước muối (chỉ hiệu quả trong việc vệ sinh đường hô hấp trên, không thể giúp tiêu diệt virus như lời đồn).
Lưu ý: không tự ý điều trị theo các thông tin sai được lan truyền như sử dụng thuốc Corticoid, thuốc chống đông máu, thuốc phun khí dung, thuốc kháng sinh,...CÁC TRIỆU CHỨNG NẶNG CẦN NHẬP VIỆN CẤP CỨU:Các triệu chứng nặng thường xuất hiện ngày thứ 7-10 của bệnh, có thể sớm hay muộn hơn. Nếu xuất hiện một trong các triệu chứng dưới đây, bạn cần liên hệ ngay với Cấp cứu 115/ Tổng đài 1022 hoặc Đội phản ứng nhanh tổ dân phố / Phường / Quận để được nhập viện càng sớm càng tốt:- Cảm thấy rất khó thở/ Đau dai dẳng hoặc cảm giác tức, nặng, có áp lực trong lồng ngực.
- Không thể tỉnh táo.Môi, đầu ngón tay, da nhợt nhạt và lạnh hơn bình thường, mất sức sống
- Giảm khả năng gắng sức, mệt lả
- Bệnh nền bất ổn
- Nhịp thở trên 24 lần/ phút, SpO2 máu dưới 94%
10 ĐIỀU CẦN LÀM KHI LÀ F0:
1. Bình tĩnh, không hoảng sợ
2. Áp dụng các biện pháp tránh lây cho người xung quanh
3. Tiếp tục điều trị tốt bệnh nền (nếu có)
4. Ngủ đủ giấc
5. Uống đủ nước
6. Ăn đủ, dễ tiêu, đa dạng thức ăn, không được bỏ bữa
7. Thể dục nhẹ nhàng tại chỗ
8. Theo dõi các triệu chứng của cơ thể. Kiểm tra nhiệt độ, nhịp thở ngày 2 lần. Kiểm tra oxy máu SpO2 (nếu có máy). Ghi chép các kết quả này và các biểu hiện bất thường vào sổ.
9. Không tự ý điều trị theo những phương pháp chưa được kiểm chứng
10.Liên hệ khám cấp cứu ngay nếu có dấu hiệu nặng
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Ngày 22/12, Hà Nội thêm 1.646 ca F0
20:19' - 22/12/2021
Từ 18 giờ ngày 21/12 đến 18 giờ ngày 22/12, trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 1.646 ca F0, trong đó có 483 ca tại cộng đồng, còn lại ở khu phong tỏa.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp Hồ Chí Minh thí điểm cách ly tập trung 7 ngày với F0 không triệu chứng
20:08' - 14/12/2021
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện, theo dõi, đánh giá và báo cáo kết quả về Bộ Y tế hàng tháng để kịp thời điều chỉnh các quy định cho phù hợp.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội cấp thuốc và hướng dẫn điều trị cho F0 tại nhà
19:13' - 07/12/2021
Ngày 7/12, Sở Y tế Hà Nội đã có công văn khẩn gửi Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã về việc phân bổ thuốc điều trị tại nhà đối với người mắc COVID-19 (lần 1).
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 11/2
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 11/2 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 11/2, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 2, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Bến Tre đặt mục tiêu thành lập Công đoàn cơ sở ở 100% doanh nghiệp
14:00' - 10/02/2025
Theo thống kê, Bến Tre hiện có hơn 99.323 cán bộ, công nhân, viên chức, lao động. Năm 2024, các cấp Công đoàn trong tỉnh phát triển mới hơn 15.000 đoàn viên (tăng 8.602 đoàn viên).
-
Đời sống
"Dog Man" chứng minh sức hút vượt trội
12:41' - 10/02/2025
Bộ phim hoạt hình gia đình "Dog Man" tiếp tục giữ vị trí quán quân trong tuần thứ hai liên tiếp với doanh thu 13,7 triệu USD.
-
Đời sống
Năm 2025 có nhuận không? Nhuận vào tháng mấy?
10:31' - 10/02/2025
Năm 2025 có nhuận không? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai có nhu cầu theo dõi lịch để lên kế hoạch cho các hoạt động của mình. Vậy năm 2025 có nhuận và nhuận vào tháng mấy?
-
Đời sống
Lịch âm tháng 3/2025: Ngày đẹp, phát tài phát lộc cho khai trương
10:30' - 10/02/2025
Theo quan niệm phong thủy, việc lựa chọn ngày giờ khai trương hợp lý sẽ giúp thu hút năng lượng tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc kinh doanh phát triển.
-
Đời sống
Tinh thần bảo tồn và giữ gìn tiếng Việt tại Malaysia
09:36' - 10/02/2025
Thăm lớp tiếng Việt, gặp gỡ cô - trò, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng rất vui mừng khi các bậc cha mẹ đã quan tâm, duy trì văn hóa Việt, góp phần phát huy sức mạnh của văn hóa Việt Nam.
-
Đời sống
FLI: Lợi khuẩn đẩy nhanh lão hóa
08:29' - 10/02/2025
Theo một nghiên cứu mới từ Viện Nghiên cứu Lão hóa Fritz Lipmann (FLI) ở Jena, Đức, vi khuẩn "có lợi" trong đường ruột đang đẩy nhanh lão hóa ở con người.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 10/2
05:00' - 10/02/2025
Xem ngay lịch âm hôm nay 10/2 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 10/2, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 2, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Không nên chủ quan trước cúm mùa
09:54' - 09/02/2025
Năm 2024 và tính đến thời điểm hiện nay, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới- Bệnh viện Bạch Mai đã điều trị cho hàng nghìn ca bệnh cúm mùa, trong đó có nhiều trường hợp nặng và phải thở máy.