Ninh Thuận dành 370 tỷ đồng từ các nguồn vốn để nâng cao chất lượng giáo dục
Chỉ còn hơn một tuần nữa là đến ngày khai giảng năm học 2023 - 2024, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận cùng các địa phương đang tích cực chuẩn bị các khâu từ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đến việc ổn định đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, huy động học sinh ra lớp với quyết tâm đạt kết quả cao nhất.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận, năm học 2023 - 2024, toàn tỉnh có 297 cơ sở giáo dục gồm 295 cơ sở giáo dục từ bậc Mầm non đến Trung học Phổ thông và hai trung tâm giáo dục cấp tỉnh là Trung tâm Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật và Trung tâm Giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp tỉnh. Tổng số học sinh mầm non và phổ thông đầu năm trên 149.160 em với 4.870 lớp, tăng 3.738 em/39 lớp so với năm học trước.Đến thời điểm hiện tại, các trường học từ mầm non đến phổ thông trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành công tác tuyển sinh đầu cấp, tổ chức tập trung học sinh. Ông Lê Nguyễn Lê Vi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Trách nhiệm hữu hạn phát triển giáo dục Hoa Sen Việt Nam (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm) cho biết, hệ thống Trường liên cấp Hoa Sen có 5 cơ sở giáo dục từ bậc mầm non đến phổ thông với tổng số học sinh gần 1.500 em và trên 220 cán bộ quản lý, giáo viên.
Năm học mới này, các trường nằm trong hệ thống đã được đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các phòng học được thiết kế thoáng mát, các phòng chức năng như tin học, thư viện điện tử, phòng thí nghiệm thực hành, âm nhạc, hội họa, nhà thi đấu đa năng, hệ thống hồ bơi, xe đưa đón, khu ở nội trú, vườn rau sạch dạy thực nghiệm rộng… được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Ngoài việc tuyển sinh theo quy định, Trường liên cấp Hoa Sen còn tiếp nhận trẻ em mồ côi cha mẹ, con liệt sĩ, con gia đình đặc biệt khó khăn… và tạo điều kiện cho các em ăn học miễn phí. Hội đồng sư phạm nhà trường đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và dân chủ. Ông Nguyễn Anh Linh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận cho biết, ngành Giáo dục và Đào tạo cùng các địa phương đã chủ động chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, phòng học, trang thiết bị dạy và học, sách giáo khoa cơ bản, bảo đảm tiến độ triển khai nhiệm vụ năm học mới. Để tiếp tục thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, ngành đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng các nội dung về chính trị, nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.Đầu năm học mới, qua rà soát, Ninh Thuận còn thiếu trên 600 giáo viên, chủ yếu ở cấp Mầm non, Tiểu học và Trung học Cơ sở. Nguyên nhân lầ do thiếu biên chế giáo viên và thực hiện lộ trình tinh giản 10%. Các trường không có kinh phí để hợp đồng hoặc trả tiền vượt giờ cho giáo viên. Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 quy định bậc Tiểu học tổ chức học 2 buổi/ngày, thêm một số môn học mới, bắt buộc, thêm tiết học nội dung giáo dục địa phương, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; chỉ tiêu phân bổ giáo viên cho các địa phương thấp hơn so với nhu cầu thực tế và một số nguyên nhân khác...
Để giải quyết vấn đề trên, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng kế hoạch, bố trí, rà soát sắp xếp mạng lưới trường lớp, giảm điểm lẻ; bố trí phù hợp giữa các cấp học, phân công giáo viên giảng dạy liên trường đối với các môn học đặc thù, liên cấp ở một số môn học như tin học, ngoại ngữ, âm nhạc, mỹ thuật..., để đảm bảo chương trình dạy và học được diễn ra xuyên suốt. Ngành Giáo dục báo cáo, đề xuất UBND tỉnh Ninh Thuận xây dựng cơ chế, chính sách để giải quyết khó khăn, đảm bảo cho đội ngũ giáo viên yên tâm đứng lớp trong năm học mới 2023 - 2024 và những năm tiếp theo./.- Từ khóa :
- ninh thuận
- giáo dục
- đào tạo
- năm học mới
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt-Tháp Chàm trước năm 2030
10:07' - 18/08/2023
Tỉnh Lâm Đồng đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030 sẽ tập trung cải tạo, nâng cấp, khai thác có hiệu quả tuyến đường sắt Đà Lạt-Tháp Chàm phục vụ du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
"Ứng dụng công nghệ số - Chìa khoá mở cánh cửa nông nghiệp hiện đại"
17:23' - 17/08/2023
Về truy xuất nguồn gốc, Hà Nội đã phối hợp và triển khai theo các cấp độ với doanh nghiệp để minh bạch sản phẩm với mã QR. Ngoài ra, kết hợp với các tỉnh khác để quản lý về mặt chất lượng sản phẩm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
XSQNG 30/11. Kết quả xổ số Quảng Ngãi hôm nay ngày 30/11/2024. XSQNG ngày 30/11. SXQN hôm nay
18:00'
Trực tiếp KQXSQN ngày 30/11. Kết quả xổ số Quảng Ngãi hôm nay ngày 30/11/2024. Kết quả xổ số Quảng Ngãi Thứ Bảy ngày 30/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Dương đặt mục tiêu xây dựng đô thị "không ngập, không rác, không kẹt xe"
17:02'
Bình Dương đặt mục tiêu xây dựng đô thị "không ngập, không rác, không kẹt xe" với môi trường sống an toàn, thông minh, xanh, sạch. Đặc biệt, hệ thống thoát nước sẽ cải thiện để giải quyết ngập úng
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng bằng sông Cửu Long có gần 800 km sạt lở
16:34'
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 743 điểm sạt lở, với tổng chiều dài 794 km, trong đó có 168 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Diễn biến thiên tai vùng dự báo còn phức tạp, khó lường hơn thời gian tới.
-
Kinh tế & Xã hội
Ấn Độ phát triển tàu cao tốc nội địa
16:16'
Ấn Độ đang lên kế hoạch sản xuất tàu cao tốc, đạt tốc độ lên tới 280 km/giờ, như một phần của chương trình “Sản xuất tại Ấn Độ”.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ trưởng Giao thông vận tải Anh từ chức
16:12'
Bộ trưởng Giao thông vận tải Anh Louise Haigh đã từ chức sau khi thông tin về việc bà từng bị kết án gian lận liên quan đến điện thoại di động công vụ bị khơi lại.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu, trực tiếp vòng 13 Ngoại hạng Anh mùa giải 2024-2025
16:01'
Bnews. Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh hôm nay, lịch thi đấu vòng 13 Ngoại hạng Anh, Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh mùa giải 2024-2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Chủ động phòng chống rét và dịch bệnh trên đàn vật nuôi
16:00'
Trước tình hình thời tiết rét đậm, rét hại trên địa bàn, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống rét, dịch bệnh trên đàn vật nuôi trong thời gian còn lại của năm 2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu và hải đảo
14:34'
Việc thực thi chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong hệ thống phân phối hiện đại mang lại nhiều thuận lợi nhờ các chính sách đồng bộ và sự phối hợp chặt chẽ.
-
Kinh tế & Xã hội
Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 sẽ cao nhưng không gay gắt
13:54'
Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ cao hơn mức trung bình nhiều năm nhưng không gay gắt như các năm 2016, 2020.