Nội dung làm việc ngày thứ 15, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
*Về nội dung phiên họp buổi sáng
Thực hiện sự phân công của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành nội dung phiên họp xin ý kiến đại biểu Quốc hội bằng hệ thống điện tử về 2 nội dung sau:
Về Điều 33 của dự thảo Luật Kiến trúc: Phương án 1, “Có quy định Văn phòng Kiến trúc sư trong Luật Kiến trúc” và Phương án 2, “Không quy định Văn phòng Kiến trúc sư trong Luật Kiến trúc”.Quốc hội đã lựa chọn phương án 1: Có quy định Văn phòng Kiến trúc sư trong Luật Kiến trúc với: Số đại biểu Quốc hội tham gia ý kiến là 429 đại biểu (bằng 88.64% tổng số đại biểu Quốc hội); số đại biểu Quốc hội đồng ý: 258 đại biểu (bằng 53.31%); số đại biểu Quốc hội không đồng ý: 163 đại biểu (bằng 33.68%); số đại biểu không tham gia ý kiến: 8 đại biểu (bằng 1.65%).
Về phương án “đồng ý” và “không đồng ý” giao Chính phủ có thẩm quyền quy định danh mục các dự án dự phòng nguồn dự phòng chung và nguồn vốn một nội dung trong phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng chung và nguồn vốn còn lại của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.Quốc hội đã lựa chọn phương án 1: Đồng ý giao Chính phủ chịu trách nhiệm rà soát lại danh mục thủ tục đầu tư, phương án phân bổ, giao phân bổ chung cho các bộ, ngành, địa phương và các dự án trên nguyên tắc đảm bảo cân đối được các nguồn vốn hàng năm và phải bố trí được trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 và từ điều chỉnh nguồn vốn giữa các dự án theo thẩm quyền.
Riêng các dự án quan trọng quốc gia phải báo cáo Quốc hội và từ tăng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, đảm bảo quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả theo đúng luật quy định.
Cụ thể: Số đại biểu Quốc hội tham gia xin ý kiến là 439 (bằng 90.7% tổng số đại biểu Quốc hội); Số đại biểu Quốc hội đồng ý: 299 đại biểu (bằng 61.78%); Số đại biểu Quốc hội không đồng ý: 129 đại biểu (bằng 26.65%); Số đại biểu Quốc hội không tham gia ý kiến: 11 đại biểu (bằng 2.27%).
Tiếp theo, Quốc hội thảo luận về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành nội dung phiên họp. Trong quá trình thảo luận đã có 9 đại biểu phát biểu ý kiến. Đa số ý kiến đại biểu đồng tình về sự cần thiết gia nhập Công ước số 98, đồng thời tập trung cho ý kiến về các nội dung cụ thể, như: Việc tuân thủ trình tự, thủ tục đề xuất xem xét, quyết định gia nhập Công ước số 98; tính hợp hiến và mức độ phù hợp của Công ước số 98 với hệ thống pháp luật hiện hành, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi khi nước ta gia nhập Công ước. Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội cũng quan tâm đến chương trình hành động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sau khi Việt Nam ra nhập Công ước; Việc lập tổ chức đại diện cho người lao động; Trách nhiệm thực hiện, bảo vệ tổ chức Công đoàn Việt Nam; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về việc chấp hành pháp luật, Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư; Nâng cao công tác tuyên truyền để các cơ quan nhà nước hữu quan, các cấp, các ngành, người lao động, các doanh nghiệp hiểu và đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện Công ước... Sau đó, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về nội dung của Công ước số 98. Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu rõ: Các đại biểu Quốc hội đã nhất trí cao về sự cần thiết gia nhập Công ước số 98.Đây là một bước thực thi các cam kết liên quan đến lao động trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giữa Việt Nam trong quan hệ đa phương và song phương.
Về hồ sơ gia nhập Công ước đã bảo đảm đầy đủ theo quy định của Luật Điều ước quốc tế; đồng thời, khẳng định Việt Nam là quốc gia thành viên có trách nhiệm, tích cực trong các cam kết quốc tế.
Thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội cả về nội dung, kỹ thuật lập pháp, nhất là những nội dung liên quan đến các cam kết quốc tế để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội thông qua vào ngày 14/6/2019. Sau giờ giải lao, Quốc hội họp riêng, nghe, thảo luận về Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội về xử lý một số vấn đề phát sinh trong điều hành ngân sách nhà nước năm 2018 và 2019. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp. *Về nội dung phiên họp buổi chiều Nội dung 1: Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển. Trong quá trình thảo luận đã có 13 đại biểu phát biểu ý kiến và 3 đại biểu tranh luận. Đa số đại biểu tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhằm khắc phục một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Luật Kiểm toán Nhà nước; một số ý kiến đề nghị cần có báo cáo về hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trong thời gian qua.Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến vào một số nội dung cụ thể như sau: Phạm vi sửa đổi, bổ sung Luật; Quyền khiếu nại báo cáo kiểm toán; bổ sung quy định để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; nhiệm vụ giám định tư pháp; Thẩm quyền của Kiểm toán nhà nước trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh kiểm toán nhà nước; Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Tổng Kiểm toán Nhà nước; Quyền truy cập dữ liệu điện tử, phần mềm ứng dụng; Quy định một số nội dung để tránh chồng chéo giữa thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán.
Sau khi thảo luận, Tổng Kiếm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, các ý kiến góp ý của các vị đại biểu Quốc hội đã được Ban thư ký Quốc hội ghi chép và phản ánh đầy đủ.
Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ nghiêm túc nghiên cứu tiếp thu đầy đủ các ý kiến, hoàn thiện Dự thảo Luật gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội và báo cáo Quốc hội xem xét quyết định tại Kỳ họp thứ 8.
Nội dung 2: Quốc hội thảo luận tại Hội trường về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 81/2014/QH13 ngày 24/11/2014 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tổ chức tòa án nhân dân. Theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành nội dung phiên họp. Trong quá trình thảo luận đã có 7 đại biểu phát biểu ý kiến, 1 đại biểu tranh luận. Đa số ý kiến đại biểu nhất trí về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết nhằm kịp thời bổ sung nguồn Thẩm phán cao cấp để đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bảo đảm hoạt động bình thường của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và bảo đảm điều kiện để kiện toàn lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao.Các đại biểu cũng thống nhất với tên gọi, phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết như đã nêu trong nội dung Tờ trình của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận, cho ý kiến về những nội dung, như: Tình hình triển khai thi hành Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2004 và nghị quyết số 81; thực tế và nguyên nhân dẫn đến thiếu nguồn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong giai đoạn hiện nay; giải pháp khắc phục để bảo đảm hoạt động bình thường của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và kiện toàn lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao; điều kiện để bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; việc chuẩn bị đội ngũ kế thừa; đề nghị trình Quốc hội tổng thể về nguồn cán bộ, mở rộng đối tượng như Kiểm sát viên, Luật sư; đề nghị cần có kế hoạch lâu dài trong ngành.
Sau khi thảo luận, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm tra phối hợp tiếp thu, làm rõ thêm các ý kiến của các đại biểu Quốc hội để bổ sung, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trước khi trình Quốc hội thông qua.
Thứ bảy, ngày 8/6/2019: Các cơ quan của Quốc hội làm việc theo chương trình riêng. Thứ hai, ngày 10/6/2019: Buổi sáng, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020; thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.Buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 81/2014/QH13 ngày 24/11/2014 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tổ chức tòa án nhân dân; thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội họp bàn sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước
20:28' - 07/06/2019
Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 7/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Thảo luận Công ước 98 của ILO
08:08' - 07/06/2019
Sáng 7/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Tạo chuyển biến tích cực trong quản lý ngành
15:51' - 06/06/2019
Cử tri đánh giá phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, thẳng thắn và tập trung các vấn đề “nóng” đang diễn ra trong xã hội, hướng tới tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý các ngành.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mưa to, lũ lớn gây nhiều thiệt hại tại vùng núi phía Tây Nghệ An
18:59'
Một số gia đình phải di chuyển ra khỏi vị trí nguy hiểm đề phòng sạt lở, sụt trượt đất đá để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
14:34'
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 25,7% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48'
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45'
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44'
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59'
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36'
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56'
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.