Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Tạo chuyển biến tích cực trong quản lý ngành
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, sáng 6/6, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện tiếp tục trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề thứ tư liên quan đến lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh thay mặt Chính phủ làm rõ thêm các vấn đề liên quan và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Cử tri tại nhiều địa phương trong cả nước đánh giá phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, thẳng thắn và tập trung các vấn đề “nóng” đang diễn ra trong xã hội, hướng tới tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý các ngành.Chất vấn nhiều vấn đề "nóng"
Cử tri tại tỉnh Điện Biên cho rằng phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thể hiện được những vấn đề "nóng", đang được dư luận quan tâm về lĩnh vực này. Các đại biểu đã thể hiện trách nhiệm với các nội dung câu hỏi. Một số câu hỏi đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trả lời thẳng thắn đồng thời đã đưa ra những giải pháp tháo gỡ. Tuy nhiên, một số giải pháp còn chung chung, chưa giải quyết triệt để được vấn đề.
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam Nguyễn Phi Hùng đánh giá nội dung câu hỏi của đại biểu Quốc hội đưa ra là những vấn đề “sát sườn” với đời sống xã hội, được đông đảo cử tri và nhân dân quan tâm. Không khí tại nghị trường rất sôi nổi, nghiêm túc, tranh luận quyết liệt nhưng vẫn có sự cảm thông, chia sẻ và xây dựng. Cử tri Nguyễn Phi Hùng kiến nghị Quốc hội cần ban hành nghị quyết về chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV và tiến hành giám sát việc thực hiện. Đồng thời, kiến nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cần tham gia giám sát việc triển khai thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn để giám sát kết quả thực hiện các giải pháp mà các Bộ trưởng, Phó Thủ tướng đã hứa với cử tri. Cử tri Trần Văn Tuấn, nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Quảng Nam cho biết, phần điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại nghị trường rất khoa học và linh hoạt. Phần trả lời chất vấn của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh rất cụ thể, bao quát nhiều vấn đề đối nội và đối ngoại. Đặc biệt, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chỉ rõ những ảnh hưởng của sự cạnh tranh thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc đối với nền kinh tế Việt Nam và những giải pháp của Chính phủ nhằm đảm bảo cho nền kinh tế đất nước phát triển ổn định. Về vấn đề cử tri quan tâm liên quan đến Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, ông Nguyễn Liêm, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương đánh giá, Hiệp định sẽ mở ra một thời kỳ phát triển mới cho các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế Việt Nam do nhận được những ưu đãi lớn về thuế, nhất là với ngành gỗ. Việc xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất sang các nước Canada, Peru sẽ được hưởng mức thuế suất 0%.Ngăn ngừa, xử lý hoạt động mê tín dị đoan
Theo dõi phiên chất vấn và quan tâm đến vấn đề du lịch tâm linh, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Du, Quận 10 (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, thực tế đời sống tâm linh đang hiện hữu, tồn tại một cách khách quan; các đền, chùa, miếu, nhà thờ… cũng được hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển. Vì vậy, công tác quản lý cũng cần đi sâu sát với thực tế hơn, với những giải pháp hiệu quả trong quản lý hoạt động du lịch tâm linh, tránh những biến tướng nhằm trục lợi. Để phòng ngừa mê tín dị đoan, các cơ quan quản lý cần đi sâu, sát vào hoạt động của các cơ sở tôn giáo; trong đó, vừa làm công tác tuyên tuyền để người dân hiểu được hành vi nào là đúng, phù hợp, vừa kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi không phù hợp.
Cử tri Đặng Trọng Hà, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Điện Biên bày tỏ sự quan tâm đến thực trạng và giải pháp ngăn ngừa, xử lý hoạt động mê tín dị đoan. Cử tri Đặng Trọng Hà cho rằng hiện nay tình trạng mê tín dị đoan đang hoạt động phổ biến và công khai với nhiều hình thức; các đối tượng lợi dụng mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh để thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Thế nhưng những giải pháp chúng ta đưa ra vẫn chưa thể ngăn chặn triệt để, chế tài xử phạt chưa thực sự nặng để răn đe các đối tượng.Cử tri Nguyễn Trọng Lý, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên cho rằng cần có giải pháp để quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Đặc biệt là các hình thức tuyên truyền mê tín dị đoan trong các chùa, vùng cao dân tộc thiểu số và cả trên mạng xã hội. Hiện nay, nhiều đạo xâm nhập vào Việt Nam và xâm lấn vào các vùng cao, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như Điện Biên để truyền bá tín ngưỡng, tôn giáo và các hoạt động mê tín dị đoan gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân; thậm chí lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của bà con. Cử tri Nguyễn Trọng Lý mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành cần có giải pháp để quản lý, xử lý nghiêm bằng nhiều hình thức để ngăn chặn triệt để các tổ chức, cá nhân lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để tuyên truyền mê tín dị đoan, lừa đảo.
Về công tác phòng ngừa mê tín dị đoan, ông Trần Vĩnh An, Phó ban Trị sự Thường trực Chùa Bà Thiên Hậu, tỉnh Bình Dương cho rằng, tôn giáo, tín ngưỡng là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, bản chất tôn giáo là tốt đẹp, hướng con người đến cái thiện, tránh xa cái ác, cái xấu, tu thân tích đức. Để tôn giáo được thiêng liêng hơn thì không nên kinh doanh hay thu tiền. Tại Bình Dương trong 10 năm trở lại đây, cứ đến mùa Lễ hội rằm tháng Giêng, dọc các tuyến đường gần chùa, lễ hội luôn có hàng chục điểm từ thiện như phục vụ nước uống, đồ ăn, trông giữ xe, phát nhang, phát cây thần tài, sơ cấp cứu, xe ôm, wifi, tất cả đều được miễn phí. Việc làm đó thể hiện sự văn minh, đặt trọng văn hóa nhân văn. Đề cập đến một số hiện tượng xã hội làm lệch lạc trong nhận thức của một bộ phận giới trẻ, ông Huỳnh Thanh Phú cho rằng, đây là điều đáng quan tâm. Trước khi lên án các bạn trẻ, chúng ta cũng cần nhìn lại thực trạng đời sống hiện nay. Thực tế, giới trẻ hiện thiếu môi trường, sân chơi lành mạnh. Vì vậy, các em càng dễ bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng, trào lưu “lệch chuẩn” nổi lên, nhất là trong không gian mạng. Để định hướng giới trẻ, cần có sự phối hợp giữa nhiều ngành, trong đó cần chú trọng vấn đề giáo dục từ trong trường học đến xã hội.Các hoạt động văn hóa, các loại hình biểu diễn nghệ thuật phải phù hợp và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Nhìn nhận thực tế về lĩnh vực văn hóa, văn nghệ hiện nay, bà Trần Thị Thu Hường, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, sau hơn 20 năm thực hiện xã hội hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật có thể thấy được nhiều mà mất cũng nhiều. Vượt lên trong thời gian gần đây là điện ảnh, nhiều nhà làm phim đã chú trọng và đầu tư về nội dung, kỹ thuật, hậu kỳ. Số lượng và thời lượng phát sóng phim Việt Nam trên các kênh truyền hình cũng nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng. Tuy nhiên, đề tài về lịch sử và dành cho thiếu nhi vẫn còn thiếu so với nhu cầu thực tế. Thời gian qua, nhiều hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật được đánh giá cao, nhiều chương trình được đông đảo người dân yêu thích song những chương trình này quá ít hoặc chỉ dừng lại ở các hoạt động nhân các ngày lễ, hội, kỷ niệm.
Theo bà Trần Thị Thu Hường, ở một số lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật đã và đang bộc lộ không ít bất cập, hạn chế, nhiều giá trị ảo. Xã hội hóa hình thành nhiều câu lạc bộ và nhiều tác phẩm thơ, ca... ra đời nhưng thực sự không nhiều tác phẩm hay hoặc có sức sống lâu dài. Số lượng các tác phẩm sân khấu cũng tăng lên rõ rệt nhưng vẫn chưa có nhiều tác phẩm nghệ thuật sân khấu đỉnh cao, chưa tương xứng với thành tựu của công cuộc đổi mới của thành phố và cả nước nói chung. Cùng với đó,một số chương trình có nội dung chưa sâu, thiếu sự sắc bén để đi vào lòng người. Một số địa phương chưa chú trọng trong công tác bảo tồn các di sản văn hóa, nghệ thuật hoặc vì thương mại hóa đã làm phai mờ các hoạt động truyền thống, những công trình, kiến trúc… Trong khi đó, gần đây, trên các phương tiện truyền hình, internet xuất hiện ngày nhiều chương trình game show làm đa dạng các loại hình văn hóa văn nghệ, giài trí. Song đáng buồn là nhiều game show rất “nhạt”, không định hướng giáo dục mà chỉ đơn thuần là thương mại. Ở góc độ người từng làm trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, bà Trần Thị Thu Hường kiến nghị, lãnh đạo ngành Văn hóa cần quan tâm sâu sát trong chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát, thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ, bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc. Về vấn đề quản lý nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, theo chị Nguyễn Thị Mai Anh, nhân viên Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Dương, công tác quản lý nghệ thuật, biểu diễn nghệ thuật vẫn còn lơi lỏng, nghệ sĩ ăn mặc phản cảm, lối sống riêng tư phức tạp, mức phạt về những vi phạm còn thấp so với thu nhập của các diễn viên, ca sĩ làm. Vẫn còn những người lợi dụng tai tiếng để nổi tiếng làm ảnh hưởng xấu đến cảm xúc, lối sống, tư tưởng của giới trẻ. Chị Mai Anh kiến nghị nên nâng cao mức phạt của những diễn viên nghệ sĩ sai phạm./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu Quốc hội đánh giá về phần trả lời chất vấn của các bộ trưởng
14:43' - 06/06/2019
Qua hai ngày rưỡi chất vấn, các Bộ trưởng đã nghiêm túc, thẳng thắn nhận trách nhiệm về những mặt còn tồn tại và cam kết khắc phục để tạo ra một sự chuyển biến thuyết phục trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Đẩy nhanh hoàn thiện thể chế, văn bản thực thi CPTPP
13:43' - 06/06/2019
Sáng 6/6, sau khi trình bày báo cáo cập nhật tình hình kinh tế-xã hội 5 tháng và giải trình một số vấn đề, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã trả lời chất vấn của ĐBQH.
-
Kinh tế Việt Nam
Có 230 lượt đại biểu quốc hội tham gia chất vấn, tranh luận
13:15' - 06/06/2019
Trong Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, 230 lượt đại biểu đã tham gia chất vấn và tranh luận.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu: Thông điệp mạnh mẽ từ người đứng đầu
21:14' - 21/05/2025
Chỉ trong vài tháng đầu năm 2025, hàng loạt vụ sữa, thực phẩm, thuốc và phụ gia giả... bị phát hiện sau những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, động thái vào cuộc mạnh mẽ của các bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả
20:21' - 21/05/2025
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trịnh Mạnh Linh làm thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống buôn lậu, hàng giả: Xử lý nghiêm các vi phạm về nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp
19:51' - 21/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chủ động phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công Thương thực hiện việc kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh thực phẩm giả, độc hại
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát toàn diện từ vùng trồng đến đóng gói sầu riêng xuất khẩu
19:41' - 21/05/2025
Trước thực trạng này, Cục đã làm việc trực tiếp với tỉnh để thống nhất giải pháp đồng bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Tăng công suất khai thác các mỏ đá phục vụ sân bay Long Thành
19:21' - 21/05/2025
Các đơn vị cần tập trung, nỗ lực hơn nữa để đảm bảo tiến độ dự án, hoàn thành toàn bộ các hạng mục tại sân bay Long Thành vào cuối năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát, đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng
19:11' - 21/05/2025
Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị tổ chức kiểm tra, rà soát công tác đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều đại biểu đồng tình giảm thuế VAT với tất cả hàng hóa
18:23' - 21/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội giải quyết nhanh điểm nghẽn dự án đường trục phát triển kinh tế phía Nam
18:01' - 21/05/2025
Sau 16 năm kể từ ngày khởi công, đến nay dự án vẫn chưa thể hoàn thành do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm việc với ba tỉnh về Đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính
15:17' - 21/05/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cùng Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông về thực hiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.