Nông nghiệp công nghệ cao: Doanh nghiệp chưa an tâm sản xuất
Mặc dù, trải qua hơn 7 năm hoạt động, nhưng số lượng các doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia trong Khu nông nghiệp công nghệ cao của TP.HCM không tăng lên, thậm chí có 2 dự án sẽ bị xem xét thu hồi.
Quan niệm về nông nghiệp công nghệ cao không đơn thuần chỉ là quây nhà lưới, nhà kính hay áp dụng hệ thống tưới hiện đại… vào trồng rau, trồng hoa hay chăn nuôi, mà còn tích hợp nhiều phần mềm, giải pháp hỗ trợ việc quản lý, vận hành quy trình sản xuất, cung ứng hay truy xuất nguồn gốc sản phẩm…
Nông nghiệp công nghệ cao hướng tới sự vượt trội về năng suất, bảo đảm sự ổn định về chất lượng sản phẩm và đem lại giá trị cao hơn so với các phương thức làm nông nghiệp trước đây; đồng thời, gia tăng niềm tin đối với người tiêu dùng.
Trước những rủi ro về nông nghiệp hay tình trạng được mùa mất giá như lâu nay vẫn diễn ra và gây sức ép lớn tới đời sống của đa phần các hộ gia đình và doanh nghiệp nông nghiệp thì chủ trương phát triển nông nghiệp công nghệ cao mà Chính phủ đề ra trong nhiều năm qua như một “lối thoát” của ngành nông nghiệp. Cho dù, lối thoát ấy còn nhiều chông chênh và vai trò tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân còn rất mờ nhạt.Ông Từ Minh Thiện, Phó Trưởng Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đây là khu nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên của cả nước, được thành lập năm 2004. Sau 6 năm xây dựng và hình thành, dự án chính thức đi vào hoạt động vào năm 2010 với diện tích hơn 88 ha và đặt tại huyện Củ Chi. Hiện nay, dự án có 4 trung tâm trực thuộc gồm: Trung tâm nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao; Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao; Trung tâm dạy nghề nông nghiệp công nghệ cao và Trung tâm khai thác hạ tầng. Ban quản lý hiện dành hơn 56 ha và kêu gọi được 14 nhà đầu tư hoạt động trong nhiều lĩnh vực về sản xuất giống rau quả, nấm và các sản phẩm chế biến từ nấm, công nghệ sau thu hoạch, chế phẩm sinh học hay phân bón hữu cơ… Thành phố Hồ Chí Minh hiện đã có câu lạc bộ nông nghiệp công nghệ cao gồm khoảng 35 thành viên ở 17 tỉnh, thành phố nhằm tăng cường kết nối, chia sẻ, hỗ trợ nhau về đào tạo, khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý… Qua đây, thành phố đã triển khai được 4 khu nông nghiệp công nghệ cao; trong đó, có Khu thủy sản công nghệ cao ở huyện Cần Giờ với diện tích khoảng 90 ha; Khu sản xuất nấm và công nghệ sau thu hoạch 23 ha ở huyện Củ Chi; Khu phát triển chăn nuôi công nghệ tại Bình Chánh với diện tích 170 ha và Khu trồng trọt công nghệ cao rộng 200 ha ở Củ Chi… Đó là 4 mũi nhọn và hướng phát triển của lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.Mặc dù, trải qua hơn 7 năm hoạt động, nhưng số lượng các doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia trong Khu nông nghiệp công nghệ cao của Thành phố Hồ Chí Minh không nhiều thay đổi. Số lượng không tăng lên, thậm chí tới đây có 2 dự án và nhà đầu tư sẽ bị xem xét thu hồi do không đủ năng lực triển khai. Nếu so với tiềm năng và yêu cầu phát triển của ngành nông nghiệp thì đây là điều đáng buồn, cho dù, thành phố dành khá nhiều cơ chế ưu đãi để khuyến khích và thu hút doanh nghiệp.Ông Nguyễn Phú Quý, Chủ vựa hoa, cây cảnh tại xã Tân Thông Hội (huyện Củ Chi) cho biết, nông nghiệp là ngành sản xuất nhiều rủi ro. Thu nhập từ làm nông nghiệp thấp nhất trong số các ngành và lĩnh vực nên người nông dân luôn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi. Trong khi đó, sự tham gia của các định chế tài chính hay như bảo hiểm nông nghiệp còn rất ít, khó đảm bảo sự ổn định và giúp người dân, doanh nghiệp an tâm sản xuất. Các chủ trương, chính sách và cơ chế hỗ trợ từ Nhà nước cũng rất khó tiếp cận và thiếu những thông tư hướng dẫn cụ thể để thực hiện. “Người ta không biết cách để có thể tiếp cận; mà có tiếp cận được thì vấn đề thủ tục, phân quyền giải quyết cũng không hề đơn giản, rõ ràng. Do đó, không mang lại hiệu quả thực sự cho người nông dân”, ông Quý nói. Thêm nữa, thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao cũng rất bấp bênh. Mới chỉ có các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp an toàn. Chứ chưa có các sự kiện chuyên đề phục vụ nông sản công nghệ cao; giúp người tiêu dùng, người dân và các bạn hàng nhận diện và phân biệt được tính ưu việt của các mặt hàng này. Thông tin thị trường xuất khẩu từ các ngành, các cơ quan cũng rất hạn chế, thiếu tính cập nhật. Thậm chí cả Tp. Hồ Chí Minh chưa có đơn vị, bộ phận đảm nhiệm công tác khoa học giúp đánh giá, phân tích những thông tin nào là hữu ích, là sát thực tiễn… Ông Vương Hữu Mẫn, một trong những nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp lớn của Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ nỗi thất vọng khi được hỏi có quan tâm hay không tới việc xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao. Ông Mẫn cho rằng, nhu cầu thì rất lớn, với xu hướng hiện nay thì dường như nhà nhà đang nông thôn hóa thành thị bằng tự trồng rau; trồng quả; thậm chí nuôi cá, nuôi lợn để lấy thực phẩm cho gia đình. Tuy nhiên, để phát triển phong trào và quy hoạch thành khu tập trung lại là câu chuyện khác. Bản thân ông cũng đã tìm hiểu và được biết, giá thuê đất hiện nay của Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh hiện trong khoảng 1.140 đồng/m2. Như vậy, nếu doanh nghiệp tư nhân “nhảy” vào đầu tư, thì khó có thể hiệu quả. Bởi chi phí đầu tư xây dựng và bồi thường giải phóng mặt bằng... để làm hạ tầng là khá lớn. "Nếu Nhà nước và thành phố ưu đãi thêm cơ chế; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp về vốn, thủ tục và thời hạn thuê đất… có lẽ không chỉ riêng tôi, mà sẽ rất nhiều doanh nghiệp hạ tầng quan tâm và sẵn lòng đầu tư. Nhà nước không cần bỏ vốn, chỉ cần đưa ra những hệ thống luật pháp để kiểm soát về điều kiện kinh doanh, về công nghệ và những cam kết.... Hãy để xã hội hóa đầu tư thay vì Nhà nước, đảm bảo nông nghiệp công nghệ cao sẽ không khó mở rộng và phát triển…” ông Mẫn nói.Đồng tình với quan điểm này, ông Từ Minh Thiện, Phó Trưởng Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, nếu Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân cùng tham gia đầu tư phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao, chắc chắn sẽ không chỉ có một khu mà còn có cả trăm khu nông nghiệp công nghệ cao mọc lên. Chứ không phải đợi tới 6 năm mới cho ra đời được một khu với 88 ha như hiện nay. “Nếu chậm chân, chúng ta sẽ khó bắt kịp được cơ hội của thị trường và sẽ bỏ xa, thua sút các quốc gia bạn bè trong khu vực như Thái Lan, Malaysia”, ông Thiện bày tỏ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng gợi ý một số chỉ tiêu phát triển du lịch, nông nghiệp công nghệ cao cho Sơn La
13:39' - 17/07/2017
Thủ tướng đưa ra tinh thần “một Sơn La, ba điểm đến” với ba thế mạnh nổi trội: Các vùng tiểu khí hậu độc đáo trong đó có cao nguyên Mộc Châu, cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ và bản sắc địa phương độc đáo.
-
Kinh tế & Xã hội
Khâu đột phá từ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
12:48' - 17/07/2017
Tập trung nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp đang giúp Yên Bái dần hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với các mô hình tổ chức sản xuất mới mang lại hiệu quả.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều sản phẩm nông nghiệp giá xuống thấp
06:45' - 15/07/2017
Hiện nay tại Nghệ An, giá một số sản phẩm nông nghiệp đang xuống thấp gây bất lợi cho nông dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Phước muốn phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ kinh nghiệm Nhật Bản
18:19' - 14/07/2017
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cho biết, Bình Phước đang quyết tâm hướng tới hình thành nền nông nghiệp công nghệ cao theo hướng hội nhập kinh tế toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội sẽ tăng 3% số học sinh được tuyển vào lớp 10 công lập
16:37'
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang khẩn trương hoàn thành quy trình giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026, trong đó dự kiến sẽ tăng 3% số học sinh được tuyển vào lớp 10 công lập.
-
Kinh tế & Xã hội
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình đánh giá cao mô hình “du học tại chỗ” ở Bình Dương
15:32'
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình ấn tượng với những thành tựu của Trường Đại học Việt Đức; đánh giá cao mô hình “du học tại chỗ” giúp sinh viên tiếp cận nền giáo dục tiên tiến ngay trong nước.
-
Kinh tế & Xã hội
Gốm Chăm Bàu Trúc: Vẻ đẹp từ đất Ninh Thuận
15:24'
Chỉ với đất sét cùng dụng cụ là tre, vỏ sò, ốc biển, màu làm từ các loại vỏ cây, qua đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân nhào nặn, xoay, tạo hình thành những vật dụng có hồn và đầy sức sống.
-
Kinh tế & Xã hội
Lộ trình tuyến xe buýt 01 Hà Nội Bến xe Gia Lâm - Bến xe Yên Nghĩa mới nhất
15:12'
Danh sách lộ trình tuyến xe buýt số 01 Bến xe Gia Lâm - Bến xe Yên Nghĩa Hà Nội mới nhất, cập nhật chi tiết nhất và giá vé xe buýt của Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco).
-
Kinh tế & Xã hội
Dập tắt đám cháy lớn trong Khu công nghiệp Trảng Bàng, Tây Ninh
13:44'
Sáng 8/4, một vụ cháy lớn xảy ra tại Công ty Cổ phần thực phẩm Richy miền Nam, trụ sở trên đường số 7, Khu công nghiệp Trảng Bàng, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
-
Kinh tế & Xã hội
Phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối hướng tới mốc 100 tỷ đồng doanh thu
10:14'
Bộ phim nổi bật nhất tuần qua thuộc về Địa Đạo của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. Bộ phim mang về 45 tỷ trong 3 ngày cuối tuần, cộng thêm các suất chiếu sớm, bộ phim Địa Đạo đã đạt tổng hơn 81 tỷ đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
Sau sắp xếp, 5 phường mới cùng mang tên “Bình Dương”
09:53'
Ngày 8/4, UBND tỉnh Bình Dương thông tin, địa phương đã cơ bản hoàn thiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường theo chủ trương tinh gọn bộ máy của Trung ương.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 8/4/2025
09:06'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/4, sáng mai 9/4 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 8/4. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 8/4/2025. XSMT thứ Ba ngày 8/4
19:30' - 07/04/2025
Bnews. XSMT 8/4. Kết quả xổ số hôm nay ngày 8/4. XSMB thứ Ba. Trực tiếp KQXSMT ngày 8/4. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Ba ngày 8/4/2025.