Nước Mỹ trước cuộc đua không thể thua mang tên “tự động hóa”
Mỹ vốn có truyền thống là một quốc gia có thái độ lạc quan về công nghệ. Nhưng dường như khi thế giới đã sẵn sàng cho một cuộc bùng nổ hiệu quả lao động thông qua ứng dụng công nghệ, thì nước Mỹ lại tỏ ra khá “cố chấp” về công cuộc phát triển này.
Chính sự lo ngại về việc không phải ai cũng được hưởng lợi ích từ phát triển công nghệ đang khiến nước Mỹ có thể rơi vào sự trì trệ trong công cuộc đổi mới.
Để có thể có lại phong độ táo bạo mà họ từng có trong quá khứ, nước Mỹ dường như đang cần sự hành động nhiều hơn là lời nói.
Mọi người vẫn nghĩ rằng hiện tại là thời điểm thích hợp nhất để nước Mỹ gia nhập “cơn sốt công nghệ”.Suy cho cùng thì loại vaccine mRNA mới mẻ đang trong quá trình cứu thoát quốc gia này khỏi cơn đại dịch lớn nhất thế kỷ và mang lại cho công dân Mỹ sự tự do mà họ cần để tiếp tục cuộc sống bình thường. Trong tương lai, chính công nghệ này có thể sẽ mang tới liều thuốc chữa trị ung thư.
Cùng lúc, một cuộc cạnh tranh sáng tạo dấy lên trong ngành công nghiệp pin và năng lượng mặt trời, hứa hẹn giảm thiểu chi phí đối phó với biến đổi khí hậu; trong 10 năm tới, cuộc đua này sẽ mang tới cho nước Mỹ nguồn năng lượng rẻ đến mức nó có thể châm ngòi cho một cuộc bùng nổ năng suất lao động. Công nghệ làm việc từ xa cho phép nhiều người có một cuộc sống linh hoạt hơn.Những công nghệ mới ra đời khác như thực phẩm nguồn gốc từ phòng thí nghiệm, trí tuệ nhân tạo, CRISPR hay sinh học tổng hợp hứa hẹn mang tới những kỳ quan vĩ đại hơn nữa cho loại người trong tương lai.
Một số người Mỹ vẫn rất lạc quan về công nghệ trên nhiều khía cạnh. Công nghệ là yếu tố được nhắc tới nhiều nhất khi người Mỹ nói về những yếu tố đã cải thiện cuộc sống của họ trong nửa thế kỷ vừa rồi.Nhưng trong những năm gần đây, dường như sự lạc quan này dần bị bào mòn và phần nào bị thay thế bởi sự ngờ vực và lo ngại.
Thay vì tán dương nỗ lực chinh phục COVID-19 như họ đã làm với vaccine bại liệt nhiều thập kỷ trước, người Mỹ biến vaccine thành một cuộc chiến văn hóa, và nhiều người quả quyết từ chối được tiêm phòng.Một minh chứng khác cho việc sự lạc quan của người Mỹ đối với công nghệ giờ đây đã bị thay thế bởi ngờ vực, lo ngại, là thái độ của họ đối với 2 công ty công nghệ khổng lồ, Amazon và Google.
Nhìn chung, 2 ông lớn này vẫn rất được ưa chuộng, nhưng điểm đánh giá của họ rớt mạnh mặc cho thực tế rằng họ đã giúp phần lớn người Mỹ vượt qua cơn đại dịch vừa rồi.
Sự bi quan về công nghệ thể hiện trong cả giới nghệ thuật: rất ít nghệ sĩ quan tâm tới việc tạo nên những tác phẩm về cái nhìn tương lai như những nghệ sĩ vào những năm 1950 đã làm.
Nhưng công nghệ mà người Mỹ sợ hơn cả là trí tuệ nhân tạo. Phần lớn người Mỹ nhìn nhận tự động hóa không phải là phương pháp nâng cao hiệu quả lao động hay tạo nên những công việc lương cao hơn, mà họ coi nó là một quá trình đẩy nhanh sự bất bình đẳng.Nhiều chính trị gia nổi bật như cựu thị trưởng thành phố New York Bill DeBlasio đã kêu gọi đánh thuế robot, và ngay cả Bill Gates cũng đồng tình.
Sự bi quan về công nghệ này đang trực tiếp đe dọa nền kinh tế Mỹ. Quốc gia này đang liên tục mất đi thị phần xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao. Để bắt kịp, nước Mỹ không thể dựa dẫm vào lợi thế lao động giá rẻ, quốc gia này phải tự động hóa. Những người đi đầu trong chính trị và kinh doanh tại những quốc gia giàu có khác hiểu được điều này.Mặc dù những quốc gia đó cũng có sự lo ngại về nguy cơ mất việc làm, một số các quốc gia này đã bắt đầu sử dụng robot trong sản xuất nhiều hơn rất nhiều so với nước Mỹ.
Trung Quốc vẫn chưa bắt kịp về khía cạnh robot, nhưng họ đang cố gắng trong việc bắt kịp công nghệ robot với Mỹ. Trong khi đó, một số cảng của họ đã hoàn toàn tự động hóa, cho phép họ liên tục vượt mặt những cảng lỗi thời của nước Mỹ. Trong khi đó, Liên đoàn lao động Longshore vẫn cố chấp chống lại cuộc đua công nghệ, vì lo sợ mất công ăn việc làm.Tự động hóa là cuộc đua nước Mỹ không được phép thua cuộc. Nhưng đó không phải cuộc đua duy nhất mà họ đang bị bỏ lại phía sau.Tại San Francisco, tâm chấn của cuộc khủng hoảng nhà ở, các liên đoàn phản đối việc xây dựng nhà ở module - một công nghệ hứa hẹn sẽ giảm bớt chi phí xây dựng cao khủng khiếp tại thành phố này.
Lo sợ vaccine, lo sợ tự động hóa, lo sợ phương pháp xây dựng nhà ở hiện đại - những nỗi sợ này đang kìm hãm tiến độ, đe dọa bào mòn khả năng cạnh tranh của nước Mỹ và gây nên sự thiếu thốn những mặt hàng quan trọng.Nếu nước Mỹ muốn tận dụng cơn bùng nổ công nghệ của những năm 2020, họ cần phải rũ bỏ nỗi sợ này, và nắm bắt được thái độ lạc quan với công nghệ từng có vào giữa thế kỷ 20.
Nhưng làm thế nào để làm được như vậy? tác giả bài viết cho rằng, người Mỹ phải nhận ra hai khía cạnh trong cuộc sống của họ mà họ có có thể tin rằng công nghệ sẽ cải thiện được.Thứ nhất là an sinh. Với bảo hiểm y tế quốc gia và dịch vụ hỗ trợ tìm việc làm, người Mỹ sẽ không phải quá lo lắng về thay đổi công việc. Điều này sẽ giúp họ nhìn nhận quá trình tự động hóa như một cơ hội thay vì một mối nguy.Thứ hai, người Mỹ cần sự giàu có được chia đều cho quần chúng hơn. Sự bùng nổ công nghệ thông tin vào những năm 1980 trùng với gia tăng mạnh sự bất bình đẳng về kinh tế.Công nghệ có lẽ không phải là nguyên nhân của phần lớn sự chia rẽ này, nhưng mọi người khó có thể phân biệt giữa tương quan và nhân quả.
Ngoài ra, sự bất bình đẳng khiến nhiều người nghĩ rằng họ không được hưởng lợi ích mà công nghệ mang lại.
Vì vậy, để những người Mỹ bình thường chủ động muốn nắm lấy cơ hội tới tương lai này, họ cần phải có được sự hứa hẹn về lợi ích trong tương lai ấy./.
- Từ khóa :
- mỹ
- tự động hóa
- công nghệ
- trí tuệ nhân tạo
- robot
Tin liên quan
-
Công nghệ
Microsoft sẽ mua lại công ty trí tuệ nhân tạo với giá gần 20 tỷ USD
07:20' - 13/04/2021
Tập đoàn Microsoft (Mỹ) thông báo sẽ mua lại công ty chuyên về điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) Nuance Communications với giá khoảng 19,7 tỷ USD.
-
Công nghệ
Người "ảo" ngày càng phổ biến nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo
07:18' - 29/12/2020
Theo phóng viên TTXVN tại New York, nhìn lại một số điểm nhấn công nghệ trong năm 2020, tờ New York Times ngày 28/12 đã nhắc đến hiện tượng các công ty bán “người ảo”.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ hạn chế xuất khẩu phần mềm trí tuệ nhân tạo
18:06' - 04/01/2020
Chính phủ Mỹ ngày 3/1 đã thông báo các biện pháp nhằm hạn chế xuất khẩu phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) trong nỗ lực không để các nước đối thủ như Trung Quốc có được các công nghệ nhạy cảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này