OPEC+ không có khả năng kiểm soát sự biến động mạnh của giá dầu
Theo đánh giá của giới phân tích, tại cuộc họp hàng tháng vào ngày 2/3 tới nhằm thảo luận về vấn đề sản lượng và khả năng nới lỏng xuất khẩu dầu mỏ, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất liên minh, còn gọi là OPEC+, sẽ hoàn toàn chưa có khả năng kiềm chế đà leo thang của giá dầu, vốn đã tăng lên hơn 100 USD/thùng sau khi căng thẳng Nga-Ukraine gia tăng.
Các nhà phân tích cho rằng với việc một số thành viên OPEC+ không đạt mức hạn ngạch sản lượng hàng tháng của họ, liên minh các nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu này sẽ không thể kiểm soát được sự biến động mạnh của giá dầu trên các thị trường quốc tế.
Chuyên gia phân tích Tamas Varga từ hãng PVM Energy nhận xét chỉ Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), hoặc có thể là Kuwait, có khả sẽ tăng sản lượng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, Saudi Arabia đã tái khẳng định hồi đầu năm nay rằng nước này tuân thủ nghiêm các điều khoản của thỏa thuận mà OPEC+ đã thống nhất. Saudi Arabia ngày 27/2 cũng đã xác nhận cam kết tuân thủ thỏa thuận hạn ngạch sản lượng giữa OPEC+ với Nga. Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 27/2, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman khẳng định nước này quan tâm đến sự ổn định và cân bằng của thị trường dầu mỏ, đồng thời nhấn mạnh Riyadh sẽ tuân thủ cam kết của mình đối với thỏa thuận OPEC+.Trong khi Saudi Arabia được coi là trụ cột trong 13 nước thành viên OPEC, Nga là nhà sản xuất chủ chốt trong số 10 quốc gia khác hình thành nên liên minh OPEC+.
Trong khi đó, nhà phân tích Stephen Brennock của hãng PVM Energy cho rằng, OPEC+ sẽ thực hiện sứ mệnh "bình ổn thị trường dầu mỏ", đặc biệt trong bối cảnh giá dầu biến động mạnh hiện nay.Theo báo cáo của OPEC, trong giai đoạn từ tháng 12/2021-1/2022, các thành viên OPEC đã tăng sản lượng thêm 64.000 thùng/ngày, đưa tổng sản lượng của khối lên 27,981 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng 400.000 thùng/ngày mà OPEC+ nỗ lực hướng tới kể từ tháng 5/2021, khi liên minh này bắt đầu dần thu hẹp các mức cắt giảm sản lượng để hỗ trợ cho đà phục hồi kinh tế toàn cầu sau cú sốc do làn sóng lây nhiễm COVID-19 đầu tiên gây ra.
Còn nhà phân tích Han Tan từ hãng Exinity cho rằng, tình trạng thiếu đầu tư trong nhiều năm và bất ổn chính trị kéo dài đã khiến công suất dự phòng sụt giảm nghiêm trọng ở các nước như Nigeria, Angolavà Libya./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Arabia xác nhận cam kết đối với thỏa thuận OPEC+ với Nga
10:24' - 28/02/2022
Ngày 27/2, Saudi Arabia đã xác nhận cam kết của nước này đối với thỏa thuận OPEC+ với Nga.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Năng lượng các nước Arab: OPEC+ cần tiếp tục thỏa thuận tăng sản lượng
10:20' - 21/02/2022
Bộ trưởng Năng lượng các nước Arập sản xuất dầu mỏ cho rằng Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh (OPEC+), cần tiếp tục thỏa thuận tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày hiện nay.
-
Hàng hoá
IEA hối thúc OPEC+ thu hẹp chênh lệch giữa sản lượng mục tiêu và thực tế
19:45' - 16/02/2022
Có sự chênh lệch lớn giữa các mức sản lượng mục tiêu mà các nước OPEC+ đặt ra và sản lượng thực tế.
-
Thị trường
OPEC+ dự kiến bám sát kế hoạch nâng sản lượng bất chấp giá dầu phục hồi
11:25' - 02/02/2022
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các nhà sản xuất ngoài khối (nhóm OPEC+) có thể sẽ giữ nguyên các chính sách hiện thời về tăng sản lượng vừa phải tại cuộc họp ngày 2/2.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức nghiêm trọng đối với ngành hoá chất của Bỉ
06:30' - 20/05/2025
Ngành công nghiệp dược phẩm và hóa chất của Bỉ, một trụ cột kinh tế của quốc gia này, đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng khi lần đầu tiên sau một thập kỷ ghi nhận sự sụt giảm việc làm.
-
Phân tích - Dự báo
Thỏa thuận "đình chiến" giữa Mỹ và Trung Quốc: Lo ngại vẫn hiện hữu
05:30' - 20/05/2025
Kênh CNBC cho biết, ngay khi các biện pháp thuế quan được chính phủ hai nước Mỹ và Trung Quốc điều chỉnh, nhiều doanh nghiệp Mỹ đã nhanh chóng tăng lượng đặt hàng từ các nhà máy Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Quan hệ Canada-Mỹ: Tầm nhìn dài hạn
06:30' - 19/05/2025
Chuyến thăm của Thủ tướng Mark Carney tới Washington đánh dấu một khởi đầu tích cực.
-
Phân tích - Dự báo
Câu chuyện về phát triển năng lượng hạt nhân tại Philippines
05:30' - 19/05/2025
Theo trang mạng Fulcrum, Philippines đang ngày càng quan tâm đến việc phát triển năng lượng hạt nhân.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài cuối: Những động lực quan trọng
06:30' - 18/05/2025
Cho đến nay, EU chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ khảo sát địa chất tại Zambia. Nhiều đối tác quốc tế khác cũng đang hoạt động trong lĩnh vực này.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài 3: Quan hệ đối tác chưa hoàn thiện
06:30' - 18/05/2025
Zambia có chính xác những gì châu Âu đang tìm kiếm ở các đối tác nguyên liệu thô: nhiều loại nguyên liệu thô quan trọng, một hệ thống dân chủ và sự ổn định chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Những biến số của thị trường vàng thế giới năm 2025
05:30' - 18/05/2025
Sự tăng giá mạnh của vàng là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, chủ yếu là từ rủi ro liên quan đến thuế quan của Mỹ, căng thẳng địa chính trị, sự biến động của thị trường chứng khoán và đồng USD yếu đi.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài 2: Tham vọng của Zambia
06:30' - 17/05/2025
Từ khi nhậm chức vào năm 2021, Tổng thống Hakainde Hichilema đã nỗ lực ổn định nền kinh tế đất nước. Mặc dù đã tái cấu trúc nợ thành công, tình hình tài chính của Zambia vẫn căng thẳng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài 1: Tìm kiếm quan hệ đối tác mới
05:30' - 17/05/2025
Quan hệ đối tác chiến lược, bao gồm cả quan hệ đối tác với Zambia, cần neo chặt hơn vào khái niệm chung về chiến lược nguyên liệu thô của EU.