OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu từ tháng 1/2021
Nhiều nguồn tin từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác, hay còn được gọi là OPEC+, ngày 3/12 cho biết OPEC+ đã nhất trí tăng sản lượng dầu ở mức khiêm tốn từ tháng 1/2021 lên thêm 500.000 thùng/ngày, song không đạt được thỏa hiệp về chính sách dài hạn và rộng rãi hơn trong thời gian còn lại của năm tới.
Sự điều chỉnh trên có nghĩa là OPEC+ sẽ cắt giảm sản lượng 7,2 triệu thùng/ngày - tương đương 7% nhu cầu toàn cầu - từ tháng 1/2021, thấp hơn so với mức cắt giảm 7,7 triệu thùng/ngày hiện nay.Các biện pháp hạn chế đang được thực hiện để đối phó với tình trạng sụt giảm nhu cầu dầu mỏ trong bối cảnh làn sóng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 thứ hai đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới.
Cùng ngày, Bộ Năng lượng Kazakhstanra thông báo xác nhận việc OPEC+ đã đồng ý tăng sản lượng dầu thêm 500.000 thùng/ngày vào tháng 1 tới.Ngoài ra, OPEC+ đã nhất trí nhóm họp hàng tháng, bắt đầu từ tháng 1/2021, để quyết định chính sách của liên minh này.
OPEC+ trước đó được cho là sẽ kéo dài các đợt cắt giảm sản lượng hiện tại cho đến ít nhất là tháng 3/2021.Tuy nhiên, sau khi những hy vọng và tín hiệu tích cực về một số loại vắc-xin ngừa COVID-19 được cấp phép đã thúc đẩy một đợt tăng giá dầu vào cuối tháng 11/2020, một số nhà sản xuất bắt đầu đặt câu hỏi về sự cần thiết của yêu cầu kiểm soát chặt chẽ chính sách dầu mỏ theo chủ trương của quốc gia đứng đầu OPEC là Saudi Arabia.
Theo các nguồn tin trên, Nga, Iraq, Nigeria và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ở một mức độ nhất định đều bày tỏ sự quan tâm đến việc cung cấp thêm dầu ra thị trường trong năm 2021.Bốn nguồn tin từ OPEC+ cho biết liên minh này sẽ nhóm họp hàng tháng để quyết định những chính sách về sản lượng sau tháng 1/2021 và mức tăng hàng tháng được cho là khó có thể vượt quá 500.000 thùng/ngày.
OPEC+ phải đạt được sự cân bằng, cho dù là mong manh, giữa việc đẩy giá dầu lên đủ để giúp củng cố ngân sách của các quốc gia thành viên, nhưng không quá nhiều để khiến sản lượng của đối thủ Mỹ tăng vọt. Giá dầu đá phiến của Mỹ có xu hướng tăng trên 50 USD/thùng. Những cuộc họp hàng tháng của OPEC+ được cho là sẽ khiến giá cả thị trường biến động mạnh hơn và làm phức tạp thêm việc bảo hiểm rủi ro cho các nhà sản xuất dầu của Mỹ.Giá dầu thô ít thay đổi sau quyết định của OPEC+ và duy trì ở mức khoảng 48 USD/thùng./.
- Từ khóa :
- giá dầu
- opec
- sản lượng dầu mỏ
- OPEC+
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng khi OPEC+ nới lỏng mức cắt giảm sản lượng
07:44' - 04/12/2020
Chốt phiên 3/12, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 1/2021 tăng 36 xu Mỹ, lên 45,64 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 2/2021 tăng 46 xu Mỹ, lên 48,71 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tăng khi OPEC+ nối lại đàm phán về sản lượng dầu
16:58' - 03/12/2020
OPEC+sẽ nối lại các cuộc thảo luận vào ngày 3/12 (giờ địa phương) để thống nhất các chính sách cho năm 2021 sau khi các bên không đạt được thỏa hiệp tại các cuộc đàm phán trước đó.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới phiên 2/12 đi lên sau khi Anh thông qua vắc-xin ngừa COVID-19
07:45' - 03/12/2020
Ngày 2/12, Anh đã trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên phê duyệt vắc-xin ngừa COVID-19, đi trước Mỹ và Liên minh châu Âu một bước trong nỗ lực đưa cuộc sống trở lại bình thường...
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới ghi nhận tháng tăng thứ hai liên tiếp
06:53'
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày 30/6, trong bối cảnh các nhà đầu tư cân nhắc giữa tình hình đang hạ nhiệt tại Trung Đông và khả năng OPEC+ sẽ tăng sản lượng vào tháng Tám.
-
Hàng hoá
Quảng Ninh thu giữ và tiêu hủy gần 17 tấn nhuyễn thể không rõ nguồn gốc
19:37' - 30/06/2025
Ngày 30/6, Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện, kiểm tra, thu giữ và xử lý tiêu hủy gần 17 tấn ngao và hàu sữa không rõ nguồn gốc, xuất xứ có tổng trị giá hơn 670 triệu đồng.
-
Hàng hoá
Giá gas bán lẻ trong nước tháng 7 tiếp tục giảm
17:47' - 30/06/2025
Cùng xu hướng biến động như tháng 6, giá gas bán lẻ trong nước tháng 7 tiếp tục giảm tháng thứ hai liên tiếp theo xu hướng giá gas thế giới.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm khi căng thẳng địa chính trị hạ nhiệt
16:51' - 30/06/2025
Những lo ngại dai dẳng về triển vọng nhu cầu vẫn là một yếu tố kìm hãm đà giảm sâu của giá dầu
-
Hàng hoá
Kim loại đồng loạt tăng giá
09:34' - 30/06/2025
Diễn biến trái chiều giữa thị trường năng lượng và kim loại. Trong khi 5 mặt hàng năng lượng khép tuần giao dịch trong sắc đỏ thì thị trường kim loại chứng kiến toàn bộ các mặt hàng đồng loạt tăng giá
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á kéo dài đà giảm do một loạt yếu tố bất lợi
07:51' - 30/06/2025
Giá dầu giảm trong sáng 30/6 trên thị trường châu Á, sau tuần thua lỗ nặng nề nhất trong hơn hai năm qua giữa lúc các quỹ phòng hộ bán tháo sau thỏa thuận ngừng bắn mong manh giữa Iran – Israel.
-
Hàng hoá
Bước vào thế giằng co cung-cầu, giá dầu giảm 12% trong tuần qua
12:59' - 28/06/2025
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/6, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 4 xu (0,1%) lên 67,77 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 28 xu (0,4%), chốt phiên ở mức 65,52 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá cước vận tải biển Trung-Mỹ giảm hơn 50%
14:54' - 27/06/2025
Giá cước vận chuyển container hàng hóa từ Trung Quốc đến Mỹ đã giảm hơn một nửa kể từ đầu tháng này.
-
Hàng hoá
Giá dầu hướng tới tuần giảm mạnh nhất trong 2 năm
14:53' - 27/06/2025
Giá dầu tại châu Á trong phiên chiều 27/6 đang hướng tới tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2023, trong bối cảnh xung đột Iran-Israel không gây ra gián đoạn nguồn cung đáng kể nào.