Petrolimex thoái vốn toàn bộ khỏi PG Bank để thực hiện Đề án cơ cấu lại Tập đoàn
Với việc thoái vốn toàn bộ khỏi Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank, mã chứng khoán PGB), Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, mã chứng khoán PLX) đang thực hiện một trong những nội dung của Đề án cơ cấu lại Tập đoàn giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2035 (Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã phê duyệt tại văn bản số 1989/UBQLV-CN ngày 5/12/2022 và được Đại hội cổ đông bất thường Petrolimex thông qua ngày 6/12/2022).
* Cơ hội và thách thức
Tại hội thảo gặp gỡ nhà đầu tư cung cấp thông tin về việc thoái vốn khỏi PG Bank chiều 22/3 tại Hà Nội, Phó Tổng Giám đốc Petrolimex Trần Ngọc Năm và là Thành viên HĐQT PG Bank cho biết, theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, mỗi một tổ chức chỉ được nắm giữ cổ phần tại một ngân hàng không quá 15% vốn điều lệ.
Vì vậy, việc thoái vốn khỏi PG Bank không chỉ giúp Petrolimex thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ, phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng mà còn giúp Petrolimex tập trung vốn cho hoạt động kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn.
Theo đó, việc thoái vốn sẽ được thực hiện thông qua đấu giá công khai tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) vào ngày 7/4 tới đây với số lượng 120 triệu cổ phiếu, tương ứng 40% vốn điều lệ của PG Bank. Giá đấu khởi điểm là 21.300 đồng/cổ phiếu theo phương thức đấu giá công khai.Trả lời các câu hỏi của của nhà đầu tư liên quan đến việc giá đấu khởi điểm 21.300 đồng/cổ phiếu PGB đang cao hơn giá giao dịch thực tế trên thị trường chứng khoán (giá ngày 22/3 là 18.500 đồng/cổ phiếu), ông Trần Ngọc Năm cho biết, giá khởi điểm của mã cổ phiếu phải được đánh giá trên cơ sở xuất phát từ quan điểm đầu tư là ngắn hạn hay dài hạn cũng như phụ thuộc vào khả năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.
Theo đó, cổ phiếu của ngân hàng PG Bank có sự khác biệt với các doanh nghiệp thông thường do việc thành lập một ngân hàng mới phải theo quy trình nghiêm ngặt và phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, Nhà nước đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư theo hình thức mua cổ phần của các ngân hàng nhỏ và vừa ở Việt Nam. Đây là yếu tố khác biệt và sẽ mang đến giá trị vô hình trong việc định giá đối với một doanh nghiệp như PG Bank.
Đồng quan điểm này, bà Cao Thị Ngọc Quỳnh, Giám đốc phụ trách dịch vụ ngân hàng đầu tư (phát triển kinh doanh) của CTCP Chứng khoán SSI cho biết, tỷ lệ thoái vốn của Petrolimex tại PG Bank lên tới 40% là cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn nắm giữ tỷ lệ sở hữu lớn tại một ngân hàng thương mại Việt Nam.Trong bối cảnh từ năm 2018 đến nay, Chính phủ bắt đầu thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng; trong đó, đề xuất không cấp phép cho các ngân hàng với 100% vốn nước ngoài và khuyến khích vốn nước ngoài đầu tư vào các ngân hàng quy mô nhỏ.
Ngoài ra, trong bối cảnh các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay đều đã đạt tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa và gần như không còn dư địa cho nhà đầu tư nước ngoài mới thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài của PG Bank chỉ xoay quanh mức 10% sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đang tìm cách tham gia vào ngành ngân hàng Việt Nam, bà Quỳnh chỉ rõ. Liên quan tới lo lắng của nhà đầu tư về việc Petrolimex thoái vốn toàn bộ khỏi PG Bank sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng, bà Cao Thị Ngọc Quỳnh cho biết, tỷ lệ tiền gửi của Petrolimex và các công ty liên quan tại PG Bank chiếm khoảng 5,24% và là khoản tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu từ 1 - 3 tháng.Vì vậy, thương vụ thoái vốn sẽ tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh của PG Bank (bao gồm tiền gửi, khoản vay, bảo lãnh phát hành, tài khoản ngân hàng và dịch vụ thanh toán tại các trạm xăng). Tuy nhiên, với các sản phẩm dịch vụ tài chính cạnh tranh về giá cả và chất lượng mà PG Bank đang cung cấp cho Petrolimex và các công ty con, dự kiến sau thoái vốn, PG Bank vẫn có khả năng giữ được nhóm khách hàng lớn này.
Ngoài ra, để giảm thiểu rủi ro tập trung, PG Bank đã mở rộng mạng lưới khách hàng sang nhiều doanh nghiệp khác ngoài Petrolimex và các công ty con.
Đại diện PG Bank cũng cho biết, việc Petrolimex sắp thoái vốn toàn bộ khỏi PG Bank là cơ hội cho nhà đầu tư mới. Nếu vốn được tăng thêm, cùng với hỗ trợ của nhà đầu tư mới kèm xu hướng phát triển của ngành ngân hàng, PG Bank sẽ có bước phát triển đột phá hơn. Theo đánh giá của SSI, hiện tỷ lệ an toàn vốn CAR của PG Bank ở mức 11,5%, cao hơn nhiều quy định tối thiểu 8% với các ngân hàng tại Việt Nam tiếp cận chuẩn mực quốc tế Basel II. Thêm vào đó, với tỷ lệ nợ xấu của PG Bank hiện chỉ ở mức 2,56%, PG Bank có cơ sở để tăng trưởng tín dụng và phát triển trong thời gian tới.Hiện biên lãi ròng (NIM) của PG Bank đã giảm từ mức 3% vào năm 2019 xuống còn 2% vào năm 2021 trước khi tăng trưởng trở lại vào năm 2022 nhờ tỷ lệ lợi tức trên tài sản sinh lãi (YEA) tăng nhanh hơn tỷ lệ chi phí vốn huy động (COF). Bên cạnh đó, chi phí hoạt động cũng giảm trở lại vào năm 2022, dần khắc phục được ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 khiến chỉ số thu nhập (CIR) gia tăng đáng kể.
* Chiến lược tái cấu trúc, thoái vốn giai đoạn 2021 - 2025
Về chiến lược tái cấu trúc, thoái vốn trong thời gian tới, ông Trần Ngọc Năm cho biết, Petrolimex tiếp tục thực hiện theo đúng Đề án tái cơ cấu đã được Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt và cũng được Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 của Petrolimex thông qua. Với chiến lược này, việc thực hiện thoái vốn khỏi PG Bank là thương vụ đầu tiên của Petrolimex. Thương vụ tiếp theo sẽ là thực hiện thoái vốn toàn bộ tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp Petrolimex. Ngoài ra, tại một số doanh nghiệp mà Tập đoàn đầu tư, nhưng qua đánh giá không cần thiết phải nắm giữ thì sẽ có những kế hoạch cụ thể, ông Trần Ngọc Năm cho biết. Theo Đề án trên, do kinh doanh xăng dầu là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn cần có sự điều tiết chi phối để đảm bảo sự chỉ đạo nhất quán trong toàn hệ thống, Petrolimex sẽ đảm bảo nắm quyền sở hữu chi phối trong giai đoạn 2021 - 2025 với các công ty thành viên.Tập đoàn sẽ tiếp tục nắm giữ tỷ lệ sở hữu 100% với 43 công ty trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trực thuộc; giữ tỷ lệ 100% sở hữu tại Công ty TNHH MTV Petrolimex Singapore. Riêng Công ty TNHH MTV Petrolimex Lào sẽ có lộ trình thoái vốn trực tiếp hoặc gián tiếp 100% cổ phần.
Đối với các công ty thuộc ngành nghề kinh doanh có liên quan phục vụ trực tiếp ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và ngành nghề kinh doanh khác, Tập đoàn sẽ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá và xây dựng các phương án tái cơ cấu cụ thể, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tiễn và điều kiện phát triển của Tập đoàn để đáp ứng sự thay đổi của nền kinh tế.
Đối với các công ty thuộc ngành nghề kinh doanh phục vụ trực tiếp mảng xăng dầu, Petrolimex sẽ tiếp tục nắm giữ tỷ lệ trên 50% với Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (mã chứng khoán PLC), Tổng công ty Gas Petrolimex (mã chứng khoán PGC), CTCP Nhiên liệu bay Petrolimex, Công ty TNHH Liên doanh kho ngoại quan Vân Phong. Ngoài ra, Tập đoàn sẽ giữ tỷ lệ sở hữu 35% tại Công ty TNHH BP Petco. Riêng các công ty thuộc ngành nghề khác, Petrolimex dự kiến thoái 100% vốn tại Tổng công ty Xây lắp và Thương mại Petrolimex và duy trì nắm giữ 40,95% tỷ lệ sở hữu tại Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex (mã chứng khoán PGI)./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Quỹ bình ổn giá xăng dầu Petrolimex tăng lên 2.367 tỷ đồng
15:43' - 21/03/2023
Tính đến 15h00 ngày 21/3, Quỹ bình ổn giá xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã tăng từ mức 2.290 tỷ đồng (lần điều chỉnh ngày 13/3) lên 2.367 tỷ đồng.
-
Chứng khoán
Petrolimex bán đấu giá toàn bộ cổ phiếu PGB ra công chúng vào ngày 7/4
08:52' - 08/03/2023
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã chứng khoán PLX) sẽ bán toàn bộ 120 triệu cổ phiếu PGB của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) ra công chúng.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
TikTok quảng bá di sản Việt, thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế
16:35'
Chiều 17/4, TikTok LIVE và Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn Di sản Văn hoá Việt Nam khởi động chương trình “Nét đẹp Việt mùa 3: Chạm vào di sản” nhằm khai thác giá trị kinh tế từ di sản qua livestream sáng tạo.
-
Doanh nghiệp
TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:12'
Mặc dù hưởng lợi từ xu hướng tích hợp tính năng AI vào các sản phẩm trực tuyến nhưng TSMC đang đối mặt với thách thức từ chính sách thuế nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump.
-
Doanh nghiệp
OpenAI muốn mua lại Windsurf với giá 3 tỷ USD
12:44'
Các nguồn thạo tin ngày 16/4 tiết lộ OpenAI đang trong quá trình đàm phán để mua lại công ty cung cấp công cụ hỗ trợ lập trình bằng trí tuệ nhân tạo (AI) Windsurf với giá khoảng 3 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Vốn hóa thị trường của Apple tiếp tục giảm
10:10'
Cổ phiếu Apple đã giảm gần 4% trong phiên giao dịch 16/4, khiến giá trị vốn hóa thị trường của nhà sản xuất iPhone giảm xuống dưới mốc 3.000 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Toyota Industries phát triển vật liệu chịu nhiệt trong ngành hàng không vũ trụ
09:38'
Ngày 16/4, công ty công nghiệp Toyota Industries thông báo sẽ phát triển vật liệu chịu nhiệt với công ty khởi nghiệp ElevationSpace đang phát triển dịch vụ vận chuyển từ không gian vũ trụ về Trái Đất.
-
Doanh nghiệp
Nvidia đầu tư các máy chủ AI trị giá 500 tỷ USD tại Mỹ
07:56'
Nhà sản xuất chip Nvidia cho biết có kế hoạch xây dựng các máy chủ trí tuệ nhân tạo trị giá 500 tỷ USD tại Mỹ với sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế như TSMC, Foxconn đều của Đài Loan (Trung Quốc).
-
Doanh nghiệp
Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?
19:22' - 16/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tiết lộ kế hoạch sắp công bố thuế quan đối với chất bán dẫn, nhưng cũng để ngỏ khả năng linh hoạt với một số công ty.
-
Doanh nghiệp
Hội nghị P4G Việt Nam 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam
14:57' - 16/04/2025
Các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam đang có những bước tiến quan trọng trong phát triển các giải pháp công nghệ xanh nhằm góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững.
-
Doanh nghiệp
Đóng điện thành công trạm biến áp 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang
13:40' - 16/04/2025
EVNNPC vừa phối hợp cùng các đơn vị liên quan, đã hoàn thành và đóng điện thành công công trình trọng điểm trạm biến áp (TBA) 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang.