PetroVietnam hiện thực hóa lộ trình chuyển đổi số và chuyển dịch năng lượng
Tại tọa đàm "Vai trò của các tổ chức đoàn thể chính trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với chuyển đổi số, chuyển dịch năng lượng trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam" sáng 14/12 tại thành phố Vũng Tàu, ông Trần Quang Dũng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Petrovietnam cho biết, với vai trò là tập đoàn công nghiệp năng lượng, là trụ đỡ của nền kinh tế, Petrovietnam đang nỗ lực làm mới các động lực truyền thống, tạo động lực mới liên quan đến năng lượng tái tạo theo tinh thần Kết luận số 76-KL/TW (KL76) ngày 24/4/2024 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
Với mục tiêu là trở thành tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia theo tinh thần Kết luận số 76 này, Petrovietnam đang nỗ lực tái tạo nguồn lực con người để có thể chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng thành công; trong đó, các đơn vị trong toàn Petrovietnam tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng lộ trình chuyển đổi này.
Hiện Petrovietnam đã có sự chuyển biến rất lớn trong chuyển đổi số và chuyển dịch năng lượng trong toàn tập đoàn, nhất là tại các đơn vị thành viên như Vietsovpetro, CTCP Lọc Hoá dầu Bình Sơn; trong đó, Tổng Công ty Dịch vụ và Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) từ tháng 3/2023 đã trúng thầu thiết kế, thi công 33 chân đế turbin điện gió ngoài khơi với giá trị hợp đồng trên 2 tỷ USD.
Tại tọa đàm, ông Ngô Mạnh Thắng, Phó Giám đốc Dự án chân đế turbin cột điện gió ngoài khơi cung cấp cho đại dự án trang trại điện gió ngoài khơi Chương Hóa của Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, hiện PTSC đã sản xuất được 24/33 chân đế turbin điện gió ngoài khơi cho đối tác Orsted (Đan Mạch). Ngày 2/12 vừa qua, PTSC đã xuất khẩu thành công 4 chân đế và dự kiến ngày 20/12 tới đây sẽ tiếp tục xuất khẩu 4 chân đế tiếp theo. Riêng dự án này đang tạo ra 3 nghìn việc làm cho PTSC trong khoảng 2 năm.
Bên cạnh dự án sản xuất chân đế này, PTSC cũng đang triển khai Dự án xuất khẩu điện gió sang Singapore và dự án này đang trong giai đoạn khảo sát ngoài khơi. Để thực hiện các dự án lớn này, PTSC đã xây dựng hệ thống các đối tác, nhà thầu phụ trong chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi để đảm bảo tận dụng hết cơ sở vật chất, con người và công nghệ của các bên hiệu quả nhất.
Tuy nhiên ông Ngô Mạnh Thắng cũng cho biết, do điện gió ngoài khơi là loại hình năng lượng còn khá mới mẻ tại Việt Nam nên việc triển khai các dự án điện gió ngoài khơi nói chung đang gặp nhiều thách thức, nhất là về kỹ thuật và công nghệ; về nguồn lực và công suất. Đặc biệt, các dự án điện gió ngoài khơi nói chung tại Việt Nam vẫn gặp các rào cản pháp lý và chính sách như khung pháp lý chưa hoàn thiện, chính sách hỗ trợ cần phát triển thêm, quy trình cấp phép cần nhanh gọn hơn, cần có hướng dẫn chi tiết Luật Điện lực sửa đổi.
Từ góc độ chuyển đổi số, ông Hoàng Cảnh Sơn, đại diện Vietsovpetro cho biết chuyển đổi số trong thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam còn gặp nhiều thách thức khi việc áp dụng các công nghệ còn rời rạc, thiếu tính liên kết, ít được phổ cập, trao đổi kinh nghiệm. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu các chuyên ngành mang tính chất nhỏ lẻ, cục bộ; phục vụ cho từng lĩnh vực hẹp, khó tích hợp.Ngoài ra, các rào cản chung mang tính quốc gia như hạ tầng viễn thông, bảo vệ dữ liệu, an ninh mạng, môi trường và hành lang pháp lý cũng đang ảnh hưởng tới lộ trình chuyển đổi số trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí. Để vượt qua các thách thức này, Vietsovpetro đã xây dựng Chiến lược Chuyển đổi số 2025-2030; trong đó đặt mục tiêu số hoá toàn diện các hoạt động sản xuất trên nền tảng số; tối ưu hoạt động quản trị vận hành trên cơ sở tận dụng tối đa nền tảng và hạ tầng số hiện tại; đổi mới mô hình kinh doanh hiệu quả thông qua năng lực số.
Theo ông Hoàng Cảnh Sơn, việc chuyển đổi số này nhằm giúp Vietsovpetro duy trì sản lượng khai thác dầu khí ổn định ở mức trung bình 2,8 triệu tấn/năm, đồng thời mở rộng mô hình hoạt động kinh doanh, đảm bảo gia tăng tỷ trọng đóng góp của các mảng kinh doanh khác ngoài hoạt động khai thác dầu khí, bao gồm dịch vụ dầu khí, đầu tư điện gió ngoài khơi, dịch vụ điện gió ngoài khơi (đạt 15% cuối năm 2025, 30% cuối 2030 và 60% cuối 2035). Hiện Vietsovpetro đang triển khai 4 sáng kiến số vào hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và học máy tự động hóa công việc trong thăm dò khai thác dầu khí; Hệ thống bảo dưỡng, sửa chữa tích hợp trên công trình biển nhằm kiểm soát và quản lý hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị trên các công trình biển, kiểm soát việc sử dụng vật tư, thiết bị và nhân lực bảo dưỡng và sửa chữa, kiểm soát tình trạng máy móc thiết bị, các hư hỏng, số hóa quy trình quản lý bảo dưỡng sửa chữa, tiết kiệm thời gian xử lý giấy tờ; nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP và xây dựng, hoàn thiện các nghiệp vụ quản trị liên quan; sáng kiến số Hồ sơ bệnh án điện tử. Chỉ rõ chuyển đổi số và chuyển dịch năng lượng theo hướng giảm phát thải đang là xu thế tất yếu với các doanh nghiệp trên toàn thế giới, từ góc độ chuyên gia công nghệ, ông Kiều Mạnh Toàn- Giám đốc Khách hàng Doanh nghiệp lớn và Chính phủ - Microsoft Việt Nam cho biết con đường duy nhất để nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức trong quá trình chuyển đổi này chính là tiếp tục tăng tốc, đổi mới sáng tạo.
Đối với doanh nghiệp dầu khí, bên cạnh nhiệm vụ xây dựng được cơ sở dữ liệu an toàn, minh bạch, đáng tin cậy phục vụ chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi năng lượng chính là xây dựng chuỗi giá trị linh hoạt, bền bỉ và an toàn, giảm phát thải carbon để chuyển đổi năng lượng bền vững cũng như thu hút, đào tạo lại lực lượng lao động tương lai.
Ông Kiều Mạnh Toàn cũng cho biết, thông qua các cuộc làm việc với các doanh nghiệp năng lượng tại Việt Nam, từ góc độ công nghệ, Microsoft Việt Nam nhận thấy các cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyển đổi. Vì vậy, Microsoft Việt Nam cam kết đầu tư kết nối doanh nghiệp có chiến lược carbon thấp nhất song hành với mục tiêu đạt net zero carbon của Microsoft Việt Nam vào năm 2030. Bên cạnh đó, Microsoft Việt Nam cam kết hỗ trợ doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi năng lượng với dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) ở 4 nội dung.Thứ nhất là trang bị cho nhân lực ngành; trong đó thực hiện tự động hóa quy trình làm việc và cải thiện hoạt động tuyển dụng, học tập và đào tạo bằng AI để cộng tác liền mạch.
Thứ hai là vận hành hướng tới một tương lai năng lượng mới; trong đó tối ưu hóa chuỗi cung ứng, bảo vệ tài sản và cung cấp năng lượng thông minh bằng AI để cải thiện năng suất.
Thứ ba là đạt được các cam kết về net-zero; trong đó tập trung chuyển đổi dữ liệu để giảm phát thải khí nhà kính, mở rộng quy mô năng lượng không carbon, khử carbon cho chuỗi giá trị năng lượng.
Thứ tư là phát triển các doanh nghiệp bền vững, được hỗ trợ bởi AI; trong đó khai thác giá trị từ dữ liệu để đẩy nhanh sáng tạo về khí hậu, tiến độ phát triển bền vững, và phát triển kinh doanh.
Phát biểu bế mạc tọa đàm, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Petrovietnam khẳng định, chuyển đổi số và chuyển dịch năng lượng là tất yếu khách quan trong thời đại công nghệ 4.0. Petrovietnam nói chung và các tổ chức đoàn thể chính trị trong tập đoàn nói riêng không nằm ngoài xu thế và trách nhiệm đó. Với thực tế là chuyển đổi số và chuyển dịch năng lượng đang tác động sâu đến chiến lược sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khai thác dầu khí của Petrovietnam, việc nâng cao nhận thức và hành động của mỗi tập thể, mỗi cá nhân trong Petrovietnam và sự tham gia của các đoàn thể chính trị trong tập đoàn theo tinh thần "một đội ngũ một mục tiêu" là thực sự quan trọng để hiện thực hoá lộ trình chuyển đổi này và trở thành tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia theo tinh thần số 76-KL/TW (KL76) ngày 24/4/2024 của Bộ Chính trị.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 ở mức “hai con số”
09:09' - 13/12/2024
Với mục tiêu tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 được Chính phủ đặt ra ở mức trên 8%, Petrovietnam đang chuẩn bị các động lực để có thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng “hai con số” trong năm sau.
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam tiên phong đổi mới tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao năng suất lao động
16:39' - 05/12/2024
Trong bối cảnh đất nước đang chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới, Petrovietnam xác định nhiệm vụ cấp bách là tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy, tái cơ cấu doanh nghiệp tinh gọn, nâng cao năng suất lao động.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác kinh tế tài chính song phương
22:09' - 15/05/2025
Đoàn công tác của Bộ Tài chính Việt Nam có buổi làm việc với ông Robert Kaproth, Trợ lý Bộ trưởng phụ trách tài chính quốc tế Bộ Tài chính Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến sẽ xây Khu thương mại tự do Đồng Nai ở gần sân bay Long Thành
21:44' - 15/05/2025
Hiện Đồng Nai đang tập trung nghiên cứu, xây dựng Đề án khu thương mại tự do với quan điểm gắn với sân bay Long Thành, cảng Phước An và một số khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 6 sẽ hoàn thành cắm cọc giải phóng mặt bằng dự án cao tốc ở Đồng Nai
21:43' - 15/05/2025
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai làm việc với các đơn vị liên quan về giải phóng mặt bằng phục vụ dự án cao tốc đi qua tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Trên 150 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong phát triển nông nghiệp
20:54' - 15/05/2025
Chiều tối 15/5, tại Hà Nội, Khoa Kinh tế và quản lý, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Sinh viên với khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế số.
-
Kinh tế Việt Nam
Mở đợt cao điểm ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại
20:45' - 15/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại...
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương gỡ vướng cho doanh nghiệp trên tinh thần "3 không"
20:44' - 15/05/2025
Ngành công thương chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát hiện, xử lý ngay quy định chồng chéo không phù hợp với thực tiễn
20:00' - 15/05/2025
Theo Bộ Công Thương, các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương của Chính phủ và của lãnh đạo Bộ về cải cách hành chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần có chính sách rõ đối tượng, rõ mức hỗ trợ, rõ nguồn tài chính để phát triển kinh tế tư nhân
19:36' - 15/05/2025
Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 15/5, các đại biểu thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Bảo vệ doanh nghiệp bằng hậu kiểm minh bạch
18:58' - 15/05/2025
Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 15/5, đã diễn ra phiên thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.