Petrovietnam tăng cường các giải pháp tạo tín chỉ carbon
Với vai trò là cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam, thông qua hàng loạt các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng xanh trong hoạt động của mình, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã và đang nỗ lực vận dụng tất cả năng lực, kinh nghiệm, tiềm năng sẵn có để chung tay cùng Chính phủ trong việc bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt. Giảm lượng khí thải nhà kính là điều cần thiết để bảo vệ môi trường và đảm bảo tương lai bền vững. Tín chỉ carbon (carbon credit) là một công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững và đạt được mục tiêu Net Zero.
Các doanh nghiệp và các tổ chức trên thế giới đang đẩy mạnh thực hiện các biện pháp giảm lượng khí thải phát sinh bằng cách đầu tư vào các dự án thân thiện với môi trường như năng lượng tái tạo, trồng rừng hoặc sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng. Sau khi thực hiện các dự án, doanh nghiệp sẽ được cấp tín chỉ carbon tương ứng với lượng khí thải được giảm.
Tín chỉ carbon này có thể được mua bán trên thị trường bởi các doanh nghiệp hoặc tổ chức cần bù đắp cho lượng khí thải phát ra của mình.
Tại Việt Nam, phát thải khí nhà kính (KNK) đang vào khoảng 400 triệu tấn CO2 tương đương, trong đó lĩnh vực năng lượng chiếm khoảng 2/3, còn lại là các lĩnh vực khác. Với những cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam tại COP26, thị trường tín chỉ carbon trong nước được dự báo sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới.
Từ nay đến hết năm 2027, Việt Nam sẽ xây dựng các hệ thống quy định, chính sách tạo nền tảng cho thị trường, cũng như thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon và sẽ chính thức vận hành từ năm 2028.
Lộ trình giảm phát thải khí nhà kính của Petrovietnam
Theo đánh giá, lượng phát thải trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Petrovietnam chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lượng phát thải ngành năng lượng. Điều này đạt được là do các hệ thống thiết bị, công nghệ sản xuất của Petrovietnam hiện đại so với mặt bằng chung của ngành năng lượng Việt Nam. Theo số liệu năm 2020, tỷ trọng phát thải của Petrovietnam chỉ chiếm khoảng 7% phát thải KNK của lĩnh vực năng lượng (19,5/273 triệu tấn CO2 tương đương).
Mặc dù vậy, trong giai đoạn đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050, nếu không có các biện pháp giảm phát thải, tỷ trọng phát thải của Petrovietnam sẽ tăng nhanh, chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp điện. Hiện nay, Petrovietnam đang cập nhật kế hoạch giảm phát thải KNK theo các cam kết mới của Việt Nam.
Theo đó, đến năm 2025, Tập đoàn dự kiến sẽ cắt giảm 15,55 triệu tấn CO2 so với phát thải cơ sở năm 2010. Giai đoạn 2031-2050, kế hoạch của Petrovietnam là sẽ triển khai các giải pháp “xanh hóa" các nhà máy điện than, các dự án công nghệ thu hồi, sử dụng, lưu trữ carbon (CCS/CCUS); tiếp tục thực hiện các dự án sản xuất năng lượng sạch như hydrogen “xanh”, NH3 “xanh” có tính khả thi; phát triển chuỗi giá trị thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS), hydrogen “xanh”, NH3 “xanh” trong nước và hướng tới tham gia thị trường khu vực, thế giới; triển khai chuyển đổi nhiên liệu sạch cho các phương tiện vận tải biển.
Chung tay thực hiện nhiều giải pháp: nhiều đơn vị thành viên của Tập đoàn cũng đang tích cực chuyển đổi xanh
Với đặc điểm của các nhà máy điện là sử dụng lượng nhiên liệu rất lớn và lượng phát thải khí nhà kính cũng rất lớn, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đặc biệt tập trung tìm giải pháp giảm thiểu phát thải hiệu quả. Từ nay đến năm 2030, PV Power đặt mục tiêu có 12 giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thực hiện tại các nhà máy điện và theo tính toán của Petrovietnam, dự kiến sẽ giảm thiểu được 160.884 tấn CO2e trong giai đoạn 2018-2025 và 72.150 tấn CO2e trong giai đoạn 2026-2030. Các giải pháp đăng ký đa phần thuộc giải pháp tiết kiệm, giảm thiểu năng lượng sử dụng trong sản xuất và sử dụng năng lượng mặt trời.
Để phát triển bền vững, PV Power định hướng ưu tiên và khuyến khích sử dụng các công nghệ mới, công nghệ tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chú trọng phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) và tích cực nghiên cứu, tìm hiểu các loại nhiên liệu sạch, nhiên liệu thay thế và các công nghệ giảm thiểu phát thải tiên tiến khác để kịp thời đáp ứng chuyển dịch năng lượng, hướng tới mục tiêu giảm thiểu phát thải ròng của Chính phủ.
Doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp khí là Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) cũng đã xây dựng, triển khai lộ trình chuyển dịch năng lượng với những định hướng chính bao gồm nghiên cứu, áp dụng các giải pháp tiết giảm, tối ưu sử dụng năng lượng, nhiên liệu, giảm phát thải KNK trong các cơ sở sản xuất; phát triển các dự án nhập khẩu LNG theo hình thức các "Hub nhập khẩu" kết nối với các tổ hợp nhà máy điện khí và phân phối LNG cho các thị trường hiện hữu, mở rộng thị trường mới, thay thế các loại nhiên liệu than, dầu có mức phát thải cao hơn khí; nghiên cứu tham gia chuỗi sản xuất, kinh doanh hydrogen “xanh”, NH3 “xanh” trên cơ sở tận dụng tối đa hạ tầng hiện hữu và đầu tư các hạ tầng mới…
Còn Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đặt ra lộ trình giảm phát thải ròng đến năm 2030 giảm 20%, năm 2040 giảm 50% và Net Zero vào năm 2050.
Để đạt được mục tiêu đó, PVEP đã đề ra các giải pháp bao gồm nỗ lực giảm thiểu phát thải trực tiếp từ các công trình hiện hữu, phát triển các dự án CCS/CCUS, mở rộng năng lượng tái tạo và các giải pháp carbon thấp, tối ưu hóa việc sử dụng bù đắp carbon trên cơ sở trồng rừng…
Trong đó, giải pháp được PVEP quan tâm trong kế hoạch dài hạn là CCS - thu hồi CO2 từ các nguồn phát thải, sau đó vận chuyển đến các điểm lưu giữ lâu dài.
CCS (công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon) được xem là một trong các biện pháp quan trọng để giảm phát thải KNK của các doanh nghiệp dầu khí. Hiện tổng cộng có 34 mỏ dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam đã được đánh giá tiềm năng lưu trữ CO2.
Nếu chỉ xét đến các mỏ có tiềm năng lưu trữ lớn hơn 10 triệu tấn CO2, khả năng lưu trữ hiệu quả của các mỏ dầu khí ở 4 bể trầm tích đang có mỏ khai thác của Việt Nam là 1,15 Gt CO2, với mỏ lớn nhất là hơn 300 triệu tấn CO2.
Các mỏ dầu khí sắp cạn kiệt có thể tận dụng làm nơi lưu trữ, chôn lấp CO2, đồng thời có thể tận dụng các hạ tầng đường ống thu gom hiện tại để vận chuyển CO2. Ngoài ra, công nghệ bơm ép CO2 vào tầng chứa, vận chuyển CO2 bằng tàu thủy là thế mạnh của Petrovietnam.
Các kỹ thuật, công nghệ tìm kiếm các đối tượng địa chất để lưu trữ CO2 (tầng chứa khoáng hóa, than…) tương tự như công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí. Petrovietnam còn có thế mạnh sử dụng, tái chế CO2 như: sử dụng CO2 cho nâng cao hệ số thu hồi dầu, sản xuất đạm, nhiên liệu tổng hợp, hóa chất, vật liệu…
Một lợi thế quan trọng khác đó là tiềm lực tài chính lớn và ổn định sẽ giúp Petrovietnam hoàn toàn có khả năng đầu tư vào các dự án CCS với quy mô lớn và hiệu quả cao.
Đây cũng là cơ hội để Petrovietnam mở ra hướng kinh doanh mới, tạo ra tín chỉ carbon đến từ việc thu hồi và lưu trữ CO2 tại các mỏ dầu khí ngoài khơi, tiên phong trong triển khai CCS, tạo ra lợi ích kinh tế và đem lại lợi nhuận từ việc bán tín chỉ carbon hoặc tham gia vào thị trường carbon, cũng như tăng cường vị thế của Petrovietnam, góp phần tăng uy tín tuân thủ các quy định về chống biến đổi khí hậu và giảm KNK của ngành Dầu khí Việt Nam.
Nỗ lực trồng rừng đóng góp cho tiềm năng tín chỉ carbon
Bên cạnh việc sử dụng các giải pháp khoa học công nghệ để giảm các loại phát thải KNK, trồng cây gây rừng là giải pháp chính yếu thứ hai giúp các doanh nghiệp tích lũy tín chỉ carbon để được quy đổi tỷ lệ phát thải.
Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng khẳng định: “Đối với doanh nghiệp việc trồng cây, gây rừng không chỉ là trách nhiệm với xã hội mà còn đưa lại những lợi ích cho doanh nghiệp khi được công nhận, cấp tín chỉ carbon bù đắp phần phát thải.”
Các hoạt động trồng rừng, phục hồi rừng trong những năm vừa qua cũng đã thể hiện hành động mạnh mẽ của Petrovietnam và các đơn vị thành viên nhằm khẳng định ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực bởi biến đổi khí hậu, góp phần cùng cả nước đạt được cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Năm 2022, Petrovietnam đã phát động toàn thể cán bộ nhân viên, người lao động dầu khí trồng 3 triệu cây xanh trên các công trình, địa phương có hoạt động dầu khí giai đoạn 2022-2025.
Trong 2 năm qua, các đơn vị thành viên, trực thuộc Petrovietnam đã trồng mới và chăm sóc 615.135 cây xanh, tiêu biểu như: PVEP phối hợp với địa phương/đơn vị trồng hơn 260.000 cây xanh trên 76 ha rừng tại Cà Mau, Thái Bình, Nghệ An; Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) hướng dẫn các đơn vị trực thuộc đánh giá tác động của các loại cây trồng đối với môi trường và đã hỗ trợ 100.000 cây phi lao giống cùng các vật tư đi kèm để chuyển tới các đảo Trường Sa trong chương trình “Xanh hóa Trường Sa”; Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cam kết cùng tỉnh Quảng Ngãi trồng 1 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh...
Nhiều đơn vị đã tổ chức đánh giá/tính toán tác động tích cực đối với môi trường từ hoạt động trồng cây, từ những loại cây cụ thể để lựa chọn trồng cây phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, địa bàn nhằm thực hiện có hiệu quả việc trồng cây xanh như PVFCCo, PVCFC, PVEP…
Vào tháng 4/2024 vừa qua, PVEP và PVCFC (Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau) đã ký Biên bản ghi nhớ cùng Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau trồng mới 40 ha rừng và 250.000 cây xanh trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Biên bản ghi nhớ đánh dấu sự hợp tác giữa các đơn vị của Petrovietnam với Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ, nhằm mục đích khai thác lợi thế của mỗi bên trong các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, hướng tới các mục tiêu chính như bảo vệ môi trường, đối phó với biến đổi khí hậu, trung hòa carbon và phát triển các cơ chế quy đổi tín chỉ carbon.
Năm 2024 được xác định là năm quan trọng then chốt để Petrovietnam tăng tốc hoàn thành mục tiêu trồng 3 triệu cây xanh đến năm 2025 và lượng hóa việc giảm thải CO2 vào môi trường, làm cơ sở đón đầu xu hướng miễn, giảm thuế/phí môi trường, chống phát thải, biến đổi khí hậu.
- Từ khóa :
- tập đoàn dầu khí
- Petrovietnam
- pvn
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Petrovietnam tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
10:38' - 08/05/2024
Vừa qua, đồng chí Trần Quang Dũng - Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, Trưởng Ban Truyền thông và Văn hóa Doanh nghiệp Petrovietnam đã có chương trình làm việc tại TP. Điện Biên Phủ.
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới mỏ Rồng và mỏ Bunga Aster
20:42' - 06/05/2024
Ngày 6/5, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã công bố 2 phát hiện dầu khí mới mỏ Rồng và mỏ Bunga Aster.
-
Doanh nghiệp
Tấn công mạng gia tăng, Petrolimex chủ động nhiều giải pháp ứng phó
10:10' - 06/05/2024
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để đảm bảo an toàn an ninh mạng, nhất là trong bối cảnh tấn công mã độc tống tiền Ransomware diễn biến phức tạp.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp
10:08' - 19/05/2025
Ngoài sản xuất ván sàn container, Hòa Phát sẽ sản xuất các loại ván cao cấp để phục vụ nhu cầu của các ngành nội thất, giao thông, xây dựng trong và ngoài nước.
-
Chuyển động DN
GO! Yên Bái tuyển dụng lao động địa phương
14:41' - 18/05/2025
Tập đoàn Central Retail Việt Nam và Ban lãnh đạo Hệ thống siêu thị GO! miền Bắc tổ chức Ngày hội tuyển dụng nhằm chuẩn bị cho sự kiện khai trương Đại siêu thị GO! Yên Bái trong thời gian tới.
-
Chuyển động DN
Nestlé MILO phản hồi thông tin về lợi ích của sản phẩm trên bao bì và quảng cáo
13:04' - 18/05/2025
Nestlé MILO thông tin về kết quả và lợi ích của sản phẩm Nestlé MILO trên bao bì và qua quảng cáo đến người tiêu dùng.
-
Chuyển động DN
CMC lần đầu công bố hai giải pháp AI trong lĩnh vực y tế
11:41' - 18/05/2025
Tại Triển lãm Kinh tế tư nhân toàn quốc tổ chức tại Tòa nhà Quốc hội, CMC đã lần đầu công bố hai giải pháp AI tiên phong trong lĩnh vực y tế.
-
Chuyển động DN
Nvidia xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc
06:00' - 17/05/2025
Trung tâm mới sẽ nghiên cứu nhu cầu đặc thù của khách hàng Trung Quốc cũng như những yêu cầu kỹ thuật phức tạp nhằm đáp ứng các giới hạn do Washington thiết lập.
-
Chuyển động DN
Lên phương án vận hành hệ thống điện khi miền Bắc bước vào cao điểm nắng nóng
21:53' - 16/05/2025
NSMO đã chủ động lên phương án để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ vận hành hệ thống điện quốc gia, bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định, phục vụ hiệu quả các hoạt động kinh tế, xã hội.
-
Chuyển động DN
Petrovietnam lên kế hoạch tăng hiệu suất vận hành các nhà máy
20:17' - 15/05/2025
Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đang chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung bám sát thị trường và tăng tốc đầu tư.
-
Chuyển động DN
Saudi Aramco ký nhiều thỏa thuận trị giá 90 tỷ USD với các công ty hàng đầu Mỹ
12:38' - 15/05/2025
Ngày 14/5, Tập đoàn dầu khí quốc gia Saudi Arabia Saudi Aramco đã ký kết 34 bản ghi nhớ (MoU) và thỏa thuận hợp tác với các công ty hàng đầu của Mỹ, với tổng giá trị tiềm năng lên tới 90 tỷ USD.
-
Chuyển động DN
VinSpeed xác định đường sắt cao tốc Bắc – Nam là dự án dài hạn
18:49' - 14/05/2025
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam.