Phân định trách nhiệm để không chồng chéo thanh tra với kiểm tra chuyên ngành
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 8/5, thảo luận ở tổ về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), nhiều đại biểu tán thành với việc sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra, tuy nhiên còn nhiều băn khoăn về việc làm thế nào để sau sắp xếp hoạt động thanh tra bảo đảm bao quát các lĩnh vực quản lý Nhà nước, hiệu lực, hiệu quả; không chồng chéo với hoạt động kiểm tra chuyên ngành.
* Thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng trong dự án Luật
Đánh giá cao hồ sơ dự án Luật do Chính phủ trình Quốc hội và tán thành với sự cần thiết, quan điểm, nguyên tắc và nội dung cơ bản của dự thảo Luật, đại biểu Tạ Đình Thi (Hà Nội) đề nghị rà soát, quán triệt sâu sắc để thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng trong các nghị quyết, kết luận và chỉ thị có liên quan, trong đó có Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân.
Ông dẫn chứng một số nội dung cần được thể chế hóa trong các Nghị quyết trên. Chẳng hạn, Nghị quyết số 57-NQ/TW đề ra mục tiêu đến năm 2030 “Quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương trên môi trường số, kết nối và vận hành thông suốt giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị. Hoàn thành xây dựng, kết nối, chia sẻ đồng bộ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu các ngành; khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên số, dữ liệu số, hình thành sàn giao dịch dữ liệu”.
Nghị quyết số 68-NQ/TW đề ra nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm và bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền tài sản, quyền cạnh tranh bình đẳng và bảo đảm thực thi hợp đồng của kinh tế tư nhân; trong đó nhấn mạnh “Chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, không cần thiết; bảo đảm nguyên tắc chỉ thực hiện thanh tra, kiểm tra mỗi năm 1 lần đối với doanh nghiệp, trừ trường hợp có bằng chứng rõ ràng về việc doanh nghiệp vi phạm; xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống dữ liệu và công cụ trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm về các nguy cơ vi phạm pháp luật. Ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Triển khai thanh tra, kiểm tra trực tuyến, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa dựa trên các dữ liệu điện tử, giảm thanh tra, kiểm tra trực tiếp. Miễn kiểm tra thực tế đối với các doanh nghiệp tuân thủ tốt quy định pháp luật”.
Từ các dẫn chứng trên, đại biểu đề nghị rà soát, chỉnh lý, hoàn thiện các quy định liên quan trong toàn bộ dự thảo Luật để thể chế hóa, số hóa quy trình và hoạt động thanh tra; nghiên cứu bổ sung một điều riêng quy định về xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về thanh tra, bảo đảm liên thông, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu khác có liên quan (như cơ sở dữ liệu về kiểm toán); trong dự thảo Luật chỉ có Điều 60 quy định về hiện đại hóa hoạt động thanh tra.
Về phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra (từ Điều 56 đến Điều 58), theo đại biểu Thi, để nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, cần nghiên cứu, làm rõ và bổ sung các quy định về nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp trong các hoạt động thanh tra, từ khâu lập kế hoạch, triển khai các hoạt động thanh tra, đặc biệt trong việc chia sẻ, tích hợp thông tin, dữ liệu của các bên liên quan; cần bổ sung trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước quản lý ngành, lĩnh vực.
* Phân định trách nhiệm, phạm vi thanh tra và kiểm tra chuyên ngành
Cho biết hiện trong hoạt động thanh tra có thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, tuy nhiên tới đây sẽ thống nhất một hoạt động thanh tra, khi kết thúc thanh tra chuyên ngành thì một phần chuyển sang cơ quan thanh tra, phần cơ bản còn lại chuyển thành kiểm tra chuyên ngành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Ngô Trung Thành nêu rõ, điều quan trọng nhất là phân định trách nhiệm, phạm vi thanh tra với kiểm tra chuyên ngành, bởi nếu không phân định được thì không rõ trách nhiệm.
Ông ví dụ, dự thảo luật bổ sung nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ là “thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ đối với Bộ không có Thanh tra Bộ”; “thanh tra việc chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ không có Thanh tra Bộ”, còn các bộ có trách nhiệm kiểm tra.
“Nếu xảy ra vi phạm ở trong cơ quan đó thì trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ đến đâu, trách nhiệm của bộ đến đâu?”, ông Thành đặt câu hỏi.
Theo đại biểu Ngô Trung Thành, nếu không phân định rõ phần nào của thanh tra, phần nào của kiểm tra chuyên ngành thì sau này có chuyện gì xảy ra “rất khó xác định trách nhiệm”. Nếu không rõ trách nhiệm thì quản lý Nhà nước cũng sẽ gặp khó khăn.
Cũng thống nhất việc không phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, song Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Đỗ Đức Hồng Hà (Hà Nội) băn khoăn về sự phù hợp và tính khả thi khi áp chung một trình tự, thủ tục, bởi luật hiện hành đang quy định thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành theo trình tự, thủ tục khác nhau.
Cùng băn khoăn này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh và Đối ngoại của Quốc hội Lê Tấn Tới đề nghị cơ quan soạn thảo phải có một điều quy định về thủ tục. Nếu không thể quy định được trong luật thì phải giao cho Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành thủ tục thanh tra về hành chính và thanh tra về chuyên ngành cho phù hợp.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng tiếp Đoàn Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Hoa Kỳ - Trung Quốc của Quốc hội Hoa Kỳ
18:40' - 07/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Đoàn Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Hoa Kỳ - Trung Quốc (USCC) của Quốc hội Hoa Kỳ, do Chủ tịch USCC Reva Price làm Trưởng đoàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội bàn về xóa bỏ tư duy "biên chế suốt đời”
10:57' - 07/05/2025
Dự Luật sửa đổi tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Đảng về công vụ và cán bộ, công chức, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; xóa bỏ tư duy "biên chế suốt đời".
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp
07:58' - 07/05/2025
Sáng 7/5, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV: Luật Nhà giáo phải định rõ tỷ lệ phân bổ giữa giảng dạy và kinh doanh
16:10' - 06/05/2025
Sáng 6/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà giáo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng - Dấu ấn cải cách hành chính và phát triển kinh tế - Bài 2: Giữ vững ngôi đầu
21:59' - 08/05/2025
Không phải ngẫu nhiên Hải Phòng giữ vững ngôi đầu ba bảng xếp hạng uy tín - thành công này là kết quả của chiến lược cải cách quyết liệt, đột phá số hóa và hạ tầng hiện đại.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng - Dấu ấn cải cách hành chính và phát triển kinh tế - Bài 1: Bứt phá ngoạn mục
21:58' - 08/05/2025
Xuất sắc đứng đầu ba chỉ số uy tín PCI, PAR Index và SIPAS năm 2024, Hải Phòng khẳng định vị thế tiên phong trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn
20:07' - 08/05/2025
Trên cơ sở Nghị quyết 68, Chính phủ xây dựng dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết số 68, gồm 3 nhóm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Kỳ vọng hiện thực hóa tầm nhìn từ bổ trợ đến dẫn dắt
19:08' - 08/05/2025
Phóng viên TTXVN đã ghi nhận ý kiến của đại diện các hiệp hội và doanh nghiệp về kỳ vọng để hiện thực hóa tầm nhìn đưa kinh tế tư nhân từ vị thế “bổ trợ” sang vai trò “dẫn dắt” nền kinh tế quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm hiệu quả đầu tư xây dựng tuyến kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
18:25' - 08/05/2025
Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội và xây dựng trung tâm logistics tại khu vực sân bay Gia Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất bổ sung, nâng cấp nhiều tuyến đường kết nối Đắk Nông – Lâm Đồng – Bình Thuận
18:24' - 08/05/2025
Ba tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng và Bình Thuận đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung quy hoạch, xây dựng, nâng cấp nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều chuyển biến tích cực trong quản lý tàu cá
17:49' - 08/05/2025
Tỉnh Khánh Hòa đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước
17:48' - 08/05/2025
Chiều 8/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Việt Nam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
17:45' - 08/05/2025
Với mức tăng trưởng GDP trong quý I/2025 đạt 6,93%, Việt Nam hoàn toàn có thể tin tưởng mục tiêu tăng trưởng GDP của cả năm 2025 sẽ đạt được 8% trở lên.