Pháp cảnh báo nguy cơ lặp lại cú sốc dầu mỏ như năm 1973
Phát biểu tại một hội nghị ở Paris, Bộ trưởng Kinh tế Pháp nhận định cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay có sức nặng và ảnh hưởng ngang với cú sốc dầu mỏ năm 1973.
Ông nhắc lại tình trạng tăng giá dầu mỏ năm 1973 dẫn tới cú sốc lạm phát, buộc các ngân hàng trung ương đồng loạt tăng lãi suất, làm mất đà tăng trưởng kinh tế. Người đứng đầu Bộ Kinh tế Pháp cảnh báo cú sốc “đình lạm” (lạm phát kèm suy thoái) này chính là điều thế giới cần tránh trong năm 2022.
Cú sốc dầu mỏ năm 1973 xảy ra do ảnh hưởng của cuộc xung đột Arab-Israel. Khi đó, 6 nước Arab thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã cấm xuất khẩu dầu mỏ sang các nước hỗ trợ Israel, đặc biệt là Mỹ. Lệnh cấm này khiến giá dầu tăng gấp 4 lần, đẩy các nền kinh tế phương Tây vào suy thoái và lạm phát cao.
Nhận định của Bộ trưởng Kinh tế Pháp được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và Anh ngày 8/3 đã thông báo cấm nhập khẩu năng lượng của Nga, tiếp tục đẩy giá "vàng đen" leo thang.
Trong khi đó, giá khí đốt và dầu thô bán buôn của EU cũng đã tăng lên mức cao kỷ lục hoặc xấp xỉ kỷ lục trong tuần này do lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Nga.
Trong thông báo mới, Công ty khí đốt Gazprom của Nga khẳng định hoạt động vận chuyển khí đốt qua các đường ống dẫn qua Ukraine sang châu Âu vẫn diễn ra bình thường, với công suất 109,5 triệu m3/ngày như thường lệ.
Cũng trong ngày 9/3, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết nước này sẽ phối hợp chặt chẽ với các thành viên của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trong phản ứng với tình hình căng thẳng Nga- Ukraine.
Ông Kishida nêu rõ Nhật Bản đang liên hệ chặt chẽ với Mỹ cũng như cân nhắc kỹ các tiêu chí đảm bảo ổn định nguồn cung năng lượng và an ninh quốc gia khi đưa ra phản ứng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ chấm dứt nhập khẩu dầu mỏ của Nga vào cuối năm nay
07:52' - 09/03/2022
Chính phủ Anh ngày 8/3 thông báo nước này sẽ chấm dứt nhập khẩu dầu mỏ và các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ của Nga vào cuối năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga
07:40' - 09/03/2022
Tối 8/3, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga trong bối cảnh Moskva đang triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine.
-
Thị trường
Mỹ tìm kiếm phương án thay thế nguồn dầu mỏ nhập khẩu từ Nga
14:19' - 08/03/2022
Theo tờ New York Times, chuyến thăm của phái đoàn cấp cao Mỹ tới Venezuela là nhằm tìm kiếm phương án thay thế nguồn dầu mỏ nhập khẩu từ Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Sản lượng ngũ cốc toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2025
09:29'
Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), sản lượng ngũ cốc toàn cầu dự kiến đạt mức kỷ lục 2,925 tỷ tấn trong năm 2025.
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng phục hồi, sắc xanh chiếm ưu thế
09:16'
Thị trường năng lượng đã quay đầu phục hồi tích cực trong tuần giao dịch vừa qua nhờ tâm lý lạc quan về triển vọng kinh tế vĩ mô sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: 6 tháng, gạo xuất khẩu tăng về lượng, giảm giá trị
11:56' - 06/07/2025
Giá nhiều loại lúa tuần qua ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ. Trong khi xuất khẩu vẫn trầm lắng khiến cho giá gạo xuất khẩu giảm nhẹ.
-
Hàng hoá
Giá gạo Nhật Bản có thể hạ nhiệt sau khi chính phủ mở kho dự trữ
20:20' - 05/07/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Hỗ trợ Nguồn cung Ổn định Lúa gạo, niềm tin của các thương nhân gạo Nhật Bản về triển vọng giá đã sụt giảm nghiêm trọng.
-
Hàng hoá
OPEC+ nhất trí tiếp tục tăng sản lượng dầu
18:27' - 05/07/2025
Ngày 5/7, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) thông báo quyết định tiếp tục tăng sản lượng dầu mỏ trong tháng 8.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong khi chờ quyết sách từ OPEC+
14:09' - 05/07/2025
Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 0,8% và dầu WTI tăng khoảng 1,5% so với cuối tuần trước, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp
-
Hàng hoá
Nguồn cung cà phê toàn cầu có thể phục hồi trong ba năm tới
07:36' - 05/07/2025
Nguồn cung cà phê toàn cầu hiện đang eo hẹp do tình trạng thâm hụt sản lượng kéo dài nhiều năm, do tác động của tình hình thời tiết khắc nghiệt.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm nhẹ trước thềm cuộc họp OPEC+
15:32' - 04/07/2025
Trong phiên giao dịch chiều 4/7, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 35 xu Mỹ, xuống còn 68,45 USD/thùng. Trong khi , giá WTI giảm 25 xu Mỹ, còn 66,75 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp bật tăng
09:51' - 04/07/2025
Giá nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đã quay đầu bật tăng, trong đó, giá đường tăng vọt tới 5%.