Pháp có khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6% năm 2021
Bất chấp sự xuất hiện của các biến thể virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19, việc kéo dài thời gian giới nghiêm cũng như lo ngại về đợt phong tỏa quốc gia lần thứ ba, hoạt động kinh tế Pháp vẫn được duy trì tốt trong tháng 1/2021.
Theo Viện thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp (INSEE), mức tăng trưởng trong tháng đầu tiên của năm 2021 giảm khoảng 4% so với trước khủng hoảng - cụ thể là quý IV/2019 - và ổn định so với tháng 12/2020. Dù tiếp tục suy giảm mạnh trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các biện pháp giãn cách xã hội, như khách sạn, nhà hàng, giao thông, giải trí, sự tăng trưởng lại tăng nhẹ trong ngành công nghiệp.Bất chấp triển vọng về một đại dịch kéo dài hơn dự kiến, đẩy hy vọng phục hồi đến năm 2023, đầu tư kinh doanh và ngoại thương, vốn hồi phục vào cuối năm 2020, đang được giữ vững.
Điểm tiêu cực vào đầu năm chủ yếu đến từ tiêu dùng hộ gia đình, với đợt suy yếu vào tháng Một sau khi tăng khá mạnh vào cuối năm 2020.Khi những ngày lễ trôi qua, người Pháp đã hạn chế mua hàng hơn, một phần vì đợt siêu giảm giá toàn quốc đã bắt đầu muộn, vào ngày 20/1 thay vì 8/1 như dự tính.
Ngoài ra, việc kéo dài thời gian giới nghiêm từ 18h hàng ngày trên toàn quốc cũng có tác động cũng không nhỏ: làm giảm từ 6% đến 7% các giao dịch thẻ ngân hàng trong các cửa hàng địa phương quy mô nhỏ.
Chuyên gia Olivier Simon của INSEE thừa nhận rằng bối cảnh bất ổn hiện tại có thể khiến các hộ gia đình giảm bớt chi tiêu.
Tuy vậy, diễn biến của tình hình kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, vào tháng 3/2020, cho thấy một nền kinh tế ngày càng thích ứng tốt hơn. Nhà phân tích Julien Pouget cho biết các công ty đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm.Các biện pháp đảm bảo vệ sinh được thiết lập tốt, phương thức làm việc từ xa nhờ các công cụ kỹ thuật số hiện đã đi vào cuộc sống hàng ngày của người lao động.
Phải chăng điều này có nghĩa là các biện pháp nghiêm ngặt hơn nữa nhằm hạn chế sự lây lan của virus sẽ không làm chấn thương" nền kinh tế nữa?Lần phong tỏa toàn quốc đầu tiên đã làm giảm hơn 30% hoạt động kinh tế, trong khi đợt phong tỏa lần thứ hai, bớt nghiêm ngặt hơn, chỉ làm giảm 8% hoạt động trong tháng 11/2020 và 4% vào tháng 12/2020.
INSEE đã đưa ra 3 kịch bản cho những tháng tới. Trong trường hợp các biện pháp chống dịch bệnh không bị thắt chặt hơn và hoạt động kinh tế có thể tiếp tục, thì tăng trưởng quý đầu tiên của năm 2021 sẽ đạt khoảng 1,5%.Một đợt phong tỏa mới kéo dài một tháng, giống hồi tháng 11/2020, sẽ dẫn đến việc không tăng trưởng trong quý đầu tiên.
Một đợt phong tỏa dài hơn, ví dụ phần lớn của tháng Hai cũng như toàn bộ tháng Ba, có thể dẫn đến việc giảm tăng trưởng xuống khoảng 1%. Tuy vậy, INSEE đã không xây dựng một kịch bản phong tỏa chặt như mô hình của mùa Xuân 2020.
Theo ông Julien Pouget, bất chấp mọi thứ, mục tiêu tăng trưởng GDP 6% trong năm 2021 "không phải là không thể đạt được".Các chuyên gia của INSEE thừa nhận sự phục hồi mạnh mẽ trong hoạt động kinh tế sau 2 đợt phong tỏa trong năm 2020. Nhưng liệu sự kiên cường này, đến một lúc nào đó, sẽ có dấu hiệu mệt mỏi ?
Ông Julien Pouget nhấn mạnh : “Mỗi cuộc khủng hoảng là một bài kiểm tra sức chịu đựng. Càng kéo dài, khả năng phục hồi càng trở nên không chắc chắn"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bốn thách thức lớn của nền kinh tế Pháp trong năm 2021
06:30' - 09/01/2021
Phá sản doanh nghiệp, thất nghiệp, thị trường tiêu dùng và bất bình đẳng là những ẩn số lớn của năm 2021 đối với nền kinh tế Pháp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.