Pháp tiếp tục sơ tán các bệnh nhân ra khỏi vùng dịch
Pháp đã sơ tán thêm 36 bệnh nhân nhiễm COVID-19 từ vùng dịch ở phía Đông tới các bệnh viện ở phía Tây nước này với hy vọng sẽ "giải phóng" được một số khoa điều trị tích cực trong bối cảnh các bệnh viện sẽ phải tiếp nhận thêm nhiều ca mắc COVID-19 nặng trong những ngày tới.
Hai tàu cao tốc đã chở số bệnh nhân trên từ Mulhouse và Nancy tới các bệnh viện nằm dọc theo bờ biển phía Tây nước Pháp, nơi dịch bệnh chưa nghiêm trọng và vẫn đang được kiểm soát.
Người đứng đầu các dịch vụ khẩn cấp tại một bệnh viện ở Metz cho biết: "Chúng tôi phải giải phóng một số giường bệnh trong bối cảnh số người mắc COVID-19 đang ra tăng rất nhanh".
Việc sơ tán bệnh nhân này diễn ra khi Pháp thông báo Chính phủ Đức ngày 29/3 cũng sẽ điều một máy bay quân sự đưa bệnh nhân từ Alsace tới các bệnh viện ở Stuttgart và Ulm.
Tuần trước, Pháp đã sơ tán hàng chục bệnh nhân COVID-19 từ khu vực phía Đông, nơi dịch bệnh bùng phát mạnh với hy vọng ngăn chặn được cuộc khủng hoảng mà Thủ tướng Edouard Philippe cảnh báo sẽ trở nên trầm trọng hơn trong 2 tuần tới.
Hiện Pháp có tổng số gần 4.300 bệnh nhân COVID-19 đang được chăm sóc tích cực, trong đó nhiều ca gặp vấn đề về đường hô hấp cần phải có máy thở, thiết bị y tế có thể thiếu trầm trọng nếu các ca nhiễm bệnh tiếp tục gia tăng.
Theo Thủ tướng Pháp, Chính phủ đang nỗ lực để chuẩn bị 14.000 giường bệnh so với mức 5.000 giường trước thời điểm bùng phát dịch.
Trong khi đó, tại Ấn Độ, Chính phủ trung ương nước này đã yêu cầu chính quyền các bang và vùng lãnh thổ liên bang phong tỏa hiệu quả các đường biên giới của bang để chặn dòng người lao động di cư đổ về quê, sau khi nước này áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc nhằm phá vỡ chuỗi lây nhiễm của dịch COVID-19, đồng thời thông báo những người vi phạm sẽ bị đưa đi cách ly 14 ngày.
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn nguồn tin từ hãng thông tấn PTI cho biết trong một cuộc họp trực tuyến với các quan chức chính quyền bang và lãnh đạo cảnh sát bang, Chánh Văn phòng Nội các Rajiv Gauba và Bí thư Bộ Nội vụ Ajay Bhalla đã yêu cầu các bang đảm bảo không có dòng người di chuyển qua các thành phố hoặc trên đường cao tốc khi lệnh phong tỏa vẫn còn hiệu lực.
Một tuyên bố chính thức nêu rõ: “Người lao động di cư đang di chuyển ở một số vùng, đã ban hành các chỉ thị yêu cầu phong tỏa”.
Tuyên bố cũng nhấn mạnh cần phải thực hiện nghiêm lệnh phong tỏa. Chỉ cho phép diễn ra hoạt động vận chuyển hàng hóa.
Những người vi phạm lệnh phong tỏa và ra đường trong thời gian này sẽ bị đưa đi cách ly tối thiểu 14 ngày tại các cơ sở cách ly của chính phủ.
Tuy nhiên, tuyên bố cũng lưu ý các địa phương cần phải đảm bảo đầy đủ thực phẩm và chỗ ở cho người nghèo, kể cả lao động nhập cư, tại nơi làm việc của họ.
Các bang cần phải đảm bảo thanh toán tiền lương kịp thời và đẩy đủ cho người lao động tại nơi họ làm việc trong thời gian phong tỏa; không tính tiền thuê nhà đối với người lao động trong giai đoạn này và sẽ có hành động đối với những người bắt người lao động hoặc sinh viên rời nơi ở.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc bắt đầu từ nửa đêm 24/3.
Tuy nhiên, trong vài ngày qua, hàng chục nghìn người lao động di cư đã rời bỏ chỗ làm ở các vùng khác nhau trên khắp Ấn Độ vì không còn nguồn thu nhập do các công ty đóng cửa nhà máy, và đi bộ về quê cách xa hàng trăm km với nhiều khó khăn dọc đường.
Họ chỉ còn biết đi bộ vì không có phương tiện vận chuyển hành khách nào trong thời gian phong tỏa. Trước tình cảnh này, một số chính quyền bang đã bố trí nhiều phương tiện để đưa họ về quê, cũng như thu xếp nơi ăn chốn ở cho họ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Pháp đặt mua thêm 1 tỷ khẩu trang
08:35' - 29/03/2020
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran cho biết, nước này đã đặt mua thêm hơn 1 tỷ khẩu trang, phần lớn từ Trung Quốc, nhằm tăng nguồn lực trong bối cảnh dịch bệnh chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Thủ tướng Pháp cảnh báo tình hình khó khăn trong những ngày tới
21:33' - 27/03/2020
Ngày 27/3, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe đã báo động về số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 "rất cao" ở nước này, đồng thời cảnh báo tình hình sẽ "khó khăn" trong những ngày tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.