Phát triển bền vững kinh tế biển là xu hướng của thời đại
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 36 - NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Để hiểu rõ hơn Nghị quyết này cũng như những kết quả đã đạt được sau 10 năm thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 theo Nghị quyết 09-NQ/TW ( khóa X), phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Tạ Đình Thi.
Phóng viên: Thưa ông, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, đâu là những kết quả chính yếu đã đạt được? Tổng cục trưởng Tạ Đình Thi: Qua tổng kết đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết 09, Chiến lược biển đã mang lại những sự thay đổi căn bản đó là: Về mặt tư duy, Việt Nam đã hướng mạnh ra biển, hình thành hướng phát triển kinh tế - xã hội dựa vào tiềm năng, lợi thế của biển để phát triển đất nước.Nhận thức của hệ thống chính trị, toàn xã hội và ngay cả kiều bào ta ở nước ngoài về biển, đảo được nâng lên rõ rệt.
Các địa phương có biển đã trở thành khu vực phát triển năng động, thu hút nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo động lực phát triển, mở cửa, hội nhập quốc tế, với mức đóng góp vào GDP cả nước luôn đạt trên 60% trong giai đoạn 2007-2017.
Về thành quả khoa học – công nghệ và bảo vệ môi trường, trong điều kiện còn khó khăn nhưng chúng ta đã cơ bản tiến hành nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản tổng thể các điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường ở các mức độ chi tiết khác nhau trên các vùng biển Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phục vụ công tác quốc phòng, an ninh.
Chủ quyền trên biển, chủ quyền quốc gia được giữ vững, công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, đảo được triển khai chủ động, toàn diện.
Bên cạnh những thành tựu nổi bật, cũng còn những hạn chế, yếu kém là nguyên nhân dẫn đến một số chỉ tiêu, mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 09 khó đạt được đến năm 2020.Cụ thể là chưa phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng là cửa ngõ vươn ra thế giới của các địa phương có biển; chưa tạo được chuỗi kết nối giữa các địa phương có biển và các địa phương không có biển.
Một số ngành kinh tế biển mũi nhọn như hàng hải, dầu khí, công nghiệp đóng tàu chưa tận dụng được cơ hội, các tiềm năng lợi thế để phát triển.
Mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh; giữa kinh tế với bảo vệ môi trường chưa được gắn kết chặt chẽ, trong một số trường hợp còn xung đột, ô nhiễm môi trường biển có lúc, có nơi vẫn còn diễn ra nghiêm trọng như sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung.
Nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ về biển chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Công tác bảo đảm an ninh, an toàn trên biển, trật tự an toàn xã hội ở các vùng ven biển gặp nhiều khó khăn.
Khoảng cách giàu nghèo của người dân ven biển ngày càng tăng, việc gìn giữ giá trị, phát huy bản sắc văn hóa, xây dựng thiết chế văn hóa các vùng biển và ven biển chưa được quan tâm đúng mức, chưa hình thành văn hóa sinh thái biển.
Phóng viên: Ông cho biết quan điểm xây dựng và một số điểm mới, điểm quan trọng trong Nghị quyết về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045? Tổng cục trưởng Tạ Đình Thi: Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 đề ra 5 quan điểm chỉ đạo, mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; 5 chủ trương lớn, 3 khâu đột phá và 7 giải pháp chủ yếu.Tư tưởng xuyên suốt trong xây dựng Nghị quyết mới dựa trên cơ sở đánh giá các thành tựu, hạn chế, yếu kém, nguyên nhân chủ quan và khách quan, cùng với các bài học kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 09.
Tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, dự báo tình hình thế giới và trong nước, phù hợp với xu thế thời đại; hệ thống các quan điểm phải trên cơ sở kế thừa, bổ sung, phát triển một số nội dung của Nghị quyết 09 với tư tưởng xuyên suốt là phát triển bền vững kinh tế biển.
Quan điểm thứ nhất mang tính bao trùm là “Thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển.
Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam.”.
Quan điểm này khẳng định sự cần thiết phải tuyên truyền sâu rộng, tạo sự đồng thuận trong tư tưởng và nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân đối với vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Phát triển bền vững biển Việt Nam phải được coi là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.
Quan điểm thứ hai “Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hoà giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển; tăng cường liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước”.Quan điểm về phát triển kinh tế biển xanh là xu hướng chung trên thế giới và nhằm cụ thể hóa các Nghị quyết Đại hội XI, XII của Đảng về cơ cấu lại, đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế theo chiều sâu, đồng thời phù hợp với xu thế chủ đạo trên phạm vi toàn cầu về tăng trưởng xanh, phát thải các-bon thấp, kết hợp với khai thác, tiềm năng, thế mạnh của biển.
Quan điểm thứ ba “Giữ gìn giá trị, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hoá biển đi đôi với xây dựng xã hội gắn kết, thân thiện với biển; bảo đảm quyền tham gia, hưởng lợi và trách nhiệm của người dân đối với phát triển bền vững kinh tế biển trên cơ sở công bằng, bình đẳng, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật”.Quan điểm này nhằm khẳng định vị trí, vai trò của những giá trị lịch sử, văn hoá của biển đối với sự phát triển của dân tộc ta. Đây cũng là chủ trương lớn trong việc xây dựng nền văn hóa hướng biển của đất nước có ưu thế về biển như Việt Nam.
Quan điểm thứ tư “Tăng cường quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển tự nhiên; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đẩy mạnh đầu tư vào bảo tồn và phát triển giá trị đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái biển; bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái từ đất liền ra biển.Gắn bảo vệ môi trường biển với phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, sự cố môi trường, tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu”.
Quan điểm mới này nhấn mạnh phải có sự tổng hợp, thống nhất các vấn đề về tài nguyên, môi trường biển đối với công tác quản lý nhà nước; tầm quan trọng của việc chủ động thích ứng với những diễn biến mới của khí hậu, thời tiết, nước biển dâng trên toàn cầu.
Đồng thời, khẳng định chủ trương đầu tư vào giá trị tự nhiên đi đôi với việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển cũng như sự cần thiết phải tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường.
Quan điểm thứ năm “Lấy khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao làm nhân tố đột phá. Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản, đào tạo nguồn nhân lực về biển; kết hợp huy động các nguồn lực trong và ngoài nước.Chủ động, nâng cao hiệu quả hội nhập, hợp tác quốc tế, ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược hàng đầu thế giới có công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.”.
Quan điểm này nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế biển, đặc biệt trong công tác điều tra cơ bản, đồng thời huy động các nguồn vốn tư nhân trong nước và quốc tế; khẳng định chủ trương ưu tiên và chọn lọc trong thu hút các nhà đầu tư để phát triển bền vững biển Việt Nam trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Phóng viên: Vậy những bài học kinh nghiệm đã áp dụng trong việc xây dựng Nghị quyết 36-NQ/TW và triển khai Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong thời gian tới là những gì, thưa ông? Tổng cục trưởng Tạ Đình Thi: Chiến lược, chính sách biển, đại dương của các nước hiện nay đều đề cao giá trị của biển và đại dương, khai thác lợi thế, tiềm năng của biển phục vụ phát triển, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững số 14 của Liên hợp quốc, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Phát triển bền vững kinh tế biển là xu hướng của thời đại. Hầu hết các nước đều đặt ra yêu cầu phát triển một nền kinh tế biển xanh cho đại dương khoẻ mạnh, ưu tiên cho việc mở cửa hướng ra biển, hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch biển, hàng hải…Phát triển một số ngành kinh tế mới tiếp cận thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 như năng lượng tái tạo, công nghệ vũ trụ, công nghệ sinh học biển...
Nâng cao năng lực quản trị, phát triển kinh tế đi đôi với giữ vững chủ quyền và bảo đảm an ninh, an toàn trên biển. Mô hình kinh tế biển xanh, kinh tế sinh thái, xây dựng văn hoá sinh thái biển đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới lựa chọn.
Nhiều quốc gia đã lấy khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực làm hạt nhân cho phát triển bền vững biển. Công tác điều tra cơ bản về biển được coi là nền tảng quan trọng cho hoạch định cơ chế, chính sách khai thác, bảo tồn và phát triển tài nguyên biển.
Với tính chất mở, xuyên biên giới của biển và đại dương, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ, toàn diện của các quốc gia trên thế giới để giải quyết các vấn đề về biển, trong đó đặc biệt là vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
Các chiến lược, chính sách về biển và hải đảo được Việt Nam công khai hóa, thể hiện đường lối phát triển quốc gia hướng biển vì nhân loại, góp phần tạo sự thịnh vượng cho nhân dân và quốc gia .Đồng thời tạo hình ảnh thân thiện, có trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, tuân thủ UNCLOS (Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển).
Bên cạnh việc tham khảo kinh nghiệm chiến lược, chính sách biển, đại dương của các nước, Việt Nam cần có chính sách vừa thể hiện được xu thế của thời đại, vừa tranh thủ được sự hợp tác quốc tế, cũng như phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta trong từng giai đoạn.Cần đề cao vai trò của biển và đại dương đối với thịnh vượng và phát triển bền vững trong thế kỷ 21; tập trung phát triển khoa học công nghệ biển; chú trọng bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển.
Bên cạnh đó, để cùng phát triển hòa bình và thịnh vượng trên biển và dựa vào biển, các nước phải tuân thủ "luật chơi chung" là Công ước Luật biển 1982, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của nhau.
Phát triển nền kinh tế biển xanh nghĩa là bảo đảm hài hòa giữa phát triển và bảo tồn biển dựa trên phương thức quản lý tổng hợp về biển, đại dương và thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác giữa các bên liên quan, giữa các nước.
Bảo đảm hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của các thế hệ; lấy khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực là hạt nhân cho phát triển bền vững biển.
Trân trọng cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nhìn lại 10 năm thực hiện Chiến lược biển Việt Nam
06:29' - 16/10/2018
Sau 10 năm thực hiện Chiến lược biển Việt Nam (2007-2017), năm lĩnh vực ưu tiên phát triển đã đạt một số kết quả nhất định.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị TƯ 8 khóa XII: Sẽ ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược biển đến năm 2030
12:41' - 02/10/2018
Ban Cán sự Đảng Chính phủ sẽ đề xuất Trung ương xem xét, ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
-
Kinh tế Việt Nam
Chiến lược biển Việt Nam: Bài 1-Nỗ lực trở thành quốc gia mạnh từ biển
08:10' - 01/10/2018
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp về chiến lược biển
18:53' - 16/08/2018
Chiều 16/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương liên quan về Chiến lược biển Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Hải Phòng: Hỏa hoạn thiêu rụi hàng ngàn m2 nhà xưởng tại Khu công nghiệp Tràng Duệ
10:36'
Đêm 23/11 và rạng sáng 24/11, tại Công ty Đông A (địa chỉ lô K4, Khu công nghiệp Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng) bất ngờ xảy ra cháy lớn.
-
Kinh tế & Xã hội
Tổng thống đắc cử Mỹ chỉ định Bộ trưởng Nông nghiệp
07:44'
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 23/11 đã chỉ định bà Brooke Rollins, 52 tuổi, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Viện Chính sách Nước Mỹ làm Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ (USDA).
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 24/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 24/11/2024. XSMB Chủ Nhật ngày 24/11
19:30' - 23/11/2024
Bnews. XSMB 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSMB Chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMB ngày 24/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 24/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 24/11/2024. XSMN Chủ Nhật ngày 24/11
19:30' - 23/11/2024
Bnews. XSMN 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSMN Chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMN ngày 24/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ Nhật ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 24/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 24/11/2024. XSMT Chủ Nhật ngày 24/11
19:30' - 23/11/2024
Bnews. XSMT 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSMT Chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMT ngày 24/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 24/11 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 24/11/2024
19:30' - 23/11/2024
Bnews. Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 24/11 - Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 24 tháng 11 năm 2024 - Xổ số Vietlott Mega 6/45 hôm nay.
-
Kinh tế & Xã hội
Triển lãm đặc trưng sinh thái và đa dạng sinh học của rừng
19:20' - 23/11/2024
Sự mất cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường, sự thiếu ý thức trong bảo vệ rừng chính là một phần nguyên nhân khiến hậu quả của thiên tai ngày càng khốc liệt.
-
Kinh tế & Xã hội
XSTG 24/11. Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 24/11/2024. XSTG ngày 24/11
19:00' - 23/11/2024
Bnews. XSTG 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSTG Chủ nhật. Trực tiếp KQXSTG ngày 24/11. Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSKG 24/11. Kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay ngày 24/11/2024. XSKG ngày 24/11
19:00' - 23/11/2024
Bnews. XSKG 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSKG Chủ nhật. Trực tiếp KQXSKG ngày 24/11. Kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay ngày 24/11/2024.