Phát triển công nghiệp hiện đại ở Đồng Nai - Bài cuối: Quy hoạch các đô thị vệ tinh
Nhằm hình thành trung tâm động lực tăng trưởng mới cho Tp. Hồ Chí Minh trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ năm 2018, thành phố đã triển khai xây dựng đề án Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông, với quy hoạch là thành phố Thủ Đức.
Trong khi đó, sân bay Long Thành (Đồng Nai) - trung tâm của sự kết nối trong tương lai, đang được triển khai. Các dự án đô thị, khu dân cư khu vực này cũng đã và đang hình thành.
Quy hoạch nhiều đô thị Trong quy hoạch vùng của Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai đóng vai trò trung tâm với đô thị vệ tinh độc lập là Biên Hòa và các đô thị vệ tinh phụ thuộc là đô thị mới Nhơn Trạch, Tam Phước, Long Thành, Trảng Bom, Hiệp Phước.Đồng Nai là tỉnh có nhiều lợi thế để xây dựng khu đô thị vệ tinh cho Tp. Hồ Chí Minh, nhiều dự án khu dân cư tại Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom đã và đang triển khai.
Trong tương lai gần, khi cầu Vàm Cái Sứt và cầu Cát Lái hoàn thành, các khu đô thị ở Đồng Nai, đặc biệt là thành phố mới Nhơn Trạch sẽ trở nên gần hơn với Tp. Hồ Chí Minh, có thêm động lực mạnh để cất cánh, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển nhanh, bền vững.Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng, đến nay, các ngành chức năng của tỉnh đang tập trung nghiên cứu, quy hoạch xây dựng khu vực phụ cận sân bay Long Thành thành “thành phố sân bay”.
Vấn đề này, Đồng Nai sẽ làm bài bản, đồng bộ, chặt chẽ nhằm khai thác tối đa lợi thế sân bay mang lại, đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững.
Hiện Nhơn Trạch (Đồng Nai) đang hình thành một loạt các khu đô thị thương mại, khu dân cư giúp cho địa phương này thu hút hàng ngàn người lao động khắp nơi đổ về sinh sống làm việc.Tại đây hiện có hơn 30 dự án hạ tầng lớn, nhỏ được triển khai. Bên cạnh Nhơn Trạch, huyện Long Thành cũng đang nắm giữ hàng loạt lợi thế, trong đó sân bay Long Thành trong tương lai sẽ tạo một cú hích lớn để địa phương này cất cánh.
Trong tham luận “Kết nối không gian vùng đô thị Tp. Hồ Chí Minh để phát triển kinh tế và đô thị biển tại vịnh Cần Giờ”, Kiến trúc sư Nguyễn Xuân Anh (Chuyên gia quy hoạch) cho rằng, Nhơn Trạch là một địa phương nằm ở phía Đông Tp. Hồ Chí Minh, phát triển mạnh về công nghiệp.Ngoài hệ thống đường bộ, kết nối với Quốc lộ 51, cao tốc, thì còn có hệ thống đường thủy, cảng biển và cảng cạn phong phú, điều đó tạo thế mạnh, tiền đề phát triển cho Nhơn Trạch.
Hiện Đồng Nai đang quy hoạch hơn 300 dự án khu dân cư, tập trung ở thành phố Biên Hòa, Long Thành và Nhơn Trạch nhằm đón đầu các khu công nghiệp và sân bay Long Thành. Những năm gần đây, hầu hết các tập đoàn lớn trong lĩnh vực bất động sản đã đầu tư xây dựng các đô thị, nhà ở quy mô lớn tại thành phố Đồng Nai. Đơn cử như đô thị sinh thái thông minh Aqua City của Novaland với quy mô 1.000 ha tại xã Long Hưng (thành phố Biên Hòa). Đây là khu đô thị nằm dọc sông Đồng Nai, có đường kết nối với sân bay Long Thành và Tp. Hồ Chí Minh, đồng thời cũng nằm ở vị trí tâm điểm kết nối giao thương liên vùng, gắn kết các trung tâm kinh tế lớn của khu vực Đông Nam Bộ.Hiện Aqua City đang được gấp rút xây dựng các hạng mục lớn như quảng trường, bến du thuyền, trung tâm thể thao, dự kiến năm 2023 sẽ đưa vào vận hành.
Trong khi đó, Tập đoàn Hưng Thịnh cũng đang triển khai dự án Bien Hoa Universe Complex tại thành phố Biên Hòa. Ông Nguyễn Nam Hiền, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh cho biết, về bất động sản, Đồng Nai được coi như “tam giác vàng”, bởi tỉnh này là cửa ngõ phía đông của Tp. Hồ Chí Minh.Theo hướng Bắc – Nam, Đồng Nai có nhiều khu công nghiệp, trung tâm hành chính, đây là lợi thế phát triển nhà ở cho cán bộ công nhân viên, chuyên gia nước ngoài. Ở hướng Đông, do gần với sân bay Long Thành nên trong tương lai sẽ hình thành các khu đô thị mới.
Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía Đông Tp. Hồ Chí Minh, hai địa phương có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, xã hội. Trong lĩnh vực công nghiệp, Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh đã liên kết, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp, chuyên gia, người lao động đang sản xuất, kinh doanh, làm việc tại Đồng Nai nhưng lại sinh sống ở Tp. Hồ Chí Minh và ngược lại. “Dân số Tp. Hồ Chí Minh hiện đã quá đông, phải giãn dân ra các đô thị vệ tinh. Trong khi đó, Đồng Nai tiếp giáp với Tp. Hồ Chí Minh, đây là địa phương có hệ thống hạ tầng giao thông tốt nhất trong các tỉnh, thành phía Nam với nhiều tuyến cao tốc đi qua và sân bay Long Thành. Lợi thế phát triển đô thị ở Đồng Nai là rất lớn, ngành chức năng cần quy hoạch thật tốt để khai thác các tiềm năng”, ông Nguyễn Nam Hiền chia sẻ. Tạo chuỗi đô thị - công nghiệp Giữa năm 2020, UBND Tp. Hồ Chí Minh đã phê duyệt Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020 – 2030, với nhu cầu vốn đầu tư khoảng 952 ngàn tỷ đồng.Theo Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh, quan điểm phát triển giao thông vận tải thành phố phải gắn liền với địa lý vùng để đảm bảo giao thông thuận tiện giữa Tp. Hồ Chí Minh với các đô thị vệ tinh trong khu vực, với cả nước và quốc tế.
Tại thành phố Thủ Đức, về tổng thể, đây là nơi có vị trí quan trọng trong vùng tam giác Tp. Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu, đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa Tp. Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông Nam Bộ. Nằm ở cửa ngõ Đông Bắc Tp. Hồ Chí Minh, thành phố Thủ Đức tiếp giáp khu vực trung tâm Tp. Hồ Chí Minh, giáp Biên Hòa, Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai, thành phố Dĩ An và Thuận An của tỉnh Bình Dương. Theo đề án Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông, thành phố Thủ Đức sẽ có 8 khu vực trọng tâm.
Về chức năng phát triển đô thị, Khu Tam Đa, Long Phước - Trung tâm công nghệ sinh thái, được quy hoạch để thúc đẩy du lịch sinh thái, đặt ga đường sắt cấp vùng và trung tâm chế biến thực phẩm để hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp ẩm thực cũng như nông nghiệp công nghệ cao trong khu vực. Trong khi đó, Khu Trường Thọ - Đô thị tương lai phát triển theo mô hình thành phố thông minh, một “phòng thí nghiệm đô thị” tích hợp công nghệ vào đời sống thường nhật. Các chuyên gia quy hoạch cho rằng, sự phát triển nhanh chóng của Tp. Hồ Chí Minh và các khu vực đô thị chủ yếu tiếp giáp phía Bắc và phía Đông Thành phố, đó là tại Nam tỉnh Bình Dương (Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên) và phía Tây tỉnh Đồng Nai (Biên Hòa, Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch). Điều này đang trên xu hướng hình thành đại đô thị và hạt nhân là Tp. Hồ Chí Minh trong bán kính 30 km. Liên kết vùng là cơ sở để các địa phương trong vùng có sự phân công hợp lý trong phát triển các ngành kinh tế trên cơ sở chuyên môn hóa các thế mạnh của từng tiểu vùng, đồng thời tạo hiệu quả quy mô kinh tế.Theo Kiến trúc sư Nguyễn Xuân Anh, bên cạnh việc tiếp tục phát triển, thu hút các ngành công nghiệp chủ lực có lợi thế, Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất vật liệu mới, các dự án tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, hạ tầng kỹ thuật, chế biến nông sản, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để hướng đến phát triển bền vững.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng phân tích, Biên Hòa hiện có gần 1,2 triệu dân và có nhiều mối liên kết với Tp. Hồ Chí Minh, nếu Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại, tài chính, khoa học thì Biên Hòa là nơi phát triển công nghiệp, sản xuất – nhu cầu kết nối giữa 2 thành phố là rất lớn. Tuyến metro số 1 kéo dài đến Đồng Nai cần được đầu tư càng sớm càng tốt, vì mang lại hiệu quả vận chuyển hành khách rất cao. Với vị thế là sân bay lớn nhất nước, sân bay Long Thành hứa hẹn sẽ thúc đẩy phát triển cho khu vực Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ với các đô thị được hình thành. Hệ thống giao thông kết nối đã và đang được đầu tư, khu vực này được dự báo sẽ hình thành các khu đô thị, khu dân cư sầm uất.Ngoài ra, việc kết nối thuận lợi với Tp. Hồ Chí Minh và các địa phương Đông Nam bộ, sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại Long Thành, tạo động lực phát triển công nghiệp hiện đại của Đồng Nai trong tương lai./.
Xem thêm:
>>Phát triển công nghiệp hiện đại ở Đồng Nai - Bài 1: Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư
>>Phát triển công nghiệp hiện đại ở Đồng Nai - Bài 2: Hình thành chuỗi kết nối khu công nghệ cao
Tin liên quan
-
Bất động sản
Thành lập Khu công nghiệp hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc
16:17' - 21/11/2021
Dự án có quy mô hơn 140 ha do Tập đoàn LH hợp tác với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị TDH Ecoland và một số nhà đầu tư Hàn Quốc đang được triển khai thực hiện.
-
Ngân hàng
Giải pháp nào phát triển ngân hàng thông minh trong tiến trình công nghiệp hoá?
14:48' - 18/11/2021
Ngày 18/11, Ban Kinh tế trung ương và Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức hội thảo “Phát triển ngân hàng thông minh trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5, Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ
19:03'
Chiều 2/12, Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 5, Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ, với chủ đề “Tăng trưởng kinh tế 2 con số vùng Đông Nam Bộ năm 2025: Thách thức, cơ hội và giải pháp”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Đông Nam Bộ phấn đấu tăng trưởng 2 con số, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
19:02'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị vùng Đông Nam Bộ phấn đấu tăng trưởng 2 con số trong năm 2025 và thời gian tới để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Không để dự án thành phần 4 ảnh hưởng đến tiến độ khai thác Sân bay Long Thành
19:00'
Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm về tiến độ của dự án thành phần 4 và phải hoàn thành đồng bộ với các dự án thành phần để đưa Cảng hàng không quốc tế Long Thành vào khai thác đúng kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đối với các cấp ủy, tổ chức đảng
18:53'
Sau khi thực hiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, tối thiểu sẽ giảm: 4 cơ quan Đảng trực thuộc Trung ương, 25 Ban Cán sự Đảng...
-
Kinh tế Việt Nam
Đối thoại, tìm cách gỡ khó cho doanh nghiệp, nhà đầu tư
17:48'
Ngày 2/12, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh nhằm nắm bắt thông tin, giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp triệt để, quản lý thống nhất về thẩm định, nghiệm thu công trình xây dựng
16:16'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với Bộ Xây dựng về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 5, Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ
15:26'
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, những năm tới cả nước phải nỗ lực thúc đẩy phát triển toàn diện, bền vững, bao trùm, với mức tăng trưởng 2 con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển logistics là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược
13:30'
Sáng 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Khu thương mại tự do, giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics”.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp long cầu vượt sông Đáy nối hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định
13:20'
Sáng 2/12, UBND tỉnh Nam Định tổ chức lễ hợp long Dự án xây dựng cầu vượt sông Đáy nối hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định thuộc tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng.