Phát triển ĐBSCL theo hướng thích nghi có kiểm soát
Để đưa ra được các giải pháp có tính toàn diện và bền vững để giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng đề án “Phòng chống sụt lún đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL”. Phát triển ĐBSCL sẽ theo hướng thích nghi có kiểm soát, chủ động tạo ra chế độ nước hợp lý trên nền chế độ tự nhiên, làm giảm mức độ rủi ro, bấp bênh trong các hoạt động kinh tế xã hội.
Hiện nay, ĐBSCL đã và đang đang bị hạ thấp (do sụt lún đất) rất nghiêm trọng, nhất là các vùng gần biển, xa nguồn nước ngọt, điển hình là Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng; hay các thành phố như Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau.Diễn biến sạt lở ở ĐBSCL trong những năm qua bắt đầu gia tăng rõ rệt, từ dưới 100 điểm sạt lở (trước năm 2012) lên đến gần 800 như hiện nay. Có nhiều yếu tố tác động đến ngập úng ĐBSCL.Cùng với đó, nguồn nước trên ĐBSCL thay đổi theo hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong khi dòng chảy mùa khô phụ thuộc từ thượng lưu về, thì dòng chảy mùa mưa ngoài phụ thuộc chủ yếu vào dòng chảy thượng lưu còn phụ thuộc vào quá trình mưa - dòng chảy trên đồng bằng.Do đó, việc xây dựng đề án “Phòng chống sụt lún đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL” nhằm xác định được những chương trình hay dự án cần được ưu tiên để triển khai một cách đồng bộ các giải pháp phòng chống tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu, sụt lún đất, sạt lở bờ sông/bờ biển, ngập úng, hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL.Theo ông Trần Bá Hoằng, Giám đốc Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, đề án sẽ giải quyết các vấn đề có tính chính yếu và ưu tiên ở ĐBSCL là: sụt lún đất; sạt lở bờ sông và bờ biển; ngập úng; hạn hán, xâm nhập mặn; nước sạch nông thôn. Đề án sẽ đưa ra các giải pháp mang tính toàn diện và tích hợp; ưu tiên các vấn đề cấp bách và phù hợp với chiến lược phát triển bền vững ĐBSCL.Giải pháp tổng thể đến năm 2035, đối với vùng Thượng (vùng canh tác nước ngọt) sẽ cần chủ động thích ứng với lũ suy giảm;nghiên cứu hoàn thiện hệ thống ô bao phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp thích ứng lũ suy giảm trên đồng bằng; các giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông, các hố xói trên sông Tiền và sông Hậu. Đồng thời nâng cấp các đê bao, cải tạo các trục kênh tiêu thoát phòng chống ngập úng khu đô thị, khu dân cư.Đối với vùng giữa (vùng nước ngọt – lợ luân phiên), xâm nhập mặn biến động bất thường, có xu thế gay gắt hơn sẽ nâng cấp hoàn thiện hệ thống công trình đã hình thành phòng chống hạn, xâm nhập mặn và công trình chuyển nước ngọt ra vùng ven biển. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng công trình phòng chống sạt lở bờ sông, kênh, nạo vét các kênh trữ nước, chuyển nước nội vùng và đến ven biển; hoàn thiện các hệ thống thủy lợi chống ngập úng các đô thị, khu dân cư.Vùng ven biển (lợ - mặn) là vùng thường xuyên thiếu nước ngọt, tác động của triều cường, bão biển. Theo đó cần nghiên cứu hoàn thiện hệ thống thủy lợi chủ động cấp nước ngọt, lợ phục vụ nuôi trồng thủy sản. Cùng với đó là tiếp tục đầu tư xây dựng, củng cố nâng cấp các tuyến đê biển, hệ thống công trình bảo vệ bờ tại đoạn trọng yếu không có khả năng bồi và trồng rừng; nghiên cứu các giải pháp cấp nước sinh hoạt nông thôn, giảm thiểu khai thác nước ngầm.Tầm nhìn đến năm 2050, thực hiện kế hoạch quản lý phát triển bền vững vùng ven biển ĐBSCL; nâng cao năng lực quản lý rủi ro, cảnh báo sớm ngập lụt, sạt lở, hạn hán, xâm nhập mặn thích ứng…Theo đó, sẽ nâng cao nhận thức cộng đồng về các tác động của các yếu tố thiên tai ở ĐBSCL, tăng cường khả năng chống chịu với thiên tai dựa vào cộng đồng; xây dựng Hệ thống thông tin quản lý rủi ro thiên tai. Đánh giá diễn biến lòng và bờ sông Tiền, sông Hậu và một số nhánh sông chính…Về đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng, đó là tăng cường khả năng chống chịu, giảm thiểu rủi ro do sụt lún đất cục bộ tại Cà Mau và Kiên Giang. Tăng cường khả năng chống chịu đối với tình trạng sạt lở bờ sông Tiền và sông Hậu; bờ sông nội tỉnh ở ĐBSCL; tình trạng sạt lở bờ biển; tình trạng ngập úng các đô thị ở ĐBSCL… Đặc biệt vùng cần tăng cường khả năng chống chịu đối với tình trạng hạn mặn, thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và thiếu nước sinh hoạt.
Riêng về tăng cường khả năng chống chịu đối với tình trạng hạn mặn, thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, ông Trần Bá Hoằng cho biết, ĐBSCL sẽ được hoàn thiện hệ thống thủy lợi và nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt và sản xuất tại cảc tỉnh ven biển.
Các hạng mục cần thiết sẽ được đầu tư để chuyển đổi các diện tích không có khả năng cấp nước sang sản xuất ít hoặc không sử dụng nước ngọt; đầu tư hoàn thiện một số hệ thống thủy lợi hiện hữu để vận hành bổ sung nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó là đầu tư các hạng mục để chuyển nước ngọt đủ tiêu chuẩn tạo nguồn cho các khu vực ven biển; xây dựng bổ sung để thu gom và trữ nước mưa dùng cho sinh hoạt mùa khô tại các khu vực ven biển.Như vậy, sẽ chủ động nguồn nước phòng vụ phòng, chống hạn mặn, thiếu nước cho phát triển kinh tế nông nghiệp vùng ven biển. Đồng thời tạo động lực cho việc đầu tư khai thác tiềm năng của vùng.Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh ngày 4/6 tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã chia sẻ, tiết kiệm nước phải tiếp cận ở 3 vấn đề là số lượng nước, chất lượng nước và cách thức sử dụng nguồn nước. Cách thức sử dụng sẽ tác động đến số lượng và chất lượng nước.Trước thách thức biến đổi khí hậu cần phải sử dụng nước với tư duy là tài nguyên hữu hạn và phải tiếp cận nền nông nghiệp khan hiếm nước. Nếu không, khi hết nước tự nhiên, chúng ta khai thác nước ngầm thì sẽ có nhiều hệ lụy và rơi vào vòng luẩn quẩn không có đường ra, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu ra.Về xây dựng đề án, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lấy ý kiến của các chuyên gia tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Bộ sẽ hội nghị gặp gỡ chuyên gia 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long để nghe thêm ý kiến.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Sóc Trăng xuống giống vụ Hè Thu sau ảnh hưởng hạn mặn
10:13' - 05/06/2024
Nông dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang đẩy nhanh tiến độ xuống giống vụ Hè Thu 2024 sau thời gian bị ảnh hưởng hạn mặn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Ngăn chặn sớm các rủi ro từ biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn
12:33' - 04/06/2024
Trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra góc nhìn, giải pháp đối với những vấn đề của ngành đang được dư luận, cử tri và các đại biểu quan tâm.
-
Kinh tế & Xã hội
Bản tin cuối cùng về xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
16:51' - 31/05/2024
Trưởng phòng Dự báo thủy văn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Phùng Tiến Dũng cho biết, xâm nhập mặn tại khu vực trên tiếp tục giảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Ông Kobayashi Yosuke được bổ nhiệm làm Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam
17:07'
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) chính thức công bố bổ nhiệm ông Kobayashi Yosuke làm Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam, thay thế ông Sugano Yuichi, kể từ ngày 1/4/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Hợp nhất Đắk Lắk - Phú Yên: Tầm nhìn chiến lược, kỳ vọng tương lai
15:53'
Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII định hướng hợp nhất 2 tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk thành tỉnh mới có tên là Đắk Lắk.
-
Kinh tế & Xã hội
Đất Sen hồng bứt phá vươn lên
15:24'
Sau 50 năm giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đồng Tháp đã và đang tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, chung sức, chung lòng xây dựng Đất Sen hồng ngày càng giàu đẹp.
-
Kinh tế & Xã hội
NASA công bố cận cảnh đầu tiên về tiểu hành tinh Donaldjohanson
15:10'
Đây là những hình ảnh cận cảnh đầu tiên của tiểu hành tinh này. Trước đó, NASA chỉ có các dữ liệu quan sát từ xa.
-
Kinh tế & Xã hội
Dự báo lượng khách tại các bến xe dịp cao điểm Lễ 30/4 - 1/5 tăng gấp 3 - 4 lần
14:57'
Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội dự báo, tại Bến xe Giáp Bát, lượng khách tại các bến xe dịp cao điểm Lễ 30/4 - 1/5 tăng gấp 3 - 4 lần so với ngày thường
-
Kinh tế & Xã hội
Thái Lan hạ dự báo doanh thu du lịch năm 2025
14:53'
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan ngày 22/4 đã hạ dự báo doanh thu du lịch năm 2025 xuống còn 3.000 tỷ baht (90,3 tỷ USD) từ mức 3.500 tỷ baht trước đó.
-
Kinh tế & Xã hội
Tỷ lệ thất nghiệp của EU thấp kỷ lục kể từ năm 2000
14:33'
Tỷ lệ việc làm tại Liên minh châu Âu (EU) trong quý IV/2024 đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay, trong khi tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 2 vừa qua giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2000.
-
Kinh tế & Xã hội
Hồi ức của nhà báo Hàn Quốc về những ngày trước khi Sài Gòn giải phóng
14:33'
Một ngày trung tuần tháng 4, phóng viên TTXVN tại Seoul nhận được cuộc gọi từ ông Ahn Byung Chan, cựu phóng viên báo Hankuk Ilbo, người nổi tiếng với phóng sự viết từ miền Nam Việt Nam trước năm 1975.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhà báo Nga và bản tin chiến thắng đầy quyết đoán ngày 30/4/1975
14:33'
Nhà báo Aleksey Sunnerberg kể, khi chiến tranh tại Việt Nam ở vào giai đoạn cam go nhất, Liên Xô có phong trào toàn dân ủng hộ Việt Nam.