Phát triển điện mặt trời ở Tây Nguyên - Bài 2: “Bát nháo” điện mặt trời mái nhà
Bên cạnh những hiệu quả về mặt kinh tế-xã hội mà điện mặt trời mang lại thì tại nhiều địa phương, việc phát triển điện mặt trời đã trở thành trào lưu, dẫn đến nhiều bất cập, thậm chí có hiện tượng lợi dụng chính sách để thu lợi từ điện mặt trời.
* Phát triển “nóng”
Thời gian vừa qua, dư luận xã hội giành nhiều sự quan tâm, thậm chí đặt câu hỏi có hay không những tiêu cực trong phát triển điện mặt trời, nhất là điện mặt trời mái nhà; trong đó, các tỉnh Tây Nguyên là một trong những “điểm nóng” về vấn đề này.
Những lợi ích kinh tế từ cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời đã tạo nên làn sóng đầu tư ồ ạt vào các dự án điện mặt trời ở các tỉnh Tây Nguyên, gây ra nhiều khó khăn, bất cập.
Tại tỉnh Gia Lai, tính đến hết ngày 31/12/2020 đã có hơn 3.200 hệ thống điện mặt trời mái nhà được đấu nối và phát điện lên lưới với tổng công suất hơn 600 MWp. Ông Phạm Văn Binh, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai cho hay, chỉ trong một thời gian ngắn, điện mặt trời phát triển quá nhanh dẫn đến nhiều vấn đề bất cập.
Đặc biệt, nhiều vấn đề xoay quanh điện mặt trời kết hợp với trang trại nông nghiệp; trong đó, nổi lên việc nhiều nhà đầu tư cố gắng xây dựng phần điện mái nhà để kịp thời đấu nối nhằm hưởng chính sách ưu đãi theo cơ chế khuyến khích của Chính phủ. Còn mục tiêu của trang trại thì chưa đạt được tiêu chí.
Theo ông Nguyễn Kim Chiến, Giám đốc Công ty Điện lực Kon Tum, hiện tỉnh có 1.455 dự án điện mặt trời mái nhà của các tổ chức, cá nhân với tổng công suất hơn 161 MW; trong đó, điện mặt trời mái nhà dưới 1 MW có 163 dự án với công suất hơn 126 MW.
Một trong những bất cập dễ dàng nhận thấy là để hưởng chính sách ưu đãi về giá điện, dự án điện mặt trời mái nhà phải dưới 1 MW, các dự án này không cần đưa vào quy hoạch của Bộ Công Thương lẫn địa phương. Nhà đầu tư cũng không cần điều kiện về năng lực hoạt động điện lực (giấy phép hoạt động điện lực) nên ai làm cũng được.
Bên cạnh đó, điện mặt trời mái nhà được đặt trên mái của công trình xây dựng như trang trại trồng dược liệu, nấm, chăn nuôi sản xuất nông nghiệp…. Các trang trại được miễn giấy phép xây dựng, chỉ cần chính quyền cơ sở (xã, phường) xác nhận là được. Chính cơ chế hình thành các trang trại điện mặt trời khá thông thoáng đã dẫn giúp lĩnh vực này phát triển rất nhanh chỉ trong thời gian ngắn.
Tại huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng, một trong những địa phương đang có sự phát triển “nóng” về điện mặt trời, đến đầu năm 2021 đã có 118 công trình điện mặt trời với tổng công suất 40,3 MWp; trong đó, có 41 công trình điện mặt trời mái nhà kết hợp trang trại nông nghiệp và 77 công trình của hộ gia đình.
Theo ông Tống Giang Nam, Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh, không thể phủ nhận những lợi ích kinh tế từ điện mặt trời. Tuy nhiên khi phát triển “nóng”, điện mặt trời cũng nảy sinh nhiều vấn đề như: ảnh hưởng môi trường chưa được đánh giá chi tiết; vấn đề xử lý tấm pin năng lượng sau khi hết hạn sử dụng cũng chưa có phương án cụ thể.
* “Chạy đua” để hưởng lợi chính sách
Trước cơ chế khuyến khích phát triển của Chính phủ, hàng loạt các tổ chức, cá nhân đã đầu tư ồ ạt vào điện mặt trời. Đặc biệt, có dấu hiệu “chạy đua” hoàn thành dự án trước ngày 31/12/2020 để hưởng giá bán ưu đãi, thậm chí một số trang trại điện mặt trời chưa đủ các điều kiện theo quy định cũng đi vào hoạt động. Điều này được minh chứng bởi hàng loạt kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian vừa qua.
Theo Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông, qua kiểm tra đã phát hiện nhiều hệ thống điện mặt trời mái nhà được lắp đặt trên trang trại sản xuất nông nghiệp, chủ trang trại chỉ trồng đinh lăng, nuôi gà, dê, trồng nấm… với quy mô nhỏ, mang tính chất “đối phó”, không đảm bảo quy mô đã đăng ký và chưa phù hợp với kinh tế trang trại theo quy định tại Thông tư số 02/2020/TTBNNPTNT ngày 28/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí kinh tế trang trại.
Cùng thực trạng trên, Sở Công Thương tỉnh Gia Lai cho biết, trong tổng số 431 công trình điện mặt trời theo mô hình trang trại nông nghiệp, có tới 302 công trình chưa triển khai mô hình kinh tế trang trại. Trong số này, có 9 công trình chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, gây dư luận không tốt trong xã hội.
Sở Công Thương tỉnh Gia Lai cho rằng, việc hầu hết các chủ trang trại chưa triển khai mô hình kinh tế trang trại là do các chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm trong vấn đề đầu tư công trình trang trại nông nghiệp. Đặc biệt, một số công trình còn thiếu hồ sơ, thủ tục xây dựng, chưa đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng, chưa đảm bảo trang thiết bị phòng cháy chữa cháy nhưng vẫn được nghiệm thu, đóng điện và hưởng ưu đãi của Chính phủ.
Tình trạng trên cũng phổ biến tại tỉnh Kon Tum và trong số 163 dự án điện mặt trời mái nhà của tỉnh thì đã có 101 dự án kết hợp làm nông nghiệp với tổng công suất gần 88 MW.
Ông Lê Như Nhất, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Kon Tum khẳng định, hầu như các dự án điện mặt trời kết hợp với làm nông nghiệp công nghệ cao chỉ là “lách” quy định để hưởng lợi vì trên thực tế gần như chỉ phát triển điện. Còn việc sản xuất nông nghiệp gần như không diễn ra hoặc chỉ dừng lại ở mức “đối phó”.
Ngoài ra, dự án phải hoàn thành đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2020 mới được hưởng mức giá thu mua ưu đãi là 8,38 cent/kWh. Theo tính toán của các nhà đầu tư, mức giá 8,38 cent/kWh (tương đương gần 2.000 đồng cho mỗi kWh), kéo dài trong 20 năm là cực hấp dẫn. Với mức giá mua điện này, chỉ trong vòng 5 năm nhà đầu tư sẽ thu hồi lại vốn.
Từ thực tế trên có thể khẳng định, trước sự hấp dẫn về lợi nhuận sau chủ trương khuyến khích phát triển điện mặt trời của Chính phủ, các nhà đầu tư đã “làm ngơ” những cam kết đã ký trước đó, thậm chí “bỏ qua” những quy định của pháp luật để đầu tư dự án với mục đích hoàn thành và phát điện trước ngày 31/12/2020./.
Xem thêm:
>>Phát triển điện mặt trời ở Tây Nguyên - Bài 1: Đánh thức tiềm năng
Bài 3: Nhiều hệ lụy
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Lào xây dựng dự án năng lượng điện mặt trời nổi lớn nhất thế giới
19:18' - 14/07/2021
Chính phủ Lào và các cổ đông của Nhà máy thủy điện Nam Theun 2 đã nhất trí phát triển nhà máy điện mặt trời nổi hỗn hợp Nam Theun 2 có công suất lên tới 240MWp.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore khánh thành nhà máy điện Mặt Trời nổi lớn nhất thế giới
18:53' - 14/07/2021
Ngày 14/7, Singapore đã khánh thành một trong những nhà máy điện Mặt Trời nổi lớn nhất thế giới, bao phủ khu vực có diện tích 45 ha.
-
Chứng khoán
Licogi 13 dự kiến thoái vốn tại Công ty Điện mặt trời Quảng Trị
13:46' - 08/07/2021
Licogi 13 sẽ việc chuyển nhượng 100% vốn góp tại Công ty TNHH MTV Điện mặt trời Quảng Trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thông tin về kết quả kiểm tra các dự án điện mặt trời
17:31' - 17/06/2021
Chiều 17/6, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ và thông tin về kết quả kiểm tra các dự án điện mặt trời phát triển ồ ạt, thiếu sự kiểm soát trong thời gian vừa qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam
21:19' - 27/03/2023
Ngày 27/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Shimuzu Akira, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đến chào nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm trực tuyến với Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế
19:40' - 27/03/2023
Chiều 27/3/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội đàm trực tuyến với Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại toàn quốc) Trung Quốc Triệu Lạc Tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Không còn thời gian "chần chừ" để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
16:32' - 27/03/2023
Rà soát quốc gia tự nguyện không phải cái đích mà là công cụ huy động được các nguồn lực và sự đồng thuận xã hội cho các mục tiêu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Phú Yên tìm giải pháp khả thi đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
15:59' - 27/03/2023
Năm 2023, tỉnh Phú Yên có số vốn đầu tư công được giao gấp 1,45 lần so với năm 2022. UBND tỉnh đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm thực hiện giải ngân vốn trong năm đạt hiệu quả cao nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vào sử dụng đường giao thông từ Quốc lộ 1 đi Đầm Môn
15:57' - 27/03/2023
Ngày 27/3, UBND tỉnh Khánh Hòa, Ban Quản lý Khu tinh tế Vân Phong đã tổ chức lễ khánh thành dự án đường giao thông từ Quốc lộ 1 đi Đầm Môn, thuộc địa bàn huyện Vạn Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đánh giá kỹ hiệu quả và sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu
14:53' - 27/03/2023
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ thực trạng, hiệu quả và sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu; điều hành phải công khai, minh bạch, hiệu quả, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm xác thực sinh trắc học khách đi máy bay tại Vân Đồn
13:33' - 27/03/2023
Sân bay Vân Đồn được yêu cầu giải pháp để tránh ùn tắc do thí điểm, có sự phối hợp thường xuyên, kịp thời của các đơn vị liên quan; sẵn sàng xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thử nghiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỷ luật người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực hàng không
13:30' - 27/03/2023
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu kỷ luật người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Cá ngừ đột phá thị trường nhỏ
12:37' - 27/03/2023
Tiếp nối lạm phát năm 2022, sang năm 2023, kinh tế chưa ổn định tại nhiều thị trường thế giới. Điều này làm cho sức tiêu thụ thủy sản suy giảm trong đó có sự sụt giảm của sản phẩm cá ngừ Việt Nam.