Phát triển điện mặt trời tiến triển gì sau 1 năm thực hiện?
Điện mặt trời sẽ là nguồn năng lượng có thể được sử dụng phổ biến trên mái nhà, giúp người dân tiết kiệm lượng điện sử dụng hàng tháng lên tới 50%. Ngoài ra, lượng điện mặt trời dư thừa có thể được đem bán, hoặc sử dụng cho nhiều mục đích xã hội khác, góp phần bảo vệ môi trường.
Nhận định trên được đưa ra tại Hội thảo nhìn lại 1 năm thực hiện Nghị quyết 11 và Thông tư 16 về phát triển điện mặt trời ở Việt Nam do Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 22/8. Báo cáo từ Bộ Công Thương cho hay, Quyết định 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam và Thông tư số 16/2017 TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu đã thực hiện được 1 năm. Đến nay, các trang trại điện mặt trời đã có 100 dự án được bổ sung vào quy hoạch điện cấp tỉnh/quốc gia. Tổng công suất đăng ký là 4,7 GW vào năm 2020 và 1.770 MW sau năm 2020; có 58 dự án đã được phê duyệt bởi Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo về thiết kế cơ sở; 9 dự án đã ký được Hợp đồng mua bán điện. Ngoài ra, các dự án trên mái nhà tính đến cuối tháng 7/2018 vừa qua, đã có 748 dự án mái nhà với tổng công suất là 11,55 MWp. Xuất phát từ thực tiễn lắp đặt dự án điện mặt trời mái nhà, TS Lê Anh Tuấn cho hay, với chi phí đầu tư khoảng hơn 100 triệu đồng cho 6 tấm pin mặt trời lắp trên mái, có thể sử dụng được từ 20-25 năm, tiết kiệm khoảng 1,5 triệu đồng tiền điện/tháng. “Gia đình tôi đã lắp đặt hệ thống pin mặt trời, giúp tiết kiệm hơn 50% tiền điện sinh hoạt, số điện dư thừa, tôi dùng vào mục đích giúp đỡ các hộ nghèo, hoặc đăng ký bán lại cho các hộ cho thuê nhà, sạc pin xe đạp điện cho học sinh...”, TS. Lê Anh Tuấn nói. Theo bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Green ID, cơ quan điều phối Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam, sử dụng điện mặt trời trên mái nhà nằm trong Chương trình Triệu ngôi nhà xanh đang được thực hiện. Chi phí đầu tư cho điện năng lượng mặt trời hiện đang có giá rẻ hơn rất nhiều.Công nghệ năng lượng tái tạo đang ngày càng đáng tin cậy và rẻ hơn cả nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là khi cân nhắc tới các khía cạnh quan trọng như biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sức khỏe.
Tuy nhiên, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo – Bộ Công Thương cho rằng, hiện nay, điện mặt trời vẫn còn gặp phải vấn đề liên quan đến giá bán điện; các dự án điện mặt trời đấu nối trên mái nhà hiện cũng còn gặp nhiều mâu thuẫn với các quy định về thuế, thiếu các quy trình đấu nối, các chứng nhận về inverter... Để thúc đẩy hơn nữa lắp đặt điện mặt trời, đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết, dự kiến, sau tháng 6/2019, Bộ Công Thương sẽ có giá bán điện mặt trời mới cho các dự án điện mặt trời áp dụng sau tháng 6/2019. Đồng thời, Bộ sẽ kiến nghị để có sự chỉnh sửa Quyết định 11 để giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế cho các dự án trên mái nhà, cũng như cơ chế đấu thầu riêng cho các dự án mặt trời, hợp đồng mua bán điện trực tiếp.../.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Ninh Thuận khởi công xây dựng nhà máy điện mặt trời quy mô lớn nhất Việt Nam
14:54' - 08/06/2018
Công ty Cổ phần điện mặt trời CMX Re Sunseap Việt Nam khởi công dự án xây dựng nhà máy điện mặt trời CMX Renewable Energy Việt Nam công suất 168MWp với tổng vốn đầu tư gần 4.400 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công dự án Trang trại điện mặt trời Gelex có vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng
13:28' - 04/06/2018
Dự án Trang trại điện mặt trời Gelex Ninh Thuận là nhà máy điện mặt trời hòa lưới quy mô công suất lớn.
-
Doanh nghiệp
Ninh Thuận trao chứng nhận đầu tư cho 9 dự án điện mặt trời
20:29' - 31/05/2018
Chiều 31/5, lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 9 dự án điện mặt trời với tổng số vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34' - 12/07/2025
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48' - 12/07/2025
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46' - 12/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51' - 12/07/2025
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04' - 12/07/2025
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39' - 12/07/2025
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.