Phát triển hạ tầng đồng bộ tại “đặc khu” Vân Đồn
Theo Phó Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh Hoàng Trung Kiên, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại là điều kiện đảm bảo sự thành công trong thu hút đầu tư, mời gọi các nhà đầu tư chiến lược, từ đó tạo nền tảng xây dựng “đặc khu” hành chính - kinh tế Vân Đồn.
Để thực hiện đồng bộ giải pháp này, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động thuê đơn vị tư vấn có năng lực, uy tín quốc tế lập quy hoạch “đặc khu” Vân Đồn; trong đó, có quy hoạch phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng, có tầm nhìn dài hạn, gắn với quy hoạch của tỉnh và quy hoạch vùng. Quảng Ninh cũng tập trung nguồn lực đầu tư, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, hình thức đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng theo quy hoạch. Nguồn vốn ngân sách nhà nước chỉ đóng vai trò là vốn “mồi”, tập trung chủ yếu cho giải phóng mặt bằng nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư khác ngoài ngân sách. Theo tính toán, để xây dựng thành công đặc khu hành chính – kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh cần khoảng 12 tỷ đô la Mỹ (USD) cho giai đoạn 2014 – 2030.Phó Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh Hoàng Trung Kiên cũng cho biết, Quảng Ninh hướng tới các nhà đầu tư chiến lược với các dự án quy mô lớn, trình độ quản lý tiên tiến để xây dựng thành công đặc khu hành chính – kinh tế Vân Đồn, đảm bảo sức cạnh tranh cao trong khu vực.
Tính riêng từ năm 2015 đến nay, Vân Đồn đã thu hút được tổng lượng vốn đầu tư khoảng 51.000 tỷ đồng; trong đó, nhà đầu tư chiến lược của Quảng Ninh là Tập đoàn Sun Group đang tập trung xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn theo hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh - chuyển giao) với tổng mức đầu tư 2 tỷ USD, dự kiến sẽ đi vào khai thác thương mại giữa năm 2018, và dự án Khu du lịch phức hợp cao cấp có casino với vốn đầu tư lên tới 2 tỷ USD. Hiện nay, Quảng Ninh tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tuyến đường cao tốc kết nối Vân Đồn với các địa phương khác như tuyến cao tốc Hải Phòng - Hạ Long, Hạ Long – Vân Đồn, phấn đấu trong quý I năm 2018 có thể hoàn thành và đưa vào sử dụng. Một loạt các dự án hạ tầng khác đang được tỉnh triển khai đầu tư như đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, đường nối Cảng hàng không với Khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn, cảng tổng hợp Hòn Nét - Con Ong với độ sâu -21m, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 150.000 DWT… Dự kiến trong năm 2018, một loạt dự án quy mô lớn với tổng số vốn lên tới 2,7 tỷ USD sẽ được khởi công tại Vân Đồn gồm: Tổ hợp du lịch Sonasea Dragon Bay gồm 5 phân khu chức năng có các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển đảo của Tập đoàn CEO Group; Dự án Furama Hạ Long Việt Nam Resort & Villas do Công ty cổ phần Cát Vân Hải (Tổng Công ty Viglacera) đầu tư với khách sạn đẳng cấp 5 sao và tổng vốn đầu tư trên 1.120 tỷ đồng; Dự án Tổ hợp du lịch và con đường di sản tại Vân Đồn gồm 9 phân khu chức năng do Công ty TNHH một thành viên Mai Quyền và đối tác thực hiện với vốn đầu tư dự kiến 5.000 tỷ đồng; Dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp tại đảo Ngọc Vừng do Tập đoàn FLC nghiên cứu, tổng vốn đầu tư khoảng 46.000 tỷ đồng; Dự án đầu tư Khu vực cảng và đô thị phía Bắc đảo Cái Bầu với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 3.500 tỷ đồng do Tổng Công ty MBland thực hiện. Ông Tạ Văn Quyết, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Mai Quyền đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Quảng Ninh trong việc xây dựng hạ tầng giao thông kết nối ở Vân Đồn trong thời gian qua, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển. Tuy nhiên, ông Quyết mong chờ “đặc khu” Vân Đồn có những cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội hơn nữa như tiền thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp để nhà đầu tư yên tâm làm ăn lâu dài ở Vân Đồn. Đại diện Tập đoàn FLC mong muốn Nhà nước sẽ có những điều chỉnh luật phù hợp, với bộ máy quản lý hành chính tinh gọn, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, xóa bỏ hạn chế đầu tư kinh doanh, ưu đãi thuế, phí… có được những ưu đãi cơ bản của các đặc khu kinh tế khác trên thế giới, đồng thời có thêm nhiều chính sách khác biệt, hấp dẫn nhằm tạo ra sức hút đầu tư mạnh mẽ hơn. Mới đây, ngày 7/11 tại Hội thảo chuyên đề về Đặc khu kinh tế (chương trình nằm trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam 2017 được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng), Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long đã mời gọi các nhà đầu tư đến Vân Đồn và Quảng Ninh sinh sống, đầu tư, kinh doanh. Quảng Ninh cam kết đảm bảo môi trường đầu tư ổn định, thân thiện và an toàn. Chủ tịch UBDN tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh, sự thành công của các nhà đầu tư chính là thước đo giá trị và thành công của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn và của tỉnh Quảng Ninh./.>> Quảng Ninh đề xuất điều hành “đặc khu” Vân Đồn như quản trị doanh nghiệp
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Mô hình đặc khu kinh tế có thể tạo ra bứt phá mới về phát triển kinh tế
08:24' - 08/11/2017
Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2017 tại Đà Nẵng, chiều 7/11 đã diễn ra Hội thảo chuyên đề về đặc khu kinh tế và tiềm năng du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh đề xuất 12 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù đối với “đặc khu” Vân Đồn
09:43' - 02/11/2017
Việc xây dựng “đặc khu” hành chính – kinh tế Vân Đồn, Quảng Ninh chỉ xin cơ chế để phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Vân Đồn hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi để trở thành một “đặc khu” hành chính - kinh tế
16:54' - 01/11/2017
Vân Đồn có vị trí địa kinh tế, chính trị chiến lược quan trọng đối với trong nước và quốc tế, nằm trên đường trung chuyển chiến lược từ khu vực Đông Á xuống Đông Nam Á, ASEAN – Trung Quốc...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10'
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29'
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27'
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15'
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06'
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40'
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21'
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Móng Cái
17:37'
Hiện nay, thành phố Móng Cái (Việt Nam) đã hoàn thiện nhiều hạng mục hạ tầng tại khu vực cửa khẩu Bắc Luân I, Bắc Luân II và đang triển khai thử nghiệm một số ứng dụng công nghệ.