Phát triển hệ thống logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long – Bài 1: Thiếu trung tâm vùng
Là vùng đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp nhưng Đồng bằng sông Cửu Long lại là vùng có các chỉ số sản xuất kinh doanh đang kém hiệu quả so với cả nước; đặc biệt là trong khâu dự trữ, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa. Một trong những nguyên nhân do vùng chưa có chuỗi cung ứng dịch vụ logistics hoàn chỉnh.
Chưa có trung tâm logistics vùng
Đã qua 2 năm kể từ khi Quyết định 1012/QĐ-TTg ngày 3/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, nhưng vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa có trung tâm logistics được công nhận.
Bởi theo Quyết định này, tiểu vùng kinh tế trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có một Trung tâm logistics hạng II với quy mô tối thiểu 30 ha đến năm 2020 và trên 70 ha đến năm 2030; phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh và thành phố Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và An Giang.
Từ đó kết nối các cảng cạn, cảng sông (Cần Thơ, Mỹ Thới), cảng hàng không, nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp, các cửa khẩu (thuộc các tỉnh Kiên Giang, An Giang). Nhưng đến nay tất cả vẫn trên giấy tờ.
Trong khi quy mô của các trung tâm logistics hiện có khu vực này khá nhỏ, dưới 10ha và chủ yếu phục vụ một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp hoặc một tỉnh, thành phố.Hệ thống này chưa phát triển đến quy mô phục vụ cho một ngành hoặc một vùng kinh tế. Dịch vụ cung cấp của các trung tâm logistics tại Đồng bằng sông Cửu Long còn hạn chế; tính liên kết, kết nối trong hoạt động logistics yếu.
Cùng với đó, các công ty kinh doanh dịch vụ logistics trọn gói hầu như chưa phát triển đáng kể. Phần lớn các dịch vụ logistics liên quan đến sản xuất, thương mại và cung cấp dịch vụ…được thực hiện một cách tự phát theo truyền thống. Hình thức thuê ngoài cũng chỉ dừng lại ở từng lĩnh vực hoạt động riêng lẻ chứ chưa có sự kết nối chặt chẽ với nhau giữa các phương thức vận tải, giữa vận tải với kho bãi, giữa vận tải kho bãi. Nên thủ tục giao nhận tại khu vực này thường gây ra chậm trễ, phát sinh chi phí cao và đặc biệt là phiền hà cho khách hàng. Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn thiết kế cảng-kỹ thuật biển, vùng Đồng bằng sông Cửu Long thừa nhận: Hiện vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang thiếu hẳn các trung tâm logisics tập trung và hệ thống trung tâm vệ tinh.Từ đó đã làm cho mạng lưới liên kết vùng thiếu kết nối, chưa tận dụng thế mạnh về mạng lưới giao thông thủy nội địa nên lượng hàng hóa qua các cảng của vùng hàng năm rất thấp, chỉ khoảng 20%.
Lý giải nguyên do này ông Phạm Anh Tuấn cho biết, sở dĩ vẫn tồn tại tình trạng này bởi hệ thống cảng còn phân tán, quy mô nhỏ lẻ, năng lực thấp, ít cảng container chuyên dùng, chưa phát huy được lợi thế về giao thông đường thủy nội địa. Cùng đó, việc vận hành và kết nối thiếu đồng bộ, chưa hiệu quả giữa các phương thức vận tải trong nội vùng Đồng bằng sông Cửu Long và giữa vùng với thị trường xuất khẩu. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Thị Thu Hòa, Trưởng Bộ môn quản trị Logistics và vận tải đa phương thức, Trường đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, khoảng 70% hàng hóa xuất khẩu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang phải tiếp chuyển đến các cảng khu vực miền Đông Nam Bộ bằng đường bộ để xuất khẩu. Trong khi đó, năng suất vận chuyển của vùng nhìn chung còn kém, chủ yếu bằng xe tải. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy 1/3 chuyến xe sau khi giao hàng thì quay về xe không, đây là sự lãng phí rất lớn. Các công ty làm dịch vụ vận chuyển này thường có đội xe phục vụ chuyên chở hàng hóa. Họ có thể có một vài xe hoặc vài chục xe các loại như xe tải thùng, xe container. Hơn nữa, xe tải chủ yếu là của các hợp tác xã vận tải và thường dùng vận chuyển hàng nội địa các cự ly ngắn và vừa. Do vậy, những lô hàng xuất nhập khẩu nhỏ không đủ đóng container, hoặc những lô hàng lớn tập kết cho tàu hàng rời. Ngoài ra, xe đầu kéo chở container chuyên dụng thường dùng để chở hàng hóa xuất nhập khẩu nên dù đã có một bộ phận lớn chủ hàng tự đầu tư đội xe vận tải nhưng chưa thể phát huy hết sức mạnh.Thiếu nhân lực
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Thị Thu Hòa, Trưởng Bộ môn quản trị Logistics và vận tải đa phương thức, Trường đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra thực tế rằng: Hiện nay các doanh nghiệp logistics đang cung cấp dịch vụ cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu đến từ Thành phố Hồ Chí Minh nên nguồn nhân lực chủ yếu được tuyển dụng và làm việc tại đây.
Tuy nhiên, với việc thành lập trung tâm logistics ngay tại Đồng bằng sông Cửu Long thì yêu cầu cần có nguồn tuyển dụng ngay tại địa phương sẽ trở nên vô cùng cấp bách.
Hiện tại, trong hơn 14 trường Đại học của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm cả công lập và tư thục, chưa có trường nào đào tạo về chuyên ngành logistics ở bậc đại học chính quy và cao đẳng nghề.
Vì thế, khả năng đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực logistics từ hoạt động đào tạo tại địa phương là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp logistics trong khu vực.
Theo giáo sư Võ Tòng Xuân, trước mắt khu vực Tây Nam Bộ cần điều tra rộng rãi nhu cầu nhân lực từng lĩnh vực chuyên sâu của ngành logistics dựa trên sơ đồ tổng thể ngành logistics.Một số trường có điều kiện đầu tư có thể tiếp xúc với các trường bạn đang có chương trình đào tạo logistics; hoặc tiếp xúc các chuyên gia ngành, nhất là người đã được đào tạo ở nước ngoài, để thiết kế chương trình và tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn.
Về lâu dài, khu vực Tây Nam Bộ cần gửi đi đào tạo, hoặc chiêu mộ chuyên gia tốt nghiệp ngành logistics ở các đại học nước ngoài về.Song song đó là xây dựng chương trình đào tạo ngành logistics dựa trên các chương trình tiên tiến quốc tế có chọn lọc phù hợp với điều kiện ngành hàng, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, công nghệ thông tin, luật lệ thuế quan, thương mại trong nước…/.
(Còn tiếp)
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo thuận lợi thương mại, logistics và một cửa quốc gia
16:57' - 26/06/2017
Ngày 26/6, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã làm việc với Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione.
-
Kinh tế Việt Nam
Vinalines và Tập đoàn NYK hợp tác phát triển dịch vụ vận tải và logistics
20:41' - 05/06/2017
Vinalines ký biên bản hợp tác với Tập đoàn NYK Line (Nhật Bản) về việc cùng tiến hành nghiên cứu phát triển hoạt động vận tải và logistics.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải bài toán nhân lực cho ngành logistics
16:06' - 12/05/2017
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, từ năm 2017 - 2025 Việt Nam cần hơn 200.000 nhân sự phục vụ trong ngành này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.