Phát triển kinh tế Đông Nam Bộ - Bài 1: Đường lớn đã mở!
Thấm nhuần sự chỉ đạo sâu sắc của Tổng Bí thư Tô Lâm về những định hướng chiến lược, nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để đưa đất nước bước vào “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, các tỉnh, thành Đông Nam Bộ đang nỗ lực tháo gỡ những “điểm nghẽn” về kết nối vùng, đẩy mạnh triển khai các công trình hạ tầng trọng điểm, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, xây dựng các khu công nghiệp thông minh thế hệ mới.
Đặc biệt, các chính sách đột phá về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và lấy con người làm trung tâm phát triển đang được thực thi mạnh mẽ. Diện mạo mới của vùng đất đỏ miền Đông đang thay đổi từng ngày.
Bài 1: Đường lớn đã mở
Tại đầu cầu Thành An – điểm nối quan trọng của dự án đường Hồ Chí Minh qua Bình Dương, dưới ánh chiều vàng nhạt, những công nhân trong bộ đồng phục phản quang vẫn miệt mài làm việc . Anh Lê Đăng Hiệp, 38 tuổi, chia sẻ: “Tôi tự hào góp sức xây dựng con đường huyền thoại này.Dự án làm cầu nối hai bờ sông Sài Gòn là nhiệm vụ chung, mang đến cơ hội phát triển tương lai cho người dân cả vùng. Ai cũng hiểu rằng, mỗi bước tiến của công trình là một bước đưa cuộc sống người dân khu vực lên tầm cao mới. Nghĩ về ý nghĩa ấy, tôi càng thêm vững tâm.”
Trong không khí giao mùa cuối năm, miền Đông Nam bộ bắt đầu bước vào mùa khô, công trường tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, không một phút nghỉ ngơi. Tiếng xe ủi, máy móc vang vọng cả một góc trời... Dưới ánh đèn pha, những công nhân lái xe lu miệt mài vào ca 3, tạo nên một bức tranh sống động đầy quyết tâm. Trên tinh thần thi đua đưa công trình về đích sớm, chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và chào mừng Đại hội các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, ông Nguyễn Công Thuần, Phó Giám đốc Ban điều hành dự án Chơn Thành (Bình Phước) - Đức Hòa (Long An) thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả, chia sẻ: “Ngay sau khi kết thúc mùa mưa, chúng tôi đã nhận lệnh của Bộ Giao thông vận tải và Tập đoàn tăng tốc cả ngày lẫn đêm, không quản vất vả làm việc cả ca 3. Mỗi mét đường không chỉ mang ý nghĩa kết nối giao thông mà còn là niềm hy vọng của hàng triệu người dân vùng Đông Nam Bộ để bước vào kỷ nguyên mới. Dự án đang tiến triển ấn tượng, quyết tâm thông xe kỹ thuật vào ngày 30/4/2025, về đích trước 6 tháng.” *Đông Nam Bộ đang vươn mình Cùng lúc, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) tại TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị khởi hành vào ngày 22/12/2024 khiến nhiều người dân đang háo hức. Ở gần nhà ga Suối Tiên, ông Vũ Hòa Bình, người dân quận 9, hào hứng nói: “Trước đây, tôi mất gần hai tiếng để vào trung tâm thành phố. Giờ dự kiến 20 phút vào đến trung tâm. Những công trình như Metro, Vành đai 3, 4 hay sân bay Long Thành không chỉ là giao thông hạ tầng, mà còn là biểu tượng của sự chuyển mình mạnh mẽ, định hình diện mạo mới cho vùng đất đỏ miền Đông.Trên công trường thi công nút giao nối cầu Bình Gởi – cây cầu chiến lược nối Bình Dương với TP. Hồ Chí Minh qua sông Sài Gòn , tiếng máy móc không ngơi nghỉ dưới cái nắng tháng 12. Ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc điều hành dự án gói thầu xây lắp 3, chia sẻ: “Chúng tôi đang chạy đua với 500 ngày đêm, vượt qua thách thức về địa chất yếu ven sông để hoàn thành đúng tiến độ”.
Những con đường, những cây cầu, những tuyến Metro – tất cả đang góp phần đưa Đông Nam Bộ bước vào một kỷ nguyên mới, không chỉ thay đổi diện mạo giao thông mà còn đánh dấu sự vươn mình của cả vùng trong hành trình phát triển chung của đất nước.
Ông Trần Văn Pha, Giám đốc Khối Xây lắp giao thông và Hạ tầng kỹ thuật, kiêm Giám đốc Ban điều hành Dự án XL3 (thuộc Tổng Công ty Xây dựng số 1), cho biết chúng tôi huy động gần 200 nhân công, làm việc ngày đêm tại công trường thể hiện quyết tâm cao nhất. Vị Giám đốc công trường khẳng định: Dự kiến năm nay lao động làm việc xuyên Tết để đưa Vành đai 3 thông tuyến sớm nhất theo tình thần chỉ đạo của Trung ương. *Nhịp cầu tiến vào kỷ nguyên mới Tại buổi kiểm tra tiến đô thị công dự án đường Vành đai 3 ngày 4/12, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh: Chúng ta cần nhận thức rõ ràng đây là dự án giao thông mang tầm quốc gia. Theo đó, dù khó khăn đến mấy cứ bàn làm, không bàn lùi. “Đây là công trình làm nhịp cầu đưa Đông Nam Bộ tiến vào kỷ nguyên mới” – Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương chỉ rõ. Ông Nguyễn Văn Lợi cho rằng khi tuyến đường hoàn thành, các trung tâm kinh tế lớn như TP . Hồ Chí Minh, sân bay Long Thành và các cảng biển sẽ được kết nối nhanh chóng với Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai... Hạ tầng này không chỉ rút ngắn thời gian lưu thông mà còn mở ra cơ hội lớn trong việc vận chuyển nhân lực, hàng hóa và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, chuyên gia trong và ngoài nước tăng cường hợp tác. Đây chính là yếu tố nền tảng giúp khu vực nâng cao sức cạnh tranh và khẳng định vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước trong bối cảnh hội nhập và phát triển.Chủ tịch UBND thành phố Dĩ An, ông Võ Văn Hồng, chia sẻ: “Chúng tôi đã nỗ lực hết sức giải tỏa đền bù, để đảm bảo bàn giao mặt bằng đúng tiến độ, bởi đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm kỳ vọng lớn lao cho sự phát triển của địa phương.”
Thành phố Dĩ An, cửa ngõ quan trọng của Bình Dương và điểm kết nối vùng Đông Nam Bộ, hiện đang sôi động như một đại công trường với các dự án thành phần giao thông trọng điểm thuộc Vành đai 3. Những dự án này không chỉ cải thiện hạ tầng đô thị mà còn mở ra cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút đầu tư và tăng cường giao thương hàng hóa.Đây là động lực phát triển không chỉ riêng cho Dĩ An, mà còn lan tỏa mạnh mẽ đến toàn tỉnh Bình Dương và khu vực Đông Nam Bộ. Thành công của dự án không thể thiếu sự đồng thuận của người dân, những người sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để nhường đất cho công trình.
Ông Nguyễn Thành Công, cư dân khu phố Thạnh Lợi (TP. Thuận An, Bình Dương), vừa xây căn biệt thự mới sau nhiều năm tích cóp, nhưng đã đồng ý thu hồi hơn 700 m² đất cho dự án Vành đai 3. Ông Công chia sẻ, đây là dự án quốc gia nên sẵn sàng chia sẻ, hợp tác để dự án triển khai nhanh chóng cũng là góp phần xây dựng đất nước. “Chúng tôi dự kiến đến tháng 12/2025 sẽ hoàn thành 80% khối lượng công trình; trong đó, tuyến chính cao tốc cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, tiến độ dự án vẫn đối mặt nhiều thách thức, đặc biệt là việc bàn giao mặt bằng không đồng bộ và tình trạng khan hiếm vật liệu như cát đắp nền đang thiếu số lượng lớn”, ông Trần Hùng Việt, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương, chia sẻ.Ông Việt thông tin thêm, chiều dài dự án Đường Vành đai 3 Đông Nam Bộ dài 76,34 km, đi qua TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Tổng mức đầu tư hơn 75.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2026. Đoạn qua Bình Dương dài 26,6 km, gồm 4 gói thầu lớn. Hiện tại. đạt 83,2% bàn giao mặt bằng để thi công.
Tại công trường thi công cầu vượt Vành đai 3 qua Đại lộ Bình Dương, Kỹ sư Nguyễn Văn Cừ, thuộc đội thi công tại gói thầu XL3, tự hào nói: “Mỗi mét cầu, mét đường hoàn thành là một bước tiến giúp Bình Dương và Đông Nam Bộ đổi thay. Chúng tôi luôn cố gắng hết mình dù điều kiện thời tiết có thời điểm không thuận lợi.” Không chỉ Vành đai 3, dự án sân bay Long Thành – biểu tượng phát triển của Đông Nam Bộ – cũng đang được đẩy nhanh tiến độ. Ông Dương Quang Điện, Phó Giám đốc Thường trực Ban Quản lý dự án, khẳng định: “Đến năm 2026, máy bay dự kiến sẽ cất cánh, đưa Long Thành trở thành trung tâm kết nối không chỉ trong nước mà còn quốc tế.” Dự án sân bay Long Thành, với diện tích 5.000 ha tại xã Bình Sơn, tỉnh Đồng Nai, do Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư. Hiện tại, giai đoạn 1 (diện tích 1.810 ha) đang triển khai 4 gói thầu lớn với sự tham gia của 9.000 nhân lực. Các hạng mục chính dự kiến sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2025-2026, sẵn sàng cho chuyến bay đầu tiên vào năm 2026. Với 500 ngày đêm thi đua không chỉ là khẩu hiệu, mà là quyết tâm thực hiện giấc mơ chung. Giấc mơ mà ông Công, ông Pha, Bí thư Nguyễn Văn Lợi (Bình Dương) và hàng nghìn người lao động ngày đêm trên các công trường đang vun đắp từng ngày, từng giờ.Còn nữa, Bài 2: Tháo "điểm nghẽn" để bứt phá
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5, Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ
19:03' - 02/12/2024
Chiều 2/12, Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 5, Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ, với chủ đề “Tăng trưởng kinh tế 2 con số vùng Đông Nam Bộ năm 2025: Thách thức, cơ hội và giải pháp”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo cơ chế chủ động thu hút đầu tư vùng Đông Nam bộ
16:20' - 27/11/2024
Vùng Đông Nam bộ tiếp tục là điểm sáng về thu hút vốn FDI khi lãnh đạo các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu liên tục tiếp đón nhiều đoàn doanh nghiệp lớn vào các ngày cuối năm 2024.
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đang trên hành trình trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao
21:37' - 31/03/2025
Việt Nam đang trên hành trình trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao, với tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất Đông Nam Á.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông quan hàng hóa cửa khẩu Săm Pun (Việt Nam) - Điền Bồng (Trung Quốc)
21:23' - 31/03/2025
Ngày 31/3, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Giang cùng Cục Thương vụ Châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức lễ thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Săm Pun (Việt Nam) - Điền Bồng (Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác phát triển đường sắt giữa Việt Nam – Hàn Quốc
20:19' - 31/03/2025
Ngày 31/3, Bộ Xây dựng Việt Nam phối hợp với Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc (MOLIT) đã tổ chức Diễn đàn Hợp tác đường sắt Việt Nam - Hàn Quốc năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Bỉ
19:52' - 31/03/2025
Chiều 31/3, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Các vấn đề châu Âu và Hợp tác phát triển Bỉ Maxime Prevot.
-
Kinh tế Việt Nam
Những tiếng nói kỳ vọng từ các doanh nghiệp
19:28' - 31/03/2025
Mặc dù có đóng góp lớn cho nền kinh tế, song kinh tế tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Bỉ ký kết hợp tác phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu
19:23' - 31/03/2025
Biến đổi khí hậu đang là thách thức toàn cầu, đặc biệt với Việt Nam – một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Dấu ấn trong kiến thiết hạ tầng
19:13' - 31/03/2025
Với ba đột phá chiến lược của đất nước: thể chế - hạ tầng - nhân lực, có thể nói dấu ấn kinh tế tư nhân in đậm trong đột phá hạ tầng của Việt Nam những năm gần đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Vững mạnh cùng kinh tế đất nước
19:12' - 31/03/2025
Kinh tế tư nhân phải là lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên mới, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, có trách nhiệm xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Chính sách, Chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang: Động lực chiến lược cho Việt Nam trong kỷ nguyên mới
19:02' - 31/03/2025
Trên bước đà chuẩn bị cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kinh tế tư nhân một lần nữa được Đảng, Nhà nước đặt nhiều kỳ vọng bứt phá và phát triển.