Phát triển kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ: Đột phá từ kinh tế biển
Hội nghị phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ với chủ đề “Liên kết - Đột phá từ kinh tế biển - Phát triển nhanh và bền vững” dự kiến diễn ra ngày 5/2, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Liên kết - đột phá từ kinh tế biển Tại buổi họp báo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng 1/2 thông tin về Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 (Nghị quyết số 26) của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư vùng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, dự kiến ngày 5/2/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Thủ tướng Chính phủ giao phối hợp với các bộ ngành, địa phương tổ chức Hội nghị công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26. Với chủ đề “Liên kết - Đột phá từ kinh tế biển - Phát triển nhanh và bền vững”, Hội nghị về Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ, được tổ chức không chỉ với mục đích công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26, mà còn cụ thể hóa nghị quyết bằng các nguồn lực thực hiện cụ thể thông qua hình thức xúc tiến đầu tư, kêu gọi sự quan tâm của các nhà đầu tư, hiệp hội doanh nghiệp trong nước, quốc tế, các đối tác phát triển trong việc đồng hành với Chính phủ trong triển khai các chương trình, dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng.Thứ trưởng Trần Duy Đông nhận định, hội nghị là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ - là vùng có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, đặc biệt là Chiến lược phát triển bền vững về kinh tế biển.
Cùng với Hội nghị triển khai chương trình hành động, Hội nghị Xúc tiến đầu tư cũng được tổ chức song song có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc huy động nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy đầu tư, sản xuất - kinh doanh của toàn vùng. Đây chính là những hành động cụ thể, điều kiện tiên quyết để các kế hoạch, mục tiêu chiến lược được đặt ra tại Nghị quyết số 26 được hiện thực hóa. Dự kiến, tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư, sẽ diễn ra lễ trao thỏa thuận hợp tác về phát triển bền vững vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các đối tác phát triển, cũng như các biên bản ghi nhớ, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong khuôn khổ Hội nghị cũng diễn ra triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề: “Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ: Liên kết - Đột phá từ kinh tế biển - Phát triển nhanh và bền vững” diễn ra vào ngày 5/2/2023, nhằm giới thiệu vẻ đẹp của vùng đất, con người và các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ.Khắc phục hạn chế, mở ra không gian phát triển mới Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đã có bước phát triển tích cực, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Cụ thể, kinh tế tăng trưởng bình quân 7,3%/năm giai đoạn 2005-2020, cao hơn mức trung bình cả nước; Quy mô kinh tế của vùng năm 2020 (theo giá hiện hành) tăng gấp 9,1 lần so với năm 2004; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ và công nghiệp là chủ đạo; một số ngành kinh tế cơ bản, nhất là các ngành kinh tế biển, các ngành có giá trị gia tăng cao được hình thành và phát triển; du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thu ngân sách tăng khá, một số địa phương đã cân đối được ngân sách và có điều tiết về Trung ương. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông và đô thị được cải thiện… Cùng với kinh tế, văn hóa, xã hội có bước phát triển; chất lượng giáo dục - đào tạo và các chỉ tiêu y tế cơ bản được cải thiện. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là của đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được nâng lên rõ rệt… Tuy nhiên, theo nhận định của Thứ trưởng Trần Duy Đông, phát triển kinh tế - xã hội của vùng còn những hạn chế, bất cập và gặp nhiều khó khăn, thách thức, Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ vẫn là vùng có chỉ số phát triển ở nhiều lĩnh vực thấp hơn mức trung bình cả nước. Tiềm năng, lợi thế của vùng, nhất là kinh tế biển chưa được khai thác hợp lý và phát huy hiệu quả. Quy mô kinh tế vùng còn nhỏ, GRDP bình quân đầu người thấp. Tăng trưởng kinh tế chưa thực sự bền vững, chất lượng và năng lực cạnh tranh chưa cao. Cơ cấu kinh tế kinh tế chuyển dịch còn chậm, chưa có đột phá. Cùng với đó, cần thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực tổng hợp nhằm đưa Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ trở thành vùng phát triển năng động, nhanh và bền vững, mạnh về kinh tế biển; có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, hiện đại; có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu; có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn của cả nước với các khu kinh tế ven biển và hệ thống đô thị ven biển đạt chuẩn quốc gia và khu vực; là cửa ngõ ra biển của vùng Tây Nguyên và nước bạn Lào… Những hạn chế, bất cập này cần được khắc phục; đổi mới tư duy phát triển, tạo đồng thuận, để phát huy những tiềm năng, lợi thế của Vùng và các địa phương trong vùng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 26 với mục tiêu đến năm 2030, Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ trở thành vùng phát triển năng động, nhanh và bền vững, mạnh về kinh tế biển; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu; có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn của cả nước với các khu kinh tế ven biển và hệ thống đô thị ven biển đạt chuẩn quốc gia và khu vực… Tầm nhìn đến năm 2045, Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ là vùng phát triển nhanh và bền vững; có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn ngang tầm khu vực châu Á với các khu kinh tế ven biển hiện đại, hệ thống đô thị ven biển thông minh, bền vững, có bản sắc riêng, thân thiện với môi trường. Để triển khai Nghị quyết số 26-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 29/12/2022 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26. Trên cơ sở đó, việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26 sẽ góp phần quan trọng tạo sự thống nhất cao, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm chính trị và đổi mới tư duy của các các cấp, các ngành về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ, từ đó tạo sự thống nhất trong hành động, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết số 26. Theo đó, Chính phủ đề ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, bao gồm: quán triệt, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị; hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh phát triển liên kết vùng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế biển. Phát triển mạnh hệ thống đô thị, nhất là hệ thống đô thị ven biển; đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội vùng, nhất là hạ tầng giao thông. Cùng với đó, là quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, nhất là tài nguyên biển, đảo và rừng; bảo vệ môi trường, nhất là môi trường biển; nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; Phát triển toàn diện văn hoá - xã hội vùng; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại. Cuối cùng là, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trong vùng. Chương trình hành động của Chính phủ cũng đã đề ra 34 nhiệm vụ cụ thể và 11 dự án đầu tư hạ tầng giao thông kết nối và phân công cho các bộ, ngành triển khai thực hiện…/.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023
13:12' - 31/01/2023
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã điều chỉnh theo hướng tăng nhẹ dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 do nhu cầu "phục hồi đáng ngạc nhiên" tại Mỹ và châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý IV/2022 vượt kỳ vọng của các nhà kinh tế
11:32' - 28/01/2023
Theo thông tin từ Bộ Thương Mại Mỹ, tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý IV/2022 là 2,9 %, giảm 0,3 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng của quý III/2022 là 3,2 %.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan duy trì triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2023
15:49' - 27/01/2023
Sự phục hồi trong ngành du lịch và nhu cầu nội địa là những yếu tố khiến Thái Lan dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 ở mức 3,8%, mặc dù xuất khẩu dự kiến sẽ chậm lại trong năm nay.
-
Ý kiến và Bình luận
Hội đồng Vàng Thế giới: Tăng trưởng kinh tế là yếu tố tác động đến tiêu thụ vàng
11:14' - 26/01/2023
Vàng luôn là chủ đề được quan tâm trên thị trường vì đây là kim loại có giá trị cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).