Phát triển nông nghiệp công nghệ cao không nhất thiết phải có cánh đồng lớn
Chiều 7/6, trong hiên họp chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã tham gia giải trình thêm các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Bộ phụ trách.
Cụ thể, Bộ trưởng Trần Hồng Hà giải trình làm rõ các vấn đề về quy hoạch sử dụng đất, nhất là cho khu nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất lớn, vấn đề tích tụ tập trung ruộng đất nông nghiệp; giải pháp phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong vấn đề chống thoái hóa đất; phát triển nông nghiệp trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu của Chính phủ và Nghị quyết gần đây nhất của Bộ Chính trị liên quan đến phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long.
Phát biểu giải trình thêm, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết mặc dù là phiên giải trình về lĩnh vực nông nghiệp, song có nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội đề cập ngành Tài nguyên và Môi trường phải chia sẻ và có ý kiến với tinh thần trách nhiệm của Bộ đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.Bộ trưởng cho biết, vừa qua Trung ương đã ban hành các nghị quyết quan trọng về nông dân, nông thôn và các nghị quyết liên quan đến kinh tế tập thể. Từ đây, Bộ trưởng thông tin, làm rõ các nhóm vấn đề trong phối hợp công tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Vấn đề thứ nhất, về tập trung đất đai để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp, Bộ trưởng nhấn mạnh tới việc “tập trung đất đai” chứ không phải “tích tụ” gắn với chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đây là một vấn đề phải tính toán đến quá trình chuyển đổi lực lượng sản xuất, liên quan tới an ninh chính trị, trật tự và đặc biệt là công ăn việc làm của người nông dân.Tập trung về đất đai có rất nhiều hình thức, như dồn điền đổi thửa; liên kết, liên doanh giữa các hợp tác xã; hình thức cho thuê. Hiện nay, nhiều hộ gia đình đã nâng mức độ sử dụng đất và sử dụng liên doanh, liên kết đạt kết quả rất lớn.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn nhấn mạnh, vướng mắc liên quan đến hạn mức chuyển nhượng đất trồng lúa và đất lâm nghiệp (hạn mức đất lúa là 20 ha) nhưng năng lực để đầu tư là không nhiều. Hơn nữa, thực tiễn thế giới cũng chứng minh phát triển công nghệ cao, nông nghiệp hiệu quả không có nghĩa là phải cánh đồng lớn mới phát triển được.Hiện có nhiều mô hình để tập trung đất đai như các mô hình hợp tác xã để tạo điều kiện liên doanh, liên kết giúp doanh nghiệp và người nông dân có điều kiện chuyển giao công nghệ giống, phân bón và thị trường, người nông dân vẫn sản xuất trên mảnh ruộng của mình, ly nông nhưng không ly hương.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng báo cáo thêm, hiện nay đã tính toán quy hoạch đất nông nghiệp công nghệ cao nằm trong quỹ đất đang sử dụng cho đất nông nghiệp, nhưng mới có khoảng 4.710 ha đã được quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao. Sắp tới sửa Luật Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tính toán thêm quỹ đất đối với hộ gia đình và các điều kiện, tiêu chí để các doanh nghiệp có thể tham gia vào mối quan hệ nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân để tạo ra giá trị cao. Vấn đề thứ hai được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giải trình là tình trạng suy thoái đất. Theo Bộ trưởng, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, đó là chúng ta đã lựa chọn mô hình canh tác không đúng, thâm canh, quảng canh, dùng phân bón vô cơ, phân bón hóa học. Một vấn đề khách quan khiến đất bị suy thoái là biến đổi khí hậu khiến xâm nhập mặn, nhiễm phèn, khô hạn, ngập lụt… gia tăng. Đối với vấn đề này, Bộ trưởng cho rằng cần có giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Bài học thành công, đó là phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Nguyên tắc chung là phải chung sống thân thiện với tự nhiên và theo tự nhiên, kinh phí phải phát triển dựa theo hệ sinh thái. “Chúng ta phải chuyển đổi, phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn từ khâu thiết kế quy hoạch và bố trí cây trồng, vật nuôi, sản xuất tiêu dùng và xử lý môi trường phải đi với nhau thành một vòng khép kín”, Bộ trưởng phát biểu, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam là đất nước nông nghiệp, chất thải nông nghiệp chính là tài nguyên, có thể tạo ra những sản phẩm nông nghiệp rất hữu ích, giá trị kinh tế cao. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Trần Hồng Hà cũng nhấn mạnh, cần thay đổi nhận thức, thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh và cơ cấu kinh tế, trong đó khoa học công nghệ là yếu tố quyết định. Vấn đề thứ ba, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, để sử dụng đất đai hiệu quả, ngành nông nghiệp phải đa mục tiêu và thích ứng biến đổi khí hậu, không chỉ chống đỡ mà phải tận dụng. Đất đai nông nghiệp nhưng có dịch vụ; đất đai nông nghiệp nhưng có sản xuất, chế biến; đất đai nông nghiệp nhưng có du lịch sinh thái; hay thay đổi cách thức là sử dụng từ phân bón vô cơ hữu cơ…. Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng khẳng định, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã đề cập cụ thể và có nghị định để sẵn sàng triển khai những nội dung về thích ứng biến đổi khí hậu và kiểm soát ô nhiễm đất đai./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Hợp tác công tư sẽ tạo đột phá trong nông nghiệp công nghệ cao
11:32' - 07/06/2022
Công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đã và đang được ứng dụng trong từng khâu hoặc trong cả chuỗi sản xuất sản xuất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ mong muốn hợp tác với Hàn Quốc về logistics và nông nghiệp công nghệ cao
15:33' - 16/05/2022
Ngày 16/5, UBND thành phố Cần Thơ và đại diện sở, ngành có liên quan tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Hiệp hội hợp tác kinh tế Hàn Quốc - châu Á (KOAECA).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Thống nhất về nhận thức, tư tưởng vì lợi ích chung của đất nước
13:13'
Sáng 16/4, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
-
Kinh tế Việt Nam
Cận cảnh cao tốc Bùng - Vạn Ninh sẵn sàng thông xe toàn tuyến dịp 30/4
13:07'
Đây là một trong 4 dự án thành phần được chính thức thông xe trên toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông trong dịp Thống nhất đất nước 30/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Bài cuối - Kiên quyết không để móng chờ cột
12:10'
Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên có địa hình thi công phức tạp, chuẩn bị bước vào mùa mưa nên các công ty cột thép đang dồn lực cho sản xuất, đáp ứng thi công.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Bài 3 - Tuân thủ kỷ luật thi công, tiến độ tính từng ngày
11:46'
Trên công trường dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên, các nhà thầu đang tranh thủ thời tiết thuận lợi, tập trung lực lượng và máy móc thiết bị thi công đào đúc móng.
-
Kinh tế Việt Nam
Khoảng 1.480 tỷ đồng đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông vùng biên Hà Tiên
11:32'
Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang vừa ban hành quyết định đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố Hà Tiên, với tổng kinh phí thực hiện khoảng 1.480 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Bài 2 - Chính quyền quyết liệt, nhân dân đồng thuận
11:29'
Giải phóng mặt bằng luôn là khó khăn lớn nhất và cũng quyết định đến tiến độ thực hiện các dự án điện nói chung và các dự án truyền tải điện nói riêng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng có tính cách mạng, hành động, khả thi cao
11:26'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề 1 về những nội dung cốt lõi, điểm mới trong các dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng theo hướng có tính cách mạng, hành động, khả thi cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Bài 1 - Công trình đặc biệt quan trọng
11:09'
Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã và đang quyết liệt chỉ đạo, thúc tiến độ, tập trung giải quyết vướng mắc, khó khăn đưa dự án về đích đúng hạn trước ngày 2/9 năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Trà Vinh kêu gọi đầu tư 15 dự án vào Khu kinh tế Định An
10:08'
Tỉnh Trà Vinh đã công bố danh mục và đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến kêu gọi thu hút đầu tư 15 dự án vào Khu kinh tế Định An trên địa bàn tỉnh.