Phát triển rừng là yếu tố trọng yếu để tạo môi trường bền vững
Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 và cùng đó, phát triển lâm nghiệp bền vững đã phát huy được những ưu thế vốn có về rừng và đất lâm nghiệp của các địa phương trong bảo vệ, phát triển rừng; tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng cũng như hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp… Trồng rừng cũng là chủ đề các đại biểu quan tâm trong phiên họp ngày 3/11, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.
*Đại biểu Triệu Thị Thu Phương (Đoàn Bắc Kạn): Tăng phân bổ ngân sách cho các tỉnh có tỷ lệ diện tích che phủ rừng cao.
Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như việc bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Nhất là trong những năm trở lại đây, chất lượng môi trường đang biến đổi theo chiều hướng bất lợi, biểu hiện rõ nét nhất là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai liên tiếp xảy ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng như: lũ quét, mưa đá, hạn hán, xâm ngập mặn… gây thiệt hại nặng nề đến đời sống người dân và hạ tầng cơ sở.Những năm qua, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc từ 39,7% năm 2011 lên 42% năm 2020. Chính sách giao đất, giao rừng sản xuất cho hộ gia đình, doanh nghiệp là giải pháp mang tính đột phá cho việc chăm lo giữ rừng, trồng rừng cũng như nâng cao thu nhập cho người dân.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện cho thấy, việc lồng ghép chiến lược phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển ngành lâm nghiệp chưa rõ nét. Một số chỉ tiêu về trồng mới rừng đặc dụng, rừng phòng hộ chưa đạt kế hoạch, việc giữ rừng chưa hiệu quả. Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, chỉ trong 5 năm (2012 – 2017) diện tích rừng tự nhiên bị mất do chặt phá rừng trái phép là 11%, còn lại 89% là do chuyển mục đích sử dụng rừng tại các dự án được phê duyệt; trong đó, phần lớn là các dự án phát triển kinh tế. Trong nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 – 2025, Chính phủ đã đưa ra giải pháp xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp phát triển kinh tế vùng, lấy phân vùng làm cơ sở để đầu tư phát triển; trong đó đặc biệt quan tâm tới vùng miền núi nơi có rừng đầu nguồn để đầu tư các nguồn lực hỗ trợ. Theo Quyết định 26/2020/QĐ-TTg quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 8/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025 thì đối với các tỉnh có diện tích che phủ rừng trên 50% được tính 2 điểm là rất thấp. Do đó, không đủ nguồn lực để các địa phương giữ rừng và để người dân ở các khu vực này yên tâm bảo vệ, phát triển rừng. Hơn nữa, trước những thiệt hại về người và của do thiên tai gây ra, cần phải nhìn nhận đúng tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng trong phòng chống thiên tai. Do đó, Chính phủ cần xem xét, điều chỉnh tiêu chí phân bổ ngân sách trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đoạn 2021-2025 cho các tỉnh có tỷ lệ diện tích che phủ rừng cao. Đồng thời, có chính sách sắp xếp ổn định dân cư vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, nguy cơ lũ lụt, sạt lở cao để đảm bảo an toàn cho người dân.Cùng đó, giai đoạn vừa qua, ngân sách nhà nước đầu tư cho cơ sở hạ tầng lâm nghiệp và phát triển sản phẩm từ lâm nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Bởi vậy, sản phẩm từ rừng mới chỉ là nguồn nguyên liệu chứ chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; trong khi đây lại là giải pháp giảm nghèo hiệu quả cho các địa phương, nhất là khu vực miền núi. Diện tích rừng cả nước chủ yếu tập trung ở vùng miền núi là khu vực đầu nguồn lưu vực các con sông, suối lớn ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm thiểu biến đổi khí hậu và nguy cơ thiên tai cho hạ lưu vùng đồng bằng. Thế nhưng, tại các khu vực này, người dân mới chỉ được hưởng mức khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng và mức chi trả dịch vụ môi trường rừng thấp. Do đó, họ chưa thể dựa vào rừng để có thu nhập ổn định và bảo đảm sinh kế. Trong kế hoạch tài chính và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025 chưa đề cập đến nhiệm vụ này. Bởi vậy, tôi đề nghị Quốc hội xem xét có Chương trình, chính sách phát triển lâm nghiệp và vùng nguyên liệu lâm nghiệp đối với khu vực các tỉnh miền núi. Bên cạnh đó, cần coi phát triển lâm nghiệp là giải pháp quan trọng thực hiện mục tiêu đảm bảo an ninh nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, làm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra; đồng thời, là giải pháp kinh tế thúc đẩy xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trước mắt, tập trung đầu tư nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng như: đường lâm nghiệp, công nghệ và khu chế biến các sản phẩm có nguyên liệu từ rừng; xem xét nâng mức chi trả dịch vụ môi trường rừng và mức khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng tương xứng. Đồng thời, có cơ chế thu hút xã hội hóa, khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp đầu tư cho lâm nghiệp…*Đại biểu Nguyễn Xuân Cường (Đoàn Bắc Kạn): Phát triển rừng là yếu tố trọng yếu để phát triển môi trườngTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thông tin về việc thuỷ điện Đắk Mi xả lũ
21:21' - 02/11/2020
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương yêu cầu Thuỷ điện Đắk Mi phối hợp chặt với các cơ quan chức năng địa phương đánh giá mức độ thiệt hại của người dân khu vực hạ du đập.
-
Kinh tế Việt Nam
Xác định rõ trách nhiệm từng đơn vị trong bảo vệ và phát triển rừng
16:10' - 22/06/2020
Các tỉnh Tây Nguyên có tổng diện tích có rừng gần 2,6 triệu ha, chiếm 17,5% diện tích có rừng cả nước. Nhưng diện tích rừng tự nhiên khu vực này lại đang bị suy giảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.