Phát triển thương mại điện tử: Khó khăn lớn nhất là gì?
Thương mại điện tử Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh thương mại tiện lợi cho cả người mua và người bán. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh trong một thời gian ngắn khiến cơ chế chính sách chưa theo kịp đã đặt ra nhiều thách thức cho cả cơ quan quản lý nhà nước và quyền lợi của người tham gia.
Để thương mại điện tử trở thành một phương thức kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp và một kênh mua sắm đáng tin cậy cho người tiêu dùng, đòi hỏi các cơ quan quản lý sớm hoàn thiện hạ tầng chính sách phát triển hệ sinh thái thương mại điện tử cũng như có giải pháp kiểm soát chất lượng hàng hóa và cơ chế giải quyết những tranh chấp phát sinh một cách hợp lý.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, thương mại điện tử ra đời và đang trở thành xu hướng mua sắm, kinh doanh phổ biến ở Việt Nam. Dư địa phát triển của thương mại điện tử là rất lớn nhưng cũng phát sinh nhiều vấn đề cần được khắc phục. Dư địa phát triển lớn Thương mại điện tử Việt Nam được đánh giá là thị trường có mức độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là trong 5 năm trở lại đây. Thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho thấy, quy mô thị trường bán lẻ trực tuyến có xu hướng tăng dần đều ở mức trên 20%/ năm. Bà Lê Thị Hà, Trưởng phòng Chính sách- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết: Tính đến cuối năm 2017, quy mô thị trường bán lẻ qua các kênh thương mại điện tử đạt 6,2 tỷ USD, doanh thu thương mại điện tử chiếm khoảng 3,6% doanh thu tiêu dùng cả nước. Dự kiến đến năm 2020, quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam sẽ đạt mức 10 tỷ USD, tương đương với việc mỗi người dân sẽ chi tiêu khoảng 350 USD/ năm thông qua mua sắm online. Theo bà Lê Thị Hà, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi thương mại điện tử hiện nay không chỉ là những giao dịch qua các website mà đã phát triển da đạng thành nhiều hình thức khác nhau như ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động, các sàn thương mại điện tử trong khi tỷ lệ người dân Việt Nam sở hữu điện thoại thông minh ngày càng tăng lên. Thực tế cũng cho thấy thương mại điện tử trên nền tảng di động ngày càng chiếm ưu thế, tỷ lệ người mua sắm qua thiết bị di động đã tăng từ 6% (năm 2013) lên 41% (năm 2017), các website có phiên bản di động cũng tăng từ 15% (năm 2013) lên 72% (năm 2017). Giờ đây, thương mại điện tử không chỉ là phương thức mua sắm quen thuộc của người dân thành thị mà còn gần gũi với cả người tiêu dùng khu vực nông thôn. Ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho rằng, mặc dù có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng quy mô giao dịch thương mại điện tử của Việt Nam còn rất thấp so với các quốc gia khác. Tỷ trọng giao dịch thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ còn quá thấp so với trung bình thế giới và khu vực. Trong khi đó, Việt Nam có dân số hơn 90 triệu người, tỷ lệ dân số trẻ và thuộc nhóm có mức độ truy cập internet thường xuyên cao hơn các nước khác. Đây là cơ sở để thị trường thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tương lai, thương mại điện tử tại khu vực nông thôn sẽ là điểm đến đầu tư của các doanh nghiệp lớn trong giai đoạn tới. Hơn nữa, việc phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới cũng mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam ra thị trường thế giới. Không ít thách thức Thương mại điện tử là xu hướng kinh doanh, tiêu dùng tất yếu gắn liền với sự phát triển của công nghệ. Tuy nhiên, việc phát triển thương mại điện tử nhanh chóng trong một thời gian ngắn đã đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý nhà nước cũng như những vấn đề phát sinh trong quá trình giao dịch cần được giải quyết. Bà Lê Thị Hà cho biết, mặc dù hành lang pháp lý về thương mại điện tử (Nghị định 52/2013/NĐ-CP) đã được xây dựng khá chi tiết, đáp ứng yêu cầu về quản lý thương mại điện tử tại thời điểm ban hành, nhưng thị trường thương mại điện tử thay đổi liên tục đặt ra nhiều vấn đề cần điều chỉnh. Cụ thể, công nghệ số, internet phát triển và thay đổi nhanh chóng dẫn đến nhiều mô hình thương mại điện tử mới liên tục xuất hiện, không chỉ giới hạn ở hai mô hình phổ biến là website thương mại điện tử và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử như trước đây. Các giao dịch, dịch vụ cũng không còn ở phạm vi một quốc gia mà đã xuyên biên giới, đa dạng về chủ thể tham gia, phức tạp về cách thức hoạt động. Theo phân tích của bà Lê Thị Hà, các phương thức kinh doanh trên môi trường mạng được thúc đẩy mang lại nhiều lợi ích cho cả người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, internet và thương mại điện tử cũng đặt ra thách thức không nhỏ đối với việc kiểm soát chất lượng hàng hóa. Nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng nhái, thậm chí có sự giả mạo các doanh nghiệp uy tín để lừa đảo người mua gây thiệt hại kinh tế và niềm tin của người tiêu dùng đối với hoạt động thương mại điện tử và các doanh nghiệp chân chính. Cùng quan điểm, ông Lê Anh Huy, Phó Tổng giám đốc Công ty Sen Đỏ (Sendo.vn) cho rằng, việc kiểm soát chất lượng hàng hóa không chỉ là vấn để của riêng hoạt động thương mại điện tử mà vẫn diễn ra với cả các hình thức thương mại truyền thống. Tuy nhiên, với đặc thù của các giao dịch thương mại điện tử là người bán, người mua không trực tiếp gặp nhau, người mua cũng không tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa nên xảy ra trường hợp hàng giao không đúng như sản phẩm được giới thiệu về cả mẫu mã và chất lượng. Trong trường hợp này, nếu người bán cố tình lừa đảo và người mua đã thanh toán tiền trước thì phần thiệt luôn là người mua. Thêm vào đó, những món hàng mua qua thương mại điện tử thường là hàng tiêu dùng, có giá trị nhỏ nên người mua cũng ngại khiếu nại để đòi quyền lợi cho mình. Một vấn đề nữa là việc quản lý thuế trong thương mại điện tử hiện nay rất khó khăn. Không giống như hình thức kinh doanh truyền thống có cửa hàng trực tiếp, có địa chỉ cụ thể, các giao dịch thương mại diễn ra trên môi trường mạng rất khó kiểm chứng thông tin nhận dạng người bán cũng như giám sát doanh thu dẫn đến khó quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Đại diện Cục thuế Tp. Hồ Chí Minh cũng từng chia sẻ, khó khăn lớn nhất là làm cách nào để quản lý tốt và kêu gọi được những cá nhân, tổ chức kinh doanh qua mạng tự giác kê khai nộp thuế vì hiện vẫn chưa có điều khoản, quy định cụ thể cho việc quản lý thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Đến nay, việc thu thuế từ hoạt động bán hàng qua mạng xã hội vẫn dựa trên cơ chế động viên các cá nhân, doanh nghiệp tự kê khai giao dịch, thông tin địa chỉ, mã số thuế cá nhân để cơ quan chức năng có cơ sở kiểm soát việc nộp thuế. Thực tế cũng cho thấy, nếu chỉ một mình cơ quan thuế vào cuộc thì sẽ rất khó trong việc thu thuế các hoạt động kinh doanh qua thương mại điện từ, vì cơ quan thuế không có chuyên môn và thẩm quyền về quản lý hệ thống mạng, thông tin truyền thông…/.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Alibaba khẳng định sức bật ngoạn mục từ châu Á
11:13' - 02/10/2018
Được khởi dựng tại một căn hộ nhỏ ở Hàng Châu, tập đoàn thương mại điện tử của Trung Quốc Alibaba ngày nay đã phát triển thành một trong những tập đoàn đa ngành và có giá trị nhất trên thế giới.
-
Hàng hoá
Ra mắt thương hiệu nông sản “Ruộng nhà mình”
11:52' - 01/10/2018
Sáng 1/10, tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội), thương hiệu “Ruộng nhà mình” đã chính thức được ra mắt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30' - 26/11/2024
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06' - 26/11/2024
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.