Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin
Chương trình nhằm cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau. Ứng dụng CNTT để giảm thời gian, số lần trong một năm người dân, doanh nghiệp phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước thực hiện các thủ tục hành chính.
Cụ thể, 30% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến tại mức độ 4; 95% hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp được nộp qua mạng; 90% số doanh nghiệp thực hiện nộp thuế qua mạng; 50% số hộ, cá nhân kinh doanh kê khai nghĩa vụ thuế phát sinh qua mạng từ việc cho thuê tài sản và lệ phí trước bạ khi đăng kí ô tô, xe máy.
Một trong các hoạt động của Chương trình là phát triển ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp. Cụ thể, cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 4 tới người dân và doanh nghiệp. Các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng lộ trình, chọn lựa triển khai trong thực tế, bảo đảm hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân và doanh nghiệp.
Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Đồng thời thiết lập Cổng dịch vụ công Quốc gia để tích hợp tất cả các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương.
Bên cạnh đó, ứng dụng CNTT hiệu quả, toàn diện tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông, tăng cường trao đổi, xử lý hồ sơ qua mạng. Phát triển các hệ thống thông tin thiết yếu cho công tác ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp tại các địa phương; bảo đảm triển khai đồng bộ với việc phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia; tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin.
Đồng thời, nâng cao nhận thức, năng lực và hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến. Triển khai đô thị thông minh ít nhất tại 3 địa điểm theo các tiêu chí do Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn.
Hoạt động khác của Chương trình là phát triển và hoàn thiện các ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước. Theo đó, hệ thống quản lý thông tin tổng thể, tiến tới xây dựng cơ quan điện tử; bảo đảm kết nối liên thông dữ liệu điện tử từ Chính phủ đến cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; các ứng dụng CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu công tác đặc thù tại mỗi cơ quan; các hệ thống ứng dụng CNTT khác trong công tác nội bộ theo hướng hiệu quả, mở rộng kết nối.
Phát triển và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; trong đó, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật triển khai Chính phủ điện tử các cấp; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, kết nối chia sẻ dữ liệu; phát triển hạ tầng kiến trúc Chính phủ điện tử; triển khai chứng thực điện tử và chữ ký số trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị; kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương; thực hiện đấu thầu qua mạng; triển khai thuế điện tử, hải quan điện tử…/.
Nguồn: Chinhphu.vn
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều gói thầu của 3 dự án PPP cao tốc Bắc – Nam chậm tiến độ
13:38'
Lo ngại nhất trong 3 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam hiện nay là dự án đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt khi sản lượng thi công dự án mới đạt 25% giá trị hợp đồng, chậm 3,98% so với tiến độ điều chỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo hàng không Việt Nam sẽ hồi phục hoàn toàn vào cuối năm 2023
13:27'
Theo dự báo của IATA thị trường hàng không Việt Nam sẽ hoàn toàn hồi phục vào cuối năm nay. Tổng thị trường vận tải hàng không Việt Nam sẽ đạt xấp xỉ 80 triệu khách và 1,44 triệu tấn hàng hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Cục Hàng không yêu cầu xử lý nghiêm đại lý bán vé máy bay vượt giá trần
13:21'
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không tăng cường kiểm soát việc bán vé, đảm bảo giá bán của các đại lý theo đúng quy định.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững
12:08'
UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025”.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp Nhật Bản có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam ra sao?
11:52'
Thông điệp của Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư là nhằm khuyến khích nhiều hơn các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Nhật Bản mở rộng hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh hoàn thiện lưới điện thông minh
11:25'
Ngày 8/2, Tổng công ty Điện lực Tp. Hồ Chí Minh (EVN HCMC) cho biết, hiện, Tổng công ty đã cơ bản hoàn tất quá trình tự động hoá toàn bộ lưới điện trên địa bàn Thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án tái định cư sân bay Long Thành
10:54'
Mục tiêu của dự án là thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để có mặt bằng “sạch” giao chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Xung lực mới trong quan hệ thương mại Việt Nam-Singapore
09:43'
Về cơ cấu hàng xuất khẩu, Việt Nam sang thị trường Singapore tương đối bền vững. Các mặt hàng chế biến có giá trị cao chiếm tỷ trọng từ 67-76% trong giai đoạn 2018-2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam
07:06'
Ngày 7/2, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống.