Phó Thủ tướng: Hải Phòng cần duy trì mức tăng trưởng cao
* Tiếp tục phát huy các thế mạnh của thành phố
Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cho biết, trong 10 tháng năm 2021, Đảng bộ, chính quyền thành phố Hải Phòng đã tổ chức thực hiện thành công nhiệm vụ “kép” là phòng, chống dịch COVID-19 và duy trì, phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội.
Mặc dù là địa bàn có nguy cơ lây nhiễm rất cao, nhưng Hải Phòng không có ca tử vong, số ca nhiễm thấp nhất trong vùng Đồng bằng sông Hồng, là thành phố trực thuộc Trung ương duy nhất chưa phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy khu vực thương mại, dịch vụ, du lịch bị ảnh hưởng đáng kể, nhưng nhìn chung kinh tế - xã hội thành phố vẫn giữ được đà tăng trưởng, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu tiếp tục có mức tăng trưởng khá cao; hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của dịch bệnh.
Tăng trưởng kinh tế 9 tháng của thành phố tăng 12,28%, gấp 8,65 lần cả nước (1,42%), dẫn đầu các địa phương trong cả nước. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 19,22%; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 18,54 tỷ USD, tăng hơn 25% so với cùng kỳ.Thu hút đầu tư nước ngoài 10 tháng đạt 2,86 tỷ USD, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ. Sản lượng hàng hóa qua cảng 10 tháng đạt hơn 119 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ.
Đề cập đến Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định “Xây dựng Hải Phòng trở thành một thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa, động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước, ngang tầm với các thành phố châu Á…”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho rằng, để đạt điều này, Hải Phòng phải có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục. Muốn vậy, thành phố cần có các giải pháp đột phá. Theo ông Trần Duy Đông, có 2 lĩnh vực còn dư địa để tăng trưởng cao. Đó là cảng biển và logistic. Ông góp ý, Hải Phòng cần quyết tâm nghiên cứu xây dựng thí điểm khu thương mại tự do. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp chặt chẽ với Hải Phòng trong nghiên cứu vấn đề này. Lĩnh vực thứ 2 là đào tạo nhân lực chất lượng cao. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cũng cho rằng, phát triển kinh tế biển là một thế mạnh của Hải Phòng. Thành phố cần lưu ý quy hoạch đô thị gắn với bảo tồn sinh thái, tạo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho rằng, Hải Phòng có tiềm năng, điều kiện rất lớn về hạ tầng, giao thông, cảng biển, sân bay, đường sắt, đường bộ,... Mục tiêu kinh tế của Hải Phòng đến năm 2030, 2045 theo Nghị quyết 45 là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Thể nêu rõ, thành phố có hạ tầng giao thông tốt nhưng nếu không có quy hoạch các công trình, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp một cách khoa học để khai thác đồng bộ các lợi thế của Hải Phòng thì các điều kiện của thành phố vẫn chỉ là tiềm năng. * Muốn làm mạnh, cần làm đúngKết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, Hải Phòng đang có nền tảng, đà phát triển rất tốt khi 5 năm qua, tăng trưởng liên tục hơn 15%. Phó Thủ tướng ghi nhận thành phố vừa phòng, chống dịch tốt, vừa duy trì tăng trưởng 12,28% trong bối cảnh cả nước còn khó khăn. Điều này rất có ý nghĩa bởi GDP của Hải Phòng chiếm 5% GDP toàn quốc.
Đánh giá cao các kết quả mà Hải Phòng đạt được trên nhiều lĩnh vực như xuất khẩu, thu hút đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công..., Phó Thủ tướng lưu ý, hướng tới mục tiêu 2030 mà Nghị quyết 45 đưa ra thì “Hải Phòng cần bước phát triển ngoạn mục hơn”. Bên cạnh cơ hội, thuận lợi, vị thế, tiềm năng, Hải Phòng còn đối diện một số thách thức không nhỏ, đó là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để duy trì nhịp độ tăng trưởng cao. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng đạt khoảng 118.000 tỷ đồng, mới đạt 58,25% kế hoạch năm (204.000 tỷ đồng). Đây là thách thức rất lớn để đạt mục tiêu hơn 1 triệu tỷ đồng vốn đầu tư trong giai đoạn 5 năm tới. Vấn đề nữa còn trăn trở, băn khoăn trong thực hiện mục tiêu 2030 là thu ngân sách. Thu ngân sách 10 tháng đạt hơn 26.000 tỷ đồng, nếu năm nay đạt 35.000-36.000 tỷ đồng thì cần phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa. Từ nay đến 2030 cần đạt 230.000 tỷ đồng, như vậy yêu cầu thu ngân sách rất lớn. Về định hướng phát triển, Phó Thủ tướng cho rằng, Nghị quyết 45 đã nêu rất rõ và nhấn mạnh vào 3 trụ cột: Công nghiệp, du lịch và cảng biển. Nếu 3 trụ cột này làm tốt thì mới đạt được mục tiêu 2030. Về công nghiệp của thành phố Hải Phòng, theo Phó Thủ tướng, hiện tốc độ thu hút đầu tư vào lĩnh vực này khá tốt. Nhưng cần tập trung mạnh hơn nữa để mở rộng các khu, cụm công nghiệp. Tuy nhiên, cần tăng cường quá trình quản lý khu công nghiệp, khắc phục các vi phạm trật tự xây dựng. Các khu công nghiệp cần đạt tiêu chí văn minh, hiện đại; thu hút công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao. Trụ cột thứ 2 là phát triển du lịch, hiện Hải Phòng đang triển khai tốt, là địa phương có nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời. Khi cáp treo từ Cát Hải sang Cát Bà hoàn thành toàn tuyến thì du lịch Hải Phòng sẽ phát triển hơn nữa. Trụ cột, động lực thứ 3 là cảng biển. Hải phòng cần nhanh chóng rà soát quy hoạch, thực hiện di dời, sắp xếp lại các bền cảng cũ, thu hút các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực để đẩy nhanhg đầu tư mới các khu, cụm cảng, đặc biệt là cảng tổng hợp quốc tế Nam Đồ Sơn. Về đường bộ, thành phố có quy hoạch đường vành đai 2, trước đây Phó Thủ tướng đã chỉ đạo triển khai sớm; nên bổ sung thêm tuyến cao tốc từ Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình chạy về Hải Phòng và tuyến đường sắt từ Nam Định về Hải Phòng. "Đây là hệ thống giao thông vừa có cao tốc rất đồng bộ, khẳng định rõ vị trí của Hải Phòng rất trung tâm, có đủ 5 loại hình giao thông đường sắt, đường bộ, hàng không, đường thủy và đường biển. Vừa qua, Chính phủ liên tiếp ban hành 5 quy hoạch, tạo điều kiện rất thuận lợi cho thành phố xây dựng quy mô thành phố xứng tầm với Nghị quyết 45”, Phó Thủ tướng đánh giá. Về các kiến nghị, Phó Thủ tướng lưu ý muốn xây dựng thành phố phát triển tốt thì điều kiện cần và đủ là làm đúng và làm mạnh, muốn làm mạnh được thì phải làm đúng. Những quy hoạch điều chỉnh thì phải căn cơ, kỹ càng. Phó Thủ tướng lấy ví dụ về một số quy hoạch vừa qua liên quan đến quỹ đất, cây xanh, công viên,... giờ quy hoạch lại. "Một cái sai về quy hoạch thì rất nguy hiểm.Một nhà máy đặt sai là mất rất nhiều tiền, ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần của cả khu dân cư. Quy hoạch đòi hỏi kỹ càng, tránh sơ suất, đảm bảo các yêu cầu về pháp lý, còn phải không ảnh hưởng đến mô hình phát triển của cả thành phố trong tương lai", Phó Thủ tướng nhấn mạnh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng yêu cầu cách ly y tế với người đến từ các địa bàn có dịch
18:46' - 22/10/2021
Ngày 22/10, Hải Phòng ghi nhận hai trường hợp dương tính với SARS -CoV-2. Hai trường hợp này đang theo dõi cách ly tại nhà và đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Hải Phòng có 2 ca dương tính với SARS-CoV-2 về từ TP.HCM
16:51' - 22/10/2021
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Sở Y tế Hải Phòng, sau gần 2 tháng không có ca mắc COVID-19, ngày 22/10, thành phố đã ghi nhận hai trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết khu bến Lạch Huyện thuộc cảng biển Hải Phòng
15:48' - 22/10/2021
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa có ý kiến về điều chỉnh Quy hoạch chi tiết khu bến Lạch Huyện thuộc cảng biển Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
-
Kinh tế & Xã hội
Hải Phòng: Hỏa hoạn thiêu rụi nhiều ki ốt tại chợ Núi Đèo
08:57' - 13/10/2021
Khoảng 0 giờ ngày 13/10, tại khu vực chợ Núi Đèo (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) bất ngờ xảy ra hỏa hoạn, thiêu rụi nhiều ki ốt tại đây.
-
Đời sống
Hải Phòng kiểm soát y tế người đi và đến ga Hải Phòng
22:11' - 12/10/2021
Thành phố Hải Phòng sẽ thực hiện tiếp nhận hành khách về từ các địa phương trên các chuyến tàu khách đến Ga Hải Phòng khi đáp ứng đủ các điều kiện kiểm soát y tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024
21:23'
Trong không khí mua sắm trực tuyến sôi động vào dịp cuối năm, Bộ Công Thương cũng khuyến khích doanh nghiệp Việt, thương hiệu hàng Việt tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn cho Việt Nam
21:04'
Biên bản ghi nhớ giữa hai bên đề xuất hàng loạt sáng kiến nhằm củng cố hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng
21:00'
Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà 3 bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp lên 90%
19:37'
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ hướng tới mục tiêu tăng tần suất bảo đảm cấp nước lên 90% vào năm 2025 mà còn tiến xa hơn trong việc xây dựng một vùng nông nghiệp bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo thuận lợi cho việc phân cấp, phân quyền
19:06'
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao
18:51'
Theo chuyên gia, Việt Nam cần giải quyết những điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn nhân lực và tăng cường chuyển đổi xanh để duy trì sức hút đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2024
17:46'
Khảo sát của Vietnam Report cho thấy cộng đồng doanh nghiệp logistics lạc quan về triển vọng năm 2025, tiếp tục đà phục hồi trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Đầu tư công (sửa đổi): Gỡ những ách tắc tồn tại trong thời gian dài
17:07'
Sửa luật lần này được thực hiện kỹ càng, tiếp thu hầu hết ý kiến của các tỉnh, thành phố, đáng chú ý là việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, từ đó tháo gỡ được những ách tắc, khó khăn
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp cắt giảm phát thải và sản xuất bền vững cho ngành gỗ
16:47'
Tín hiệu tích cực là trong ngành gỗ, nhiều doanh nghiệp đã chủ động triển khai kiểm kê khí nhà kính để sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường trong ESG, hướng tới phát triển bền vững.