Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Kiểm soát lạm phát kỳ vọng, ổn định tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp
Ngày 11/10, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo về kết quả công tác điều hành giá 9 tháng năm 2023 và định hướng những tháng còn lại của năm 2023.
* Điều hành sát và quyết liệt
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương lưu ý, khi chỉ số chung CPI được kiềm chế ở mức thấp, các bộ, ngành cần chủ động hơn để điều chỉnh giá các mặt hàng nhà nước quản lý hoặc các dịch vụ công đang triển khai theo lộ trình cho phù hợp, hiệu quả. Theo ông, năm 2024 công tác quản lý, điều hành giá sẽ chịu sức ép lớn hơn, do tác động của việc triển khai thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW và điều chỉnh giá một số mặt hàng, dịch vụ do nhà nước quản lý như y tế, giáo dục, giá điện,... Do đó, các bộ, ngành cần tính toán kỹ, đánh giá tác động để đề xuất mức điều chỉnh phù hợp. Liên quan đến giá dịch vụ khám, chữa bệnh, đại diện Bộ Y tế cho biết, Bộ đã ban hành Thông tư số 13 quy định khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu của các cơ sở y tế công lập.Sau khi ban hành Thông tư, nhìn chung thị trường phản ứng tích cực. Có những bệnh viện trước thu giá dịch vụ khám, chữa bệnh cao hơn đã điều chỉnh thấp xuống, nhiều bệnh viện giá thu thấp hơn thì được nâng lên. Có những bệnh viện trước đây chưa làm dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu, khi có thông tư đã đưa dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu vào hoạt động. Giá dịch vụ trong tầm kiểm soát.
Hiện nay, Bộ Y tế đã xây dựng thông tư giá dịch vụ khám, chữa bệnh để kết cấu tiền lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng. Đại diện Bộ chia sẻ mong muốn Chính phủ cho phép sớm ban hành thông tư này, vì đội ngũ y, bác sĩ vẫn được nhận lương theo mức này từ ngày 1/7, trong khi chưa ban hành thông tư thì chưa kết cấu vào giá dịch vụ những khoản này được. Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái bày tỏ không hài lòng khi lương cơ bản đã tăng từ 1/7/2023 trong khi hiện chưa ban hành được thông tư là quá chậm. Cơ cấu chi phí tăng thì giá dịch vụ tịnh tiến tăng là điều bình thường. Về dịch vụ giáo dục (học phí), Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, Bộ đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 81 /2021/NĐ-CP (quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo). Theo đó năm học 2023-2024 học phí của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông giữ như năm học trước. Đối với giáo dục đại học, lùi lộ trình tăng học phí 1 năm so với Nghị định 81, điều này tác động không lớn đến CPI. Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng chia sẻ, qua tổng hợp và tính toán của Tổng cục Thống kê, nếu thực hiện theo lộ trình của Nghị định 81 thì năm 2023 tác động vào chỉ số CPI tăng cao nhất cũng chỉ 0,52% và như vậy chỉ số CPI chỉ là 3,64%, còn xa so với mức Quốc hội giao. “Qua đó, rút ra bài học trong quá trình điều hành giá, chúng ta rất sát, rất quyết liệt. Tuy nhiên, có những lúc, có thời điểm có lẽ chúng ta quá thận trọng, một phần do bộ, ngành tham mưu chưa tới. Đúng như Phó Thủ tướng chỉ đạo, phải tính toán kỹ và sớm hơn để có kịch bản điều hành phù hợp”, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nói. Trên cơ sở mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm ở mức 4,5%, tổng hợp thông tin và cập nhật dự báo xu hướng các mặt hàng quan trọng thiết yếu, các thông tin đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước về các yếu tố tác động đến lạm phát của năm 2023, Bộ Tài chính cập nhật 2 kịch bản lạm phát. Kịch bản 1, dự báo CPI bình quân năm 2023 tăng khoảng 3,2% so với năm 2022. Kịch bản 2, CPI bình quân năm 2023 tăng khoảng 3,6% so với năm 2022. Theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu giả định CPI các tháng còn lại đều tăng một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 3 tháng còn lại, CPI mỗi tháng so với tháng trước còn dư địa tăng khoảng 2,58% để CPI bình quân năm 2023 tăng 4,5% so với năm 2022… Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính dự báo các yếu tố tác động và đề xuất các giải pháp điều hành giá trong thời gian tới. * Chốt thời hạn trình phương án điều chỉnh giá điện, dịch vụ y tế Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã điều hành giá hết sức linh hoạt, quyết liệt, hiệu quả, Ban Chỉ đạo điều hành giá đề xuất, tham mưu kịp thời. Các ngành, các cấp đã vào cuộc đồng bộ, hiệu quả trong việc kiểm soát giá cả, cung ứng hàng hóa cũng như triển khai các biện pháp quản lý giá theo quy định của pháp luật, ngăn chặn hiệu quả tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái quy định… Đến thời điểm hiện tại, chúng ta có thể đạt được các mục tiêu Quốc hội giao về điều hành giá, quản lý lạm phát.Phân tích sâu về công tác điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính rà soát, đánh giá cặn kẽ, kỹ lưỡng việc triển khai các chính sách miễn, giảm, giãn, hoãn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, nhất là đối với một số sắc thuế lớn ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước, để quyết tâm phấn đấu thực hiện đạt mục tiêu về dự toán, bảo đảm ngân sách nhà nước “thu phải đủ chi”. Thành viên Ban Chỉ đạo tham mưu để điều hành CPI ở mức hợp lý, theo mục tiêu Quốc hội đề ra, vừa giữ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm đời sống người dân, vừa hỗ trợ phát triển kinh tế.
Các bộ ngành, địa phương tiếp tục triển khai các biện pháp điều hành giá phù hợp đối với một số mặt hàng thiết yếu, tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng, đời sống người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như: Xăng dầu, khí hóa lỏng, điện, dịch vụ vận tải, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, dịch vụ y tế, giáo dục, lương thực, thực phẩm… Lưu ý đến giá xăng dầu và giá mặt hàng lương thực, Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp tục theo dõi sát tình hình thế giới, đánh giá các tác động để chủ động có giải pháp kịp thời, phù hợp.
Về các giải pháp chung, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp tục giữ ổn định, không để ảnh hưởng, theo dõi sát tình hình để điều hành, nhất là đối với những mặt hàng nền kinh tế đất nước chưa chủ động để có giải pháp phù hợp, giữ chỉ số lạm phát theo mục tiêu. Đối với thu ngân sách, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính theo dõi sát tình hình để chỉ đạo ngành Thuế triển khai các giải pháp để thực hiện được nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong báo cáo trình Trung ương, đạt được dự toán đã đề ra. Đồng thời, chuẩn bị giải pháp để xử lý đối với những địa phương bị hụt thu ngân sách. Về chính sách tiền tệ, Phó Thủ tướng lưu ý theo sát tình hình, giữ tỷ giá ổn định, giữ giá trị đồng tiền ở giá hợp lý, không tác động nhiều đến kinh tế vĩ mô. Đối với các mặt hàng quan trọng thiết yếu khác, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện quản lý nhà nước các mặt hàng theo thẩm quyền, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp, chủ động chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng để có giải pháp sản xuất, dự trữ, điều tiết hàng hóa phù hợp, bảo đảm nguồn cung, bình ổn giá thị trường. Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và người dân để kiểm soát lạm phát kỳ vọng, ổn định tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng cho ý kiến chỉ đạo cụ thể đối với một số mặt hàng, dịch vụ quan trọng. Về giá điện, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình phương án điều chỉnh giá trước ngày 25/10/2023 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trình tự, thủ tục quy định. Đối với xăng dầu, Bộ Công Thương tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp để bảo đảm nguồn cung cho hệ thống phân phối của cả nước; sẵn sàng các biện pháp xử lý kịp thời về giá khi thị trường có biến động. Đối với Bộ Y tế, căn cứ vào thẩm quyền và sự cần thiết, Phó Thủ tướng đề nghị trình Chính phủ cho ý kiến đối với phương án điều chỉnh giá dịch vụ y tế trong tháng 10/2023; cân nhắc ban hành Thông tư về giá dịch vụ y tế theo trình tự rút gọn./.- Từ khóa :
- phó thủ tướng
- giá điện
- chính phủ
- xăng dầu
- lạm phát
Tin liên quan
-
Công nghệ
Doanh nghiệp Nhật và Mỹ kêu gọi chính phủ đảm bảo ổn cung chất bán dẫn
09:17' - 05/10/2023
Ngày 4/10, lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản và Mỹ kêu gọi các chính phủ tăng cường hợp tác để đảm bảo ổn định nguồn cung chất bán dẫn khi vật liệu này càng trở nên quan trọng trong quá trình số hóa.
-
Tài chính
Vì sao lợi suất trái phiếu chính phủ tăng lại đang gây lo ngại?
15:23' - 04/10/2023
Các thị trường trái phiếu lớn nhất thế giới đang trải qua một đợt tăng mạnh lợi suất mới, trước triển vọng lãi suất sẽ tăng trong thời gian dài hơn.
-
Chứng khoán
Huy động thành công gần 19.400 tỷ đồng qua kênh trái phiếu Chính phủ
14:47' - 04/10/2023
Tính đến hết tháng 9/2023, Kho bạc Nhà nước đã huy động đạt 63,63% kế hoạch của quý III và 62,47% kế hoạch phát hành của năm 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thách thức trong cung ứng nước sạch cho các đô thị Việt Nam
20:08' - 26/12/2024
Nhu cầu về nước sạch ngày càng tăng do gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Tuy nhiên, nguồn cung nước sạch đang đối mặt với nhiều thách thức, mang tính toàn cầu, đó là biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh chủ trương đầu tư cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang qua Tuyên Quang
19:28' - 26/12/2024
HĐND tỉnh Tuyên Quang đã xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết Phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) - đoạn qua tỉnh Tuyên Quang.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Lựa chọn “trúng, đúng” đơn vị tư vấn khi thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao
16:15' - 26/12/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, mục tiêu của dự án không chỉ xây dựng được một tuyến đường sắt tốc độ cao, mà còn phát triển ngành công nghiệp đường sắt tốc độ cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt kỷ lục gần 18 tỷ USD
15:57' - 26/12/2024
Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt mức cao kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023. Giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản cũng đạt mức kỷ lục mới 17,9 tỷ USD, tăng 46,8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước
15:37' - 26/12/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 47/CT-TTg chỉ đạo tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang
15:14' - 26/12/2024
Ngày 26/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1651/QĐ-TTg, giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2021-2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến giảm 6 cơ quan chuyên môn
15:14' - 26/12/2024
Theo ông Nguyễn Văn Nên, phải tính toán sử dụng cho phù hợp, lựa chọn người thực tài, có năng lực và khát vọng cống hiến cho sự nghiệp xây dựng phát triển Thành phố cũng như đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Thừa Thiên-Huế sẽ có thêm khoảng 1.000 căn nhà xã hội
12:47' - 26/12/2024
Dự án Nhà ở xã hội tại khu đất XH1 khu C – Đô thị mới An Vân Dương dự kiến sẽ được khởi công vào quý I.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ đầu tư trên 3.100 tỷ đồng xây dựng hạ tầng lưới điện ở Bến Tre
12:47' - 26/12/2024
Giai đoạn 2020-2025, Tổng công ty đầu tư tại tỉnh Bến Tre với vốn đầu tư hơn 2.261 tỷ đồng; trong đó, lưới điện trung hạ thế 1.356,8 tỷ đồng và 904,4 tỷ đồng lưới 110kV.