Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Đột phá thể chế chính sách trong lĩnh vực xây dựng
Tới dự và chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ghi nhận đóng góp của ngành xây dựng trong tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện khó khăn của dịch bệnh, ngành xây dựng tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng với nhiều chỉ tiêu quản lý đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Một trong những mặt nổi bật Bộ Xây dựng đã đạt được là về xây dựng thể chế; trong đó, có việc trình Chính phủ ban hành nhiều Nghị định và chủ động ban hành hàng loạt Thông tư hướng dẫn kịp thời ở nhiều lĩnh vực từ quy hoạch, đầu tư, vật liệu xây dựng... Theo Phó Thủ tướng, mục tiêu phân cấp phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng đã góp phần khơi thông nguồn lực, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và các địa phương.Với kết quả giảm 50% phần việc cho thấy, năm 2021, các giải pháp phân cấp phân quyền của ngành đã rất hiệu quả; góp phần giao sự chủ động cho các địa phương và ngành; tạo đột phá về thể chế chính sách.
Nổi bật là việc tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương triển khai hoạt động này. Điểm mới của Nghị định này là cho phép sử dụng ngân sách địa phương kết hợp với vốn của doanh nghiệp để thực hiện. "Nếu không quyết tâm thì sẽ không thể làm được bởi hiện nay trên quốc có nhiều chung cư cũ được xây dựng từ những năm 60, đã xuống cấp nghiệm trọng, đe dọa sự an toàn của người dân và không thể chỉnh trang bộ mặt đô thị" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Liên quan đến môi trường đầu tư kinh doanh, Phó Thủ tướng khẳng định, doanh nghiệp không thể chờ đợi lâu, nhất là nhà đầu tư nước ngoài bởi sẽ bỏ lỡ cơ hội. Chậm từ địa phương này thì họ có thể chuyển sang địa phương khác nhưng nếu ở tầm quốc gia thì nhà đầu tư sẽ rời bỏ sang quốc gia khác. Bởi vậy, thời gian tới, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục tạo đột phá về chính sách. Mục tiêu đặt ra là vừa đảm bảo vai trò quản lý; đồng thời, phân cấp phân quyền mạnh hơn, tạo môi trường thuận lơi, khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Báo cáo về tình hình năm 2021, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư từ tháng 4/2021 đến nay đã gây tổn hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội trên cả nước; trong đó có ngành xây dựng.Với điều hành quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, ngành xây dựng đã nỗ lực đạt một số kết quả tích cực. Bộ Xây dựng đã kịp thời tham mưu trình Chính phủ ban hành các giải pháp hỗ trợ như Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng, quản lý phát triển nhà ở xã hội…
Giá trị gia tăng ngành xây dựng ước quý IV/2021 tăng 33% so với quý III/2021; trong đó, hoạt động xây dựng chuyên dụng tăng 51%, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng tăng 39%, xây dựng nhà ở các loại ước tăng 25%. Mặc dù có sự tăng trưởng khá trong quý IV/2021 nhưng các tháng đầu năm bị ảnh hưởng do dịch bệnh nên nhìn chung giá trị tăng thêm ngành xây dựng năm 2021 thực hiện vẫn tương đương so với năm 2020. - Thứ trưởng Lê Quang Hùng chia sẻ. Trong năm 2021, giá trị tăng thêm của ngành xây dựng dự kiến tăng 0,2-0,5% so với năm 2020. Chỉ số giá xây dựng tăng 4,34%, chỉ số giá giao dịch một số loại bất động sản tăng khoảng 3,1%. Diện tích nhà ở bình quân cả nước ước đạt 25 m2/người. Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc năm 2021 ước đạt 40,5%... Năm 2022, ngành xây dựng đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất từ 4,96-5,56%; diện tích nhà ở bình quân cả nước phấn đấu đạt 25,5 m2/người; tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 41,5-42% - đây là chỉ tiêu được Quốc hội giao tại Nghị quyết số 32/2021/QH15 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022... Để đạt được các mục tiêu này, năm 2022, ngành xây dựng sẽ tập trung nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, phát triển và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật; đẩy mạnh quản lý đầu tư xây dựng, giám sát chất lượng công trình, quản lý quy hoạch, kiến trúc, quản lý phát triển đô thị, quản lý hạ tầng kỹ thuật, phát triển nhà ở và thị trường bất động sản, quản lý vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng đặc biệt chú trọng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu… Một trong những nội dung được quan tâm là kiến nghị của các địa phương liên quan những khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội. Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong chia sẻ, hiện nay, các dự án xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội có quy mô sử dụng đất từ 2 ha trở lên phải dành 20% tổng diện tích đất ở theo quy hoạch để xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, có những dự án lại nằm trong khu vực theo quy hoạch chung, quy hoạch phân khu chỉ được xây dựng nhà ở thấp tầng (liền kề, biệt thự) hoặc hình dạng khu đất chỉ phù hợp để xây dựng nhà ở thấp tầng). Do đó, không phù hợp để bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội tại dự án. Luật Nhà ở và các quy định của pháp luật liên quan vẫn cho phép xây dựng nhà ở xã hội là nhà ở thấp tầng nhưng đối với địa bàn thành phố Hà Nội kể cả trên địa bàn các huyện, đất ở có giá trị thương mại rất cao, nên việc xây dựng nhà ở xã hội là nhà ở thấp tầng là không phù hợp - ông Phong dẫn chứng. Mặt khác, các dự án xây dựng trong quy hoạch lại gồm nhiều chức năng như đất dịch vụ, thương mại, công cộng… và đất ở; trong đó, diện tích đất xây dựng nhà ở nhỏ nên nếu dành 20% diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội (khoảng vài trăm m2) thì sẽ manh mún, không phù hợp. Ông Phong kiến nghị, các dự án xây dựng nhà ở thương mại quy mô trên 2 ha nhưng không phù hợp để bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội tại dự án do đất ở trong dự án chỉ được phép xây dựng nhà ở thấp tầng hoặc quy mô diện tích quỹ đất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội dưới 1.500 m2 thì thực hiện bố trí thay thế quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội cho các dự án này tại các dự án khác trên phạm vi địa bàn. Liên quan đến nội dung này, Giám đốc Sở Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh Trần Hoàng Quân đề xuất, quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với dự án nhà ở xã hội cần có hướng dẫn tính chi phí. Về đất đai, cần quy định rõ thời điểm chủ đầu tư nhà ở xã hội bàn giao quỹ đất 20% hoặc thời điểm phải thực hiện nhà ở xã hội trong trường hợp chủ đầu tư thực tự thực hiện đầu tư nhà ở xã hội trên phần đất 20% này. Đặc biệt, cần có chính sách về vốn vay ưu đãi, dài hạn, ổn định cho chủ đầu tư, đối tượng được hưởng chính sách thuận lợi tiếp cận nguồn vốn này - ông Quân nhấn mạnh. Có như vậy mới hấp dẫn doanh nghiệp tham gia phát triển để tăng nguồn cung cho phân khúc này. Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định, ngành xây dựng sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc nghiên cứu, hình thành công cụ quản lý, cơ chế chính sách mới để nâng cao về hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực: quy hoạch, kiến trúc; hoạt động xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở, bất động sản; vật liệu xây dựng; tái cơ cấu ngành và doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp. Trong đó, Bộ Xây dựng sẽ tập trung thực hiện 3 khâu đột phá. Trước hết là hoàn thiện thể chế pháp luật về xây dựng để tăng cường quản lý nhà nước; đồng thời tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, phân cấp mạnh cho địa phương. Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng tập trung cho quy hoạch, quản lý phát triển đô thị. Đồng thời, đẩy mạnh quản lý phát triển nhà ở, thị trường bất động sản; nhất là tập trung phát triển nhà ở xã hội, nhà cho phân khúc thu nhập thấp, thu nhập trung bình; thực hiện cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; tăng cường quản lý đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh. Bộ Xây dựng sẽ bám sát Chương trình phục hồi nền kinh tế giai đoạn 2022-2023 mà Chính phủ hiện đang xây dựng để kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách và nguồn lực cụ thể phù hợp; trọng tâm là thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân, người lao động.Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội của các nước có bối cảnh tương đồng để nghiên cứu, thay đổi căn bản tư duy, cách thức trong phát triển nhà ở xã hội; đa dạng hóa nguồn lực cho phát triển nhà ở xã hội.
Đặc biệt, Bộ Xây dựng sẽ theo dõi chặt chẽ việc triển khai Nghị định 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ tại các địa phương để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn; phấn đấu năm 2022 khởi công một số dự án xây dựng lại chung cư cũ, đặc biệt tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Năm 2021, chỉ số giá xây dựng tăng 4,34% do biến động giá thép
09:53' - 18/12/2021
Chỉ số giá xây dựng năm 2021 tăng 4,34% so với năm 2020. Việc chỉ số giá xây dựng tăng được Bộ Xây dựng chỉ rõ là do tác động của giá thép xây dựng tăng từ 30-40%.
-
Kinh tế Việt Nam
Cắt giảm nhiều thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng
09:50' - 18/12/2021
Năm 2021, Bộ Xây dựng đã chủ động, tích cực rà soát, kiến nghị cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các văn bản quy phạm pháp luật.
-
DN cần biết
Xây dựng tầm nhìn mới phát triển bền vững ngành dệt may
14:31' - 17/12/2021
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhấn mạnh, để phát triển bền vững, các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng tầm nhìn mới, phải có khát vọng khẳng định vị thế của mình.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai đầu tư tuyến cao tốc từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi
21:53'
Thường trực Chính phủ đồng ý về chủ trương giao Bộ Quốc phòng thực hiện đầu tư tuyến cao tốc từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan
21:01'
Đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan khẳng định bà con luôn hướng về quê hương, đất nước, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, từng bước hòa nhập với nước sở tại.
-
Kinh tế Việt Nam
FTA Index: Thước đo mới tối ưu hóa kết quả hội nhập, nâng cao hiệu quả thực thi
18:50'
Top 10 địa phương dẫn đầu cả nước về điểm số FTA Index năm 2024 gồm: Cà Mau (34,90 điểm), Thanh Hóa (34,13 điểm), Bình Dương (34,03 điểm)...
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam được giới thiệu trên kênh truyền hình Pháp
18:23'
Được một nhóm phóng viên Pháp có mặt tại Việt Nam thực hiện, phóng sự nhằm giới thiệu về đất nước châu Á này như một điểm đến mới của các nhà đầu tư nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hội nhập để bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
18:07'
Việt Nam đang làm mới động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; tập trung 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực.
-
Kinh tế Việt Nam
8 giải pháp để xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD
17:29'
Giá trị gia tăng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2025 tăng 4% trở lên. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD, phấn đấu đạt 70 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý tận gốc điểm nghẽn giải ngân vốn đầu tư công
16:38'
Gia Lai đang đồng bộ triển khai nhiều giải pháp quyết liệt xử lý tận gốc các điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lãnh đạo Bắc Ninh kiểm tra thực tế các dự án chậm triển khai
15:55'
Ngày 8/4, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn đã có buổi kiểm tra hiện trạng 2 dự án đầu tư đang gặp nhiều khó khăn để tìm giải pháp gỡ vướng, thúc đẩy việc triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát tàu cá có nguy cơ vi phạm "thẻ vàng" IUU
15:49'
Tỉnh Sóc Trăng đang tập trung rà soát các tàu cá có nguy cơ vi phạm thẻ vàng IUU kịp thời nhắc nhở và xử lý nghiêm đối với các tàu mất kết nối thiết bị giám sát hành trình.