Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Hà Nội cần rà soát dự án ghi vốn cho năm 2022 nhưng chưa đấu thầu
Sáng 26/8, tại trụ sở UBND thành phố Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội để đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đối với các dự án của thành phố Hà Nội.
Tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu lãnh đạo thành phố Hà Nội làm rõ nguyên nhân chậm tiến độ giải ngân để có giải pháp đảm bảo đến ngày 31/12/2022, tiến độ giải ngân đầu tư công cho các dự án đạt 90%, đến tháng 1/2023 đạt 100%.
Tuy nhiên, việc đảm bảo tiến độ giải ngân phải gắn với công trình hoàn thành, đảm bảo chất lượng công trình cũng như đảm bảo pháp lý, tránh giải ngân được nhưng không có công trình, không có khối lượng thì sau này sẽ vướng sai sót nguy hiểm.
“Giải ngân nhưng phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình. Từ Thành ủy, UBND đến các sở ngành, quận huyện cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để cuối năm hoàn thành một số công trình, tạo động lực mới cho địa phương. Muốn vậy, Hà Nội hạn chế dàn trải đầu tư, tập trung nguồn lực cho một số công trình trọng điểm không còn vướng mắc về mặt bằng, thủ tục đầu tư để hoàn thành công trình", Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: thành phố cần rà soát những dự án đã ghi vốn cho năm 2022 nhưng chưa đấu thầu; có chủ trương đầu tư nhưng chưa phê duyệt dự án thì thu hồi vốn lại để phân bổ cho nhóm dự án có khả năng hoàn thành từ nay đến ngày 31/12, hoặc cho dự án chưa hoàn thành từ nay đến 31/12.
Bên cạnh đó, Hà Nội cần rà soát dự án còn vướng mắc về mặt bằng. Đối với những dự án đã có mặt bằng, có nhà thầu nhưng vướng mắc về các quy định liên quan như giá vật liệu, vật tư, định mức dự phòng… các bộ, ngành chức năng cũng cần rà soát để sớm tháo gỡ cho nhà thầu, đảm bảo tiến độ công trình và tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Báo cáo về tốc độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 của thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh bày tỏ sự lo lắng về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Ước 8 tháng qua, toàn thành phố Hà Nội giải ngân được 15.322 tỷ đồng, đạt 30%, dưới mức trung bình của cả nước. Thành phố đã tổ chức 6 đoàn công tác để đánh giá nguyên nhân của thực trạng này, phân loại dự án để đưa ra giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Nguyên nhân dẫn tới tiến độ là do giải phóng mặt bằng, dự án phát sinh một số hạng mục, chi phí dẫn đến phải điểu chỉnh dự án, tác động của dịch COVID – 19 hay việc chuẩn bị đầu tư dự án chậm…, UBND thành phố Hà Nội cũng đã đưa ra các giải pháp trọng tâm đẩy nhanh tiến độ như: tăng cường kỷ luật, công khai, minh bạch kế hoạch đầu tư công... UBND quận, huyện, thị xã nỗ lực đẩy nhanh tiến độ dự án và nâng cao tỷ lệ giải ngân; chủ đầu tư nâng cao trách nhiệm, quyết tâm trong thực hiện kế hoạch đầu tư công… Nhằm đẩy mạnh kế hoạch đầu tư công năm 2022, UBND thành phố đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công năm 2019. Theo đó, bổ sung quy định về xử lý chuyển tiếp trong trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư. Theo Luật Đầu tư công năm 2019 thì thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và điều chỉnh chủ trương đầu tư là của HĐND thành phố.Các dự án ODA hiện nay đang triển khai tại Hà Nội chủ yếu là các dự án lớn về đường sắt đô thị. Quá trình triển khai gặp nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, sự khác biệt giữa quy định hiện hành của Việt Nam và thông lệ quốc tế, quy định nhà tài trợ khi triển khai các hợp đồng với nhà thầu quốc tế dẫn đến phát sinh nhiều tranh chấp.
Do vậy, thành phố Hà Nội đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp... ủng hộ, hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục cho thành phố trong quá trình triển khai các dự án ODA, góp phần thúc đẩy tiến độ , hạn chế các tranh chấp với các nhà thầu. Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Nguyễn Chí Cường cho biết, đến nay, Ban quản lý dự án đã giải ngân được 48,4% so với kế hoạch vốn được giao năm 2022. Hiện đơn vị đang triển khai một số dự án giao thông trọng điểm ngay trong đợt dịch COVID – 19, đồng thời đảm bảo biện pháp phòng dịch; phối hợp với nhà thầu thi công nghiệm thu,thanh toán hàng tháng cho nhà thầu. “Đối với điều chỉnh giá, nếu như trước đây, dự phòng phí bao gồm cả trượt giá và trượt phòng phí theo khối lượng thì hiện nay theo quy định của Bộ Xây dựng tách riêng trượt giá và trượt phòng phí theo khối lượng. Ban dự án đề xuất các ngành chức năng tháo gỡ để Ban quản lý dự án có thể điểu hòa toàn bộ trượt phòng phí theo khối lượng cho trượt giá”, ông Nguyễn Chí Cường đề nghị. Ông Nguyễn Chí Cường cũng đề nghị Bộ Xây dựng cho áp dụng đơn giá nước sạch là 11.000 đồng/m3 khi thi công các dự án lớn trong nội đô thay cho đơn giá 4.500 đồng/m3 đang áp dụng hiện nay vì khối lượng nước phải sử dụng trong thi công là rất lớn. Ngoài ra, nhà thầu được thanh toán kinh phí chiếu sáng, duy trì cây xanh ngay từ khi thi công chứ không phải chờ đến khi hoàn thành công trình mới được thanh toán. Đặc biệt, quỹ nhà tái định cư cần chuẩn bị trước khi dự án được phê duyệt./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Phấn đấu giải ngân toàn bộ vốn đầu tư công trước 31/12
19:16' - 01/08/2022
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành họp Tổ công tác số 4 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại một số bộ, ngành, cơ quan, địa phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cấp Quốc lộ 50: Phải giải quyết mặt bằng để kịp thông xe cuối 2025
20:50' - 03/04/2025
Hiện dự án vẫn đang vướng mặt bằng, phải có đủ mặt bằng trước 30/4 tới, chủ đầu tư mới có điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công, kịp hoàn thành toàn bộ dự án vào cuối năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
20:40' - 03/04/2025
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Quyết định số 939/QĐ-BCT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
20:35' - 03/04/2025
Nhiệm vụ của Hội đồng gồm xác định ưu tiên chiến lược, cơ chế, chính sách lớn trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của ngành công thương
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh ứng phó với thuế suất mới của Mỹ
19:51' - 03/04/2025
Việc chuyển hướng sản xuất không phải một sớm, một chiều, song đã được nhiều doanh nghiệp triển khai lâu nay để ứng phó với biến động thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam để Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone trong 2 ngày
19:50' - 03/04/2025
Đồng chí Khamtay Siphandone là một trong những nhà lãnh đạo tiên phong trong công cuộc gây dựng con đường cách mạng của Lào.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn còn không gian đàm phán mức thuế quan để hai bên cùng có lợi
19:40' - 03/04/2025
Ngày 2/4/2025, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này, các mức thuế đối ứng sẽ có hiệu lực từ ngày 9/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Giải ngân nhanh nhưng phải đảm đảm chặt chẽ, đúng quy định
19:33' - 03/04/2025
Phó Thủ tướng lưu ý các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tập trung hơn nữa cho các công trình trọng điểm, nhất là các tuyến cao tốc, tuyến đường ven biển.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi hơn cho giải ngân vốn đầu tư công
19:02' - 03/04/2025
Hiện, Bộ Tài chính đang khẩn trương rà soát, trình cơ quan thẩm quyền nhằm tháo gỡ khó khăn, đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi hơn cho việc triển khai thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
TP.HCM: Thu ngân sách tăng 7,72% trong quý I/2025, thu thuế doanh nghiệp đạt 45% dự toán
18:51' - 03/04/2025
Nhiều chỉ tiêu thu như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng… ghi nhận đạt trên 25% dự toán và tăng mạnh so với cùng kỳ.