Phó Thủ tướng: Loại ra khỏi bộ máy những cán bộ tham nhũng
Kiến nghị thu hồi hơn 13,7 nghìn tỷ đồng và 3,4 nghìn ha đất
Theo báo cáo, 6 tháng đầu năm 2020, toàn ngành Thanh tra đã triển khai 3.245 cuộc thanh tra hành chính và 73.695 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.
Qua thanh tra chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm về kinh tế hơn 31,1 nghìn tỷ đồng, hơn 3,4 nghìn ha đất, trong đó kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước hơn 13,7 nghìn tỷ đồng và 507 ha đất. Thu hồi hơn 3,6 nghìn tỷ đồng, 83 ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý hơn 17,3 nghìn tỷ đồng, 2,9 nghìn ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 805 tập thể và 12 cá nhân; ban hành 46.795 quyết định xử phạt vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân với số tiền hơn 4,2 nghìn tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xem xét, xử lý 41 vụ, 46 đối tượng.
Về phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, qua thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, cơ quan chức năng phát hiện 26 vụ, 23 đối tượng tham nhũng và liên quan đến tham nhũng.
Bên cạnh đó, ngành Thanh tra cũng đã tập trung thúc đẩy tiến độ, hoàn thiện dự thảo, ban hành, công khai kết luận thanh tra đối với các cuộc thanh tra đã và đang triển khai, trong đó có những cuộc thanh tra phức tạp, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm như: Thanh tra toàn diện Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc; thanh tra công tác quản lý và khai thác tài nguyên, khoáng sản; quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, môi trường tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang, Lâm Đồng và Kiên Giang.
Loại ra khỏi bộ máy đối với những cán bộ tham nhũng
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng chia sẻ với những khó khăn, vất vả của ngành, đồng thời, ghi nhận, biểu dương sự cố gắng của ngành Thanh tra trong 6 tháng đầu năm 2020.
Công tác thanh tra đã bám sát định hướng và sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước để xây dựng kế hoạch thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, trong đó chú trọng triển khai các nhiệm vụ được giao tại nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.
"Trong bối cảnh dịch COVID-19 và yêu cầu về tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh phục hồi nền kinh tế, ngành Thanh tra đã kịp thời rà soát, điều chỉnh việc triển khai kế hoạch thanh tra đối với doanh nghiệp, đồng thời thí điểm thực hiện công tác thanh tra theo phương thức mới. Công tác xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra được cải thiện rõ rệt. Công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra được quan tâm thực hiện và thu được nhiều kết quả tích cực" - Phó Thủ tướng ghi nhận.
Nhiều biện pháp phòng ngừa tham nhũng được triển khai đồng bộ, hiệu quả như cải cách hành chính; công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng, thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn và quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp...
Công tác thanh tra, kiểm tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thực hiện nghiêm túc, kiến nghị xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Việc công khai các kết luận kiểm tra, thanh tra được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ. Quan hệ phối hợp trong công tác phòng, chống tham nhũng giữa cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán với các cơ quan chức năng ngày càng chặt chẽ, hiệu quả...
Trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngành Thanh tra đã tập trung cao, phát huy tốt vai trò nòng cốt trong việc tham mưu triển khai.
Bên cạnh những kết quả, Phó Thủ tướng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế. Còn nhiều cuộc thanh tra triển khai chậm so với kế hoạch; một số cuộc thanh tra kéo dài khi xây dựng báo cáo và kết luận thanh tra; công tác đôn đốc, xử lý về thanh tra còn hạn chế (tỷ lệ thu hồi còn thấp và giảm so với cùng kỳ năm 2019).
Tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn phức tạp, khó lường nhất là trong lĩnh vực đất đai khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Công tác tiếp công dân định kỳ của thủ trưởng đã có chuyển biến nhưng chưa thường xuyên; việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện tiếp công dân và xử lý đơn thư hiệu quả chưa cao.
Công tác phòng, chống tham nhũng, tuyên truyền, quán triệt pháp luật về phòng, chống tham nhũng có nhiều cố gắng nhưng còn hạn chế.
Nghị định về kiểm soát tài sản, thu nhập và việc thực hiện một số kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng còn chậm; tình trạng “tham nhũng vặt", nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp có chuyển biến nhưng hiệu quả chưa cao; việc kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị nhìn chung hạn chế, có rất ít vụ việc, vụ án được phát hiện qua tự kiểm tra nội bộ.
Phó Thủ tướng yêu cầu, trong những tháng còn lại của năm 2020, toàn ngành Thanh tra bám sát yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19, rà soát việc triển khai kế hoạch thanh tra trong 6 tháng đầu năm, đề xuất điều chỉnh và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2020 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tập trung xây dựng định hướng công tác thanh tra năm 2021.
"Đảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu về công tác phòng, chống tham nhũng, trong đó tập trung vào lĩnh vực đất đai; xây dựng; cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; đầu tư, mua sắm tài sản công; khai thác tài nguyên, khoáng sản, tránh trùng lắp, chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra và không được gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đại dịch COVID-19" - Phó Thủ tướng lưu ý.
Ngành tập trung kết thúc các cuộc thanh tra đã triển khai theo đúng thời gian quy định; khẩn trương ban hành kết luận các cuộc thanh tra đã kết thúc thanh tra trực tiếp, nhất là các cuộc thanh tra đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước các cấp.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, ngành tăng cường công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị.
"Kiên quyết xử lý nghiêm, loại ra khỏi bộ máy đối với những cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Tập trung hướng dẫn thanh tra các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành; đánh giá thực trạng, dự báo tình hình và đề xuất giải pháp phòng, chống tham nhũng trong ngành Thanh tra" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Mặt khác, ngành tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Trọng tâm là tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài, góp phần bảo đảm ổn định tình hình an ninh, trật tự tạo tiền đề để tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra thông tin “Trả nợ cho FE Credit bằng cách tìm cái chết”
17:26' - 29/06/2020
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu UBND Tp Hồ Chí Minh chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, xác minh làm rõ thông tin “Trả nợ cho FE Credit bằng cách tìm cái chết”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trường cho hồ chứa nước chống hạn của Bình Thuận
13:05'
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, đến nay một số công việc liên quan đến thực hiện Dự án Hồ chứa nước Ka Pét đã hoàn thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Đề xuất áp dụng mức thuế 10% cho các cơ quan báo chí
11:43'
Các đại biểu Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật có những chính sách mạnh hơn cho các cơ quan báo chí, không chỉ giảm thuế xuống 10% với tất cả các loại hình báo chí mà có thể giảm xuống 5%.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe cầu Rạch Đỉa kết nối khu Nam Tp. Hồ Chí Minh
10:24'
Sáng 28/11, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Tp. Hồ Chí Minh và Sở Giao thông Vận tải tổ chức thông xe, đưa vào khai thác công trình cầu Rạch Đỉa, vượt tiến độ 1 tháng.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản lượng lúa các tỉnh phía Bắc năm 2024 đạt trên 12,7 triệu tấn
10:12'
Năm 2025, các tỉnh phía Bắc đặt mục tiêu sản xuất khoảng 2,2 triệu ha lúa, năng suất đạt khoảng 58,8 tạ/ha, sản lượng đạt gần 13 triệu tấn
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng Việt trước “làn sóng” thương mại điện tử xuyên biên giới
09:17'
Với sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Shopee, Lazada, TikTok Shop cùng Temu và Shein của Trung Quốc... hàng Việt đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53' - 27/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47' - 27/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45' - 27/11/2024
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36' - 27/11/2024
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.