Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Chủ động ứng phó bão số 7 với quyết tâm cao nhất
Bão số 7 là cơn bão mạnh, diễn biến phức tạp
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường nhận định đây là cơn bão mạnh, diễn biến phức tạp.Nếu đường đi của bão không thay đổi so với dự báo hiện nay, đây là cơn bão muộn và trái mùa đối với khu vực Bắc Bộ và xảy ra trong bối cảnh mưa lũ liên tiếp, kéo dài trong nhiều ngày ở Bắc Trung Bộ, các hồ chứa đã tích nước ở mức cao và đầy; diện tích cây trồng màu vụ Đông đã gieo trồng rất lớn...Do vậy, việc ứng phó với cơn bão số 7 đặt ra những tình huống hết sức phức tạp.
Chủ động ứng phó với quyết tâm cao nhất
Chủ trì cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu sự vào cuộc quyết tâm ở mức cao nhất của tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương, nhằm chủ động và hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, sản xuất của nhà nước và nhân dân.Phó Thủ tướng lưu ý Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho các chủ phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh, hoặc thoát ra khỏi, không đi vào khu vực nguy hiểm, khu vực ảnh hưởng lớn được xác định là từ khu vực Đông Bắc Bộ đến Bắc Trung Bộ (Hải Phòng đến Quảng Bình).
Các địa phương kiểm điểm, quản lý chặt chẽ hoạt động của các tàu thuyền, kể cả các tàu vận tải, tàu du lịch; giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; tùy theo tình hình diễn biến cụ thể của bão chủ động việc cấm biển và quyết định cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương tổ chức kiểm tra an toàn các hồ chứa, vận hành cửa van, xả nước đón lũ đảm bảo an toàn đập, hạ du các hồ chứa đặc biệt là các hồ chứa đã đầy hoặc gần đầy nước, các đập xung yếu;Rà soát các khu vực nuôi trồng thủy sản, dân cư tại những vùng thấp trũng có nguy cơ ngập lụt ven sông, ven biển để sẵn sàng di dời đến nơi an toàn; đồng thời chỉ đạo việc chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây và triển khai phương án đảm bảo an toàn các hầm lò, bến cảng, khu du lịch.
Các địa phương chịu ảnh hưởng của mưa, lũ, áp thấp nhiệt đới, bão đặc biệt là các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (đang xảy ra lũ lụt) tiếp tục thực hiện nghiêm túc các công điện số 1826 và số 1827 ngày 15/10 của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia tăng cường, bám sát diễn biến của bão, mưa lũ; thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin kịp thời đến các Bộ, ngành, địa phương và nhân dân để chủ động phòng tránh. Bộ Quốc phòng, Bộ Công An chủ động rà soát các phương án, chỉ đạo các lực lượng, huy động các phương tiện, phối hợp cùng với chính quyền địa phương sẵn sàng triển khai phương án sơ tán dân, cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu; đảm bảo trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau mưa, lũ, bão. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo các tỉnh khẩn trương thu hoạch diện tích lúa mùa đã chín; chủ động triển khai phương án bảo vệ diện tích hoa màu vụ Đông đã xuống giống; sẵn sàng các giải pháp kỹ thuật, chuẩn bị dự phòng giống cho sản xuất nông nghiệp để kịp thời khắc phục hậu quả mưa lũ; chủ động rà soát, kiểm tra, vận hành đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, hệ thống thuỷ lợi. Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo việc đảm bảo an toàn các tàu vận tải, kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền đảm bảo an toàn, tránh đứt dây neo ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng, va đập giữa các tàu; kiểm tra, bố trí lực lượng, phương tiện tại các khu vực trọng điểm để kịp thời khắc phục các sự cố đảm bảo giao thông đường bộ, đường sắt. Bộ Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế trong việc chăm sóc, sơ cấp cứu cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Bộ Công Thương chỉ đạo việc rà soát hệ thông điện lưới để đảm bảo nguồn điện phục vụ sản xuất, dân sinh; phương án đảm bảo nhu yếu phẩm thiết yếu cho các vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công tTương chủ động triển khai phương án đảm bảo an toàn các công trình xây dựng, công trình sản xuất, hầm mỏ, hồ chứa thuỷ điện... Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị trực thuộc gia cố, chằng chống các cột ăng ten đảm bảo an toàn khi bão đổ bộ; sẵn sàng phương án đảm bảo thông tin, liên lạc phục vụ chỉ đạo, chỉ huy ứng phó với bão, mưa lũ. Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài Thông tin Duyên Hải và các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến của bão, tăng cường thời lượng phát sóng, truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động phòng tránh, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa và khu vực bãi ngang ven sông, ven biển. Các Bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn các địa phương sẵn sàng chủ động triển khai phương án ứng phó với bão, mưa lũ, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để ứng phó và khắc phục hiệu quả; tiến hành rà soát các tỉnh bị ảnh hưởng bởi thiên tai, kiên quyết không để hộ nào bị thiếu đói Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ tình hình bão, mưa, lũ; chỉ đạo, đôn đốc của các Bộ, ngành địa phương triển khai hiệu quả các biện pháp ứng phó; kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý các tình huống cấp bách./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Phương án ứng phó với mưa lũ và bão số 7
10:55' - 16/10/2016
Ngày 16/10, thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã tổ chức họp giao ban nhằm ứng phó với tình hình mưa lũ tại các tỉnh Bắc Trung bộ và bão Sarika (bão số 7).
-
Kinh tế Việt Nam
Bão Sarika vào Biển Đông trở thành cơn bão số 7
09:41' - 16/10/2016
Theo tin mới nhất từ Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, sáng nay (16/10), bão Sarika đã vượt qua đảo Luzon (Philippin) đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 7 năm 2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới
11:47'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trung ương xác định mục tiêu tổng quát năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối các tuyến giao thông trọng yếu để thúc đẩy liên kết vùng
11:17'
Tỉnh Hậu Giang tập trung thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, gia tăng kết nối với các tỉnh, thành phố, mở ra không gian phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp
10:41'
Tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.