Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khảo sát các cảng tại Cần Thơ
Các cảng được khảo sát bao gồm Tân Cảng Cái Cui thuộc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn và Chi nhánh Cảng Cái Cui thuộc Công ty Cổ phần Cảng Cần Thơ.
Cảng Tân Cảng Cái Cui được Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đầu tư giai đoạn 1 với diện tích hơn 7 ha, chiều dài cầu tàu 180m, 2 cẩu Liebherr có thể xếp dỡ 40 container/giờ, có thể tiếp nhận tàu trọng tải 20.000 tấn.
Cảng Tân Cảng – Cái Cui là cảng container chuyên dụng với 6.000 m2 kho, cảng được trang bị các phương tiện xếp dỡ hiện đại cho cả hàng container và các loại hàng rời, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của các hãng tàu và phát triển kinh tế vùng.
Nằm cạnh cảng Tân Cảng Cái Cui là Chi nhánh Cảng Cái Cui thuộc Công ty Cổ phần Cảng Cần Thơ. Cảng này được thành lập vào năm 2006 trên diện tích 40 ha, cầu cảng dài 165m, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 10.000 tấn. Năm 2016, sản lượng hàng hóa thông qua cảng là 700.000 tấn, giảm hơn 300.000 tấn so với năm 2015.
Hoạt động bốc xếp container tại cảng Tân Cảng Cái Cui. Ảnh: Thanh Liêm - TTXVN
Phát biểu tại buổi làm việc với Chi nhánh Cảng Cái Cui, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ sông ngòi dày đặc, cứ 1 km2 thì có hơn 0,7 km sông ngòi nhưng vận tải thủy của khu vực này còn rất yếu.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, đầu tư cho vận tải thủy trong giai đoạn trước chỉ chiếm chưa đến 10% trong tổng kết cấu đầu tư của vùng. Bên cạnh đó, khả năng kết nối đường thủy cũng bị ảnh hưởng bởi những cảng hiện có.
Theo Phó Thủ tướng, mục tiêu của Chi nhánh Cảng Cái Cui phải là cho hàng hóa xuất nhập khẩu của khu vực, đồng thời cho biết, 80% lượng hàng của Thành phố Hồ Chí Minh đi ra quốc tế phải về Cảng Sài Gòn và trong đó lại có 80% lượng hàng phải đi bằng đường bộ.
Trong khi đó, cảng Cái Cui chỉ có thể đáp ứng được tảu có trọng tải nhỏ, năng lực bốc xếp còn hạn chế cùng nhiều vấn đề liên quan đến quy hoạch, cơ sở hạ tầng giao thông… Do đó, Chi nhánh Cảng Cái Cui và Tân Cảng Cái Cui cần liên kết với nhau để cùng phát triển.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định, ở Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có hai nơi là có thể thành lập được trung tâm logistics lớn là Long An và Cần Thơ. Trung tâm logistics không chỉ đóng vai trò kết nối các loại hình phương tiện vận tải mà còn giúp liên kết vùng và kết nối ra quốc tế rất thuận lợi.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước sẵn sàng đến Cần Thơ để đầu tư nhưng thành phố phải có quy hoạch rõ ràng và có cơ chế để phát triển.
Phó Thủ tướng cũng gợi ý, các đơn vị có thể phối hợp với nhau để thành một công ty cổ phần để có thể khai thác được tiềm năng của vận tải thủy; các Bộ, ngành, địa phương cần hợp lực lại, làm sao để tạo được một trung tâm logistics lớn của khu vực, giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát triển./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng yêu cầu tạo chuyển biến căn bản thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia
05:30' - 04/01/2017
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của PTT Vương Đình Huệ tại Phiên họp thứ nhất của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ: Kiểm điểm trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công
19:27' - 23/12/2016
6 tháng đầu năm 2016, vốn ngân sách nhà nước mới giải ngân đạt 29,6% kế hoạch, vốn trái phiếu Chính phủ đạt 21,8% kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Cần có kịch bản cụ thể, rõ ràng để điều hành giá hiệu quả
21:25' - 22/12/2016
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo nêu rõ, kịch bản điều hành giá, việc quyết định lộ trình tăng giá cho từng mặt hàng cụ thể trong giỏ hàng hóa tính CPI năm 2017 rất quan trọng.
-
Chuyển động DN
Cần Thơ: Các doanh nghiệp tăng tốc từ ngày đầu năm mới
14:56' - 15/02/2016
Theo kế hoạch, Công ty CP Cảng Cần Thơ sẽ thực hiện bốc xếp hàng hóa với sản lượng khoảng 3,2 triệu tấn trong năm 2016, tăng 15% so với năm trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
18:48'
Bộ Xây dựng đang tập trung rà soát, hoàn thiện để đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn (TCVN) và quy chuẩn quốc gia (QCVN) trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; lập kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố 80 thủ tục hành chính trong trồng trọt và bảo vệ thực vật
17:54'
Có 80 thủ tục hành chính chuẩn hoá lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng 8 lần
16:50'
Việt Nam vẫn ghi nhận 2,3 tỷ USD vốn đầu tư được giải ngân qua 141 thương vụ trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết hàng giả: Không chỉ dừng ở khâu “đuổi bắt”
15:35'
Việc chống hàng giả không thể chỉ dừng ở “đuổi bắt” mà cần phòng ngừa tận gốc; trong đó, siết chặt quản lý chất lượng và cấp phép được ví như giải pháp nền tảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tấn xã Việt Nam - nơi chảy mãi dòng tin chiến thắng
15:33'
Trụ sở TTXVN - địa chỉ lịch sử 50 năm trước giờ khang trang, rực rỡ hơn để hòa cùng niềm vui, niềm tự hào và tinh thần độc lập của người Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh đèn tín hiệu, biển báo tại các nút giao phức tạp
15:18'
Dịp lễ 30/4 và 1/5 các địa phương và các cơ quan chức năng đang thực hiện điều chỉnh đèn tín hiệu, biển báo tại các nút giao phức tạp.
-
Kinh tế Việt Nam
Khúc ca khải hoàn trên tàu Thống Nhất
14:05'
Tháng 5, một chuyến tàu mang tên Thống Nhất chở theo người lính cụ Hồ sẽ đi từ thành phố mang tên Bác về quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại muôn vàn kính yêu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nam Định thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính
12:50'
Ngày 27/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Nam Định khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 27 để giải quyết các công việc phát sinh đột xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
12:49'
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: "NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.