Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Thừa cán bộ quản lý, thiếu cán bộ khoa học có năng lực
Việc tinh giản biên chế viên chức gặp nhiều khó khăn
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng, trong giai đoạn 2011 - 2016, có 76 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, với tổng số 3.747 công chức, viên chức và người lao động (2.320 viên chức và 1.427 lao động hợp đồng).
Có 19 đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên, 29 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, 28 đơn vị do Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên.
Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trong hai năm 2015, 2016, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tinh giản 7 viên chức, các năm tiếp theo đến 2021 dự kiến tinh giản 10% tổng số biên chế so với năm 2015.
Thứ trưởng Tùng cho biết, việc tổ chức thực hiện tinh giản biên chế viên chức tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ còn gặp nhiều khó khăn, số lượng viên chức nghỉ hưu, viên chức đủ điều kiện thực hiện chế độ tinh giản biên chế là không đồng đều giữa các năm nên việc giảm đều theo tỷ lệ hàng năm là chưa phù hợp.
Số lượng viên chức tự nguyện thực hiện chế độ tinh giản biên chế rất ít, do chưa có giải pháp về chính sách tinh giản biên chế đủ mạnh để triển khai theo tinh thần Nghị quyết 39.
Bên cạnh đó, một số đơn vị sự nghiệp trong Bộ mới được thành lập trong 5 năm qua, đội ngũ viên chức mới được tuyển dụng còn trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, đáp ứng yêu cầu công việc nên thực hiện tinh giản đối với các đối tượng này là rất khó khả thi.
Thứ trưởng Tùng cho rằng tinh giản biên chế trong đơn vị sự nghiệp phải gắn liền với nâng cao năng lực tự chủ của đơn vị sự nghiệp, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công.
Tuy nhiên, các dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực khoa học, công nghệ rất khó xã hội hóa do nhu cầu thị trường không nhiều, trừ một số dịch vụ trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường, chất lượng và sở hữu trí tuệ. Các lĩnh vực thông tin khoa học và công nghệ, an toàn bức xạ và hạt nhân, năng lượng nguyên tử rất khó xã hội hóa.
Cũng theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, đến 31/5/2016, cả nước có 1.432 tổ chức khoa học và công nghệ công lập với tổng số nhân lực nghiên cứu thuộc khu vực công lập 139.531 người (trong tổng số nhân lực nghiên cứu của cả nước là 164.744 người).
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng khi tinh giản biên chế phải chỉ rõ địa chỉ, biên chế cần tinh giản, tránh tình trạng thừa cán bộ quản lý nhưng lại thiếu cán bộ khoa học có năng lực.
Phân tán nguồn lực, chi thường xuyên quá lớn
Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, số lượng tổ chức khoa học và công nghệ công lập quá nhiều so với nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Theo số liệu báo cáo của 13 bộ, ngành và 45 địa phương, trong số 582/1.432 tổ chức khoa học và công nghệ công lập, có 3 tổ chức tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (0,5%); 59 tổ chức tự bảo đảm chi thường xuyên (10%); 281 tổ chức tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (48,3%) và 239 tổ chức do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (41,2%).
Việc đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các tổ chức khoa học và công nghệ công lập còn dàn trải, mang tính cào bằng, chưa thực sự chú trọng tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong một số ngành, lĩnh vực cần ưu tiên phát triển để hình thành một số tổ chức khoa học và công nghệ mạnh, đạt trình độ khu vực.
Một trong những lý do chính dẫn đến việc dàn trải nguồn lực đầu tư cho khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước là do số lượng tổ chức khoa học và công nghệ công lập hiện nay quá nhiều.
Hàng năm, trong cơ cấu chi ngân sách sự nghiệp, chi hoạt động thường xuyên cho các tổ chức khoa học và công nghệ chiếm gần 90%, phần kinh phí dành cho hoạt động nghiên cứu, triển khai chỉ chiếm khoảng 10%.
Chưa có quy định về việc cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước theo hiệu quả hoạt động và hiệu quả đóng góp của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Nhiều tổ chức khoa học và công nghệ còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, chưa chủ động trong việc thu hút các nguồn tài chính khác từ doanh nghiệp, từ xã hội để thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho biết.
Bên cạnh đó, đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập có nhiều cấp trực thuộc (theo mô hình mẹ con), tổ chức khoa học và công nghệ công lập cấp trên (viện mẹ) thường không muốn giao quyền tự chủ về quản lý tài sản, quản lý nhân lực, quản lý tổ chức bộ máy cho các tổ chức khoa học và công nghệ công lập cấp dưới (viện con) vì có tâm lý bị phân tán nguồn lực, mất quyền kiểm soát đối với đơn vị cấp dưới hoặc e ngại tổ chức khoa học và công nghệ cấp dưới không bám sát định hướng, chiến lược nghiên cứu của viện mẹ hoặc của ngành.
Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ (Bộ Khoa học và Công nghệ) Trần Đắc Hiến thẳng thắn: 90% chi hoạt động thường xuyên là quá lớn. Sắp xếp lại các tổ chức khoa học và công nghệ như doanh nghiệp nhà nước, hợp nhất, giải thể để tập trung ngân sách cho những đơn vị hoạt động hiệu quả, trọng điểm thì mới có tổ chức khoa học và công nghệ mạnh tầm khu vực và thế giới.
Giảm tối đa các đơn vị sự nghiệp công
Ông Hiến cho rằng, về mặt tổng thể quốc gia, cơ cấu phát triển mạng lưới khoa học công nghệ công lập là bất cập. Nhân lực khoa học và công nghệ trong các tổ chức phân bổ không đồng đều, chủ yếu tập trung ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Trên 90% số tổ chức khoa học và công nghệ ở các địa phương có số nhân lực dưới 30 người, trong đó nhiều tổ chức có số nhân lực dưới 10 người. Cơ cấu nhân lực trong từng tổ chức cũng chưa hợp lý, tỷ lệ nhân lực gián tiếp trên tổng số nhân lực còn quá cao.
Viện trưởng Viện nghiên cứu cơ khí (Bộ Công Thương) nêu lên một thực tế là năm 2010, Viện cũng có chủ trương cổ phần hóa một số đơn vị thuộc Viện nhưng cơ quan nhà nước trả lời nếu cổ phần thì Nhà nước sẽ không giao nhiệm vụ, đặt hàng nghiên cứu nữa nên việc thực hiện cổ phần hóa phải dừng lại, không thực hiện được.
Viện trưởng này cho biết nếu đơn vị thực hiện được tự chủ hoàn toàn kinh phí hoạt động và tổ chức bộ máy, kế hoạch thì đơn vị hoạt động vẫn tốt, không có bất cập.
Đưa ra định hướng là giảm tối đa các đơn vị sự nghiệp công, tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm mà các thành phần kinh tế khác không có năng lực đầu tư, không muốn đầu tư, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát lại các đề án liên quan đến phòng thí nghiệm khoa học trọng điểm, bởi đầu tư cho mô hình này rất lớn, có nhiều bất cập nhưng hiệu quả không biết thế nào.
Nhìn nhận nhiều tổ chức khoa học và công nghệ quá nhỏ, chỉ 10 người nhưng vẫn có 1 trụ sở, chiếm 1 miếng đất, có bảo vệ, có lễ tân phục vụ…, Phó Thủ tướng yêu cầu sắp xếp lại, mục tiêu là nâng cao năng lực, tiềm lực khoa học và công nghệ, đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng kinh tế - xã hội; không sắp xếp đổi mới thì khó lòng cải cách tiền lương.
Từ định hướng của Bộ, chuyển những nghiên cứu cơ bản về cho các trường đại học, chuyển những nghiên cứu ứng dụng về cho đơn vị sản xuất, Phó Thủ tướng gợi ý cho phép thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ trong các trường đại học, viện nghiên cứu.
Vụ trưởng Trần Đắc Hiến cho rằng nếu ghép một cách cơ học các tổ chức khoa học công nghệ mà không có giải pháp nâng cao năng lực cơ sở vật chất và chất lượng thì không hiệu quả.
Còn Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi nhìn nhận vấn đề quan trọng là hiệu quả của tổ chức bộ máy chứ không phải giảm được bao nhiêu biên chế, báo cáo cũng chưa làm rõ việc tăng hay giảm đầu mối.
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ, t rong sắp xếp lại tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập, các bộ, ngành và địa phương phải tìm ra địa chỉ cụ thể, không nên chỉ đặt ra mục tiêu từng bước sắp xếp với các con số chung chung. Phải có tiêu chí để sắp xếp các đầu mối và biên chế, không thực hiện giảm hay tăng theo kiểu cơ học.
Theo Phó Thủ tướng đây là cơ hội để ngành Khoa học và Công nghệ rà soát bộ máy, soát xét lại thông tư hướng dẫn, tổ chức thực hiện cho tốt chức năng hiện có, bám sát đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn với tinh thần đổi mới mạnh mẽ, tăng cường năng lực thực sự, tạo động lực tăng cường hiệu quả trong nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đóng góp lớn hơn vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Ngoài ra, cũng phải đặt mục tiêu là tinh giản bộ máy và biên chế, không phải cào bằng. Nghiên cứu xây dựng cơ chế hợp đồng có thời hạn của viên chức, cơ sở khoa học, thực tiễn để thực hiện, một mặt, tinh giản bộ máy, biên chế, mặt khác, tạo điều kiện nâng cao năng lực của bộ phận này./.
>>>
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại thân thiện môi trường
19:20' - 23/05/2017
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp cùng nâng cao nhận thức, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, hiện đại, thân thiện với môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao: Xây dựng quan hệ đối tác giữa doanh nghiệp và người dân
08:06' - 22/05/2017
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông trả lời phỏng vấn TTXVN về hướng đi để đảm bảo cho nông nghiệp công nghệ cao phát triển bền vững
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến tạo nông nghiệp theo hướng công nghệ cao
07:43' - 20/05/2017
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến để nâng cao chuỗi giá trị nông sản là một trong những xu hướng tất yếu hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam khuyến khích đầu tư vào những dự án có hàm lượng công nghệ cao
16:32' - 13/05/2017
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc nói chung và tỉnh Phúc Kiến nói riêng đầu tư vào những dự án có hàm lượng công nghệ cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Những mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao ở Bà Rịa - Vũng Tàu
10:15' - 13/05/2017
Rau ăn lá, củ, quả được trồng trong hệ thống nhà lưới, nhà màng với hệ thống tưới tiết kiệm bán tự động theo công nghệ của Israel. Rau được trồng, chăm sóc theo một quy trình đặc biệt an toàn….
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52' - 25/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41' - 25/11/2024
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24' - 25/11/2024
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.