Phố Wall khép lại tuần giao dịch tồi tệ nhất trong hơn một năm qua
Mối lo lạm phát kéo theo triển vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất tiếp tục là yếu tố chính “nhấn chìm” thị trường trong tuần qua.
Sau một đợt tăng ít gián đoạn, thị trường chứng khoán thế giới đang có dấu hiệu chững lại khi các thể chế tài chính toàn cầu chuyển hướng từ thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng sang kiềm chế lạm phát quá “nóng”.
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng do kỳ vọng Fed sẽ phải công bố một số đợt tăng lãi suất trong năm nay để giải quyết đà tăng đáng lo ngại của lạm phát đã khiến Phố Wall đỏ sàn trong phiên giao dịch đầu tiên của tuần này (18/1). Các quan chức Fed hiện đang giảm quy mô chương trình mua trái phiếu và dự kiến nâng lãi suất vào tháng 3/2022.Chủ tịch Fed, Jerome Powell, cho biết, hội đồng chính sách của ngân hàng này sẽ có cách tiếp cận thận trọng, không làm ảnh hưởng đến đà phục hồi của nền kinh tế. Tuy nhiên, có những lo ngại rằng Fed sẽ phải hành động quyết liệt hơn dự kiến ban đầu để hạ nhiệt lạm phát từ mức cao kỷ lục trong bốn thập kỷ.
Mối quan ngại này tiếp tục “phủ bóng đen” lên thị trường cổ phiếu trong hai phiên giao dịch liền sau đó. Nhà phân tích Patrick O'Hare của trang phân tích thị trường Briefing.com (Mỹ) nhận định việc điều chỉnh chính sách tiền tệ gần đây của Fed là nhân tố chính tác động đến thị trường chứng khoán.Trong khi đó, Jack Ablin, quản lý cấp cao tại công ty đầu tư Cresset Capital (Mỹ) nhận định các nhà đầu tư vẫn đang lo lắng về lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed.
Tới phiên giao dịch cuối tuần ngày 21/1, Phố Wall tiếp tục lao dốc. Đáng chú ý, đà giảm mạnh hơn 20% của cổ phiếu Netflix châm ngòi cho làn sóng bán tháo ở nhóm cổ phiếu công nghệ , khiến chỉ số Nasdaq Composite mất 2% trong phiên này, khép lại tuần giao dịch “thảm hại” nhất của nó kể từ tháng 10/2020. Dù vậy, nhà đầu tư vẫn hy vọng rằng chứng khoán sẽ tiếp tục tăng trong năm nay khi các quốc gia mở cửa trở lại, đặc biệt là khi vaccine được triển khai rộng rãi và các nghiên cứu cho thấy biến thể Omicron dường như chỉ gây ra triệu chứng nhẹ hơn.Giới phân tích cũng đang theo dõi mùa báo cáo thu nhập doanh nghiệp đang diễn ra, với hy vọng rằng các công ty có thể duy trì “màn trình diễn” xuất sắc của họ trong năm ngoái.
Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 450,02 điểm, xuống 34.265,37 điểm, ghi dấu phiên thứ 6 liên tiếp và là chuỗi phiên giảm điểm dài nhất kể từ tháng 2/2020. Chỉ số S&P 500 cũng mất 1,9%, xuống 4.397,94 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq “tụt” 2,7%, xuống 13.768,92 điểm. Tính chung cả tuần qua, Nasdaq mất 7,6%, đánh dấu tuần giảm mạnh nhất từ tháng 10/2020, và hiện chỉ số này đã giảm hơn 14% so với mức đóng cửa kỷ lục xác lập vào tháng 11/2021. Cả Dow Jones và S&P 500 cũng khép lại tuần giảm điểm thứ ba liên tiếp với mức giảm lần lượt 4,6% và 5,7%, đồng thời cũng là những tuần giao dịch “xấu” nhất của hai chỉ số này kể từ năm 2020. Hiện S&P 500 đã hạ hơn 8% so với mức kỷ lục xác lập đầu tháng 1/2022. Báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2021 đáng thất vọng của Netflix chính là nguyên nhân chính khiến nhóm cổ phiếu công nghệ mất điểm trong phiên này. Giá cổ phiếu của “gã khổng lồ” trong lĩnh vực phát video trực tuyến (streaming) này mất 21,8% trong phiên 21/1, sau khi báo cáo lợi nhuận quý IV/2021 cho thấy số thuê bao dịch vụ của Netflix ngày càng suy giảm.Netflix là “ông lớn” công nghệ đầu tiên công bố kết quả kinh doanh trong mùa báo cáo tài chính này. Theo dự kiến, Apple và Tesla sẽ công bố lợi nhuận vào tuần tới. Giá cổ phiếu của các tên tuổi khác trong lĩnh vực công nghệ như Amazon và Meta Platforms cũng lần lượt sụt giảm 6% và 4,2%.
Phiên giao dịch ngày 21/1 cũng khép lại khởi đầu năm tồi tệ nhất của Nasdaq kể từ năm 2008 xét trên 14 ngày giao dịch đầu tiên. Sức ép lớn nhất đối với Nasdaq Composite chính là sự tăng vọt của lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ trong tuần này và nhà đầu tư đang chờ đợi lịch trình nâng lãi suất cũng như chính sách tiền tệ nhìn chung là thắt chặt hơn từ Fed. Hiện giới đầu tư đang dồn mọi sự chú ý vào cuộc họp chính sách tháng 1/2021 kéo dài 2 ngày của Fed, dự kiến bắt đầu vào ngày 25/1 tới. Bitcoin cũng bị tác động mạnh trong ngày giao dịch cuối tuần này, khi nhà đầu tư chờ đợi quyết định của Fed và bán tháo các tài sản rủi ro hơn trước khả năng lãi suất gia tăng trong thời gian tới. Đồng tiền kỹ thuật số này rớt hơn 10% xuống quanh 38.233 USD/BTC trong phiên 21/1./.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á phiên 21/1 nối gót đà giảm của Phố Wall
17:16' - 21/01/2022
Các thị trường hiện đang chờ đợi cuộc họp của Fed diễn ra vào tuần tới, hy vọng có thể tìm kiếm manh mối rõ ràng về thời gian biểu cho việc bình thường hóa chính sách.
-
Chứng khoán
Chứng khoán ngày 21/1: Cổ phiếu bất động sản hồi sinh mạnh
15:50' - 21/01/2022
Tạo nên sự bất ngờ nhất là nhóm cổ phiếu bất động sản, khi hàng loạt những mã cổ phiếu trong nhiều ngày liên tiếp giảm sàn thì hôm nay tăng kịch trần
-
Chứng khoán
Chứng khoán ngày 20/1: VN-Index tăng gần 23 điểm nhờ hậu thuẫn của nhóm ngân hàng
16:13' - 20/01/2022
Thị trường bứt phá mạnh mẽ trong phiên phiên đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 1. Thậm chí, ngay trước phiên ATC (giao dịch tại giá đóng cửa), chỉ số VN-Index vọt tăng tới hơn 25 điểm.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Chờ số liệu kinh tế quan trọng của Mỹ, chứng khoán châu Á tăng điểm
17:34'
Các thị trường chứng khoán ở châu Á chủ yếu tăng điểm trong phiên giao dịch chiều 3/7 và đồng USD giảm khi các nhà đầu tư chờ đợi Mỹ công bố dữ liệu việc làm.
-
Chứng khoán
Gần 39.000 tỷ đồng đổ vào thị trường chứng khoán, khối ngoại mua ròng kỷ lục
16:26'
Dù dòng tiền đổ mạnh vào thị trường với giá trị giao dịch gần 39.000 tỷ đồng, chỉ số VN-Index vẫn khép phiên trong sắc đỏ do áp lực chốt lời tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
-
Chứng khoán
Cổ phiếu Tesla ngược dòng bất chấp doanh số sụt giảm
15:32'
Tesla vừa công bố kết quả bàn giao xe quý II/2025 thấp hơn dự báo của Phố Wall, đánh dấu quý sụt giảm thứ hai liên tiếp.
-
Chứng khoán
Thỏa thuận thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ: Tín hiệu tích cực cho dòng vốn và thị trường chứng khoán
14:58'
Việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt thỏa thuận thương mại được giới phân tích đánh giá là bước tiến quan trọng, góp phần tháo gỡ một trong những bất định lớn nhất với doanh nghiệp và nhà đầu tư.
-
Chứng khoán
Các chỉ số đồng loạt tăng điểm cuối phiên chứng khoán sáng 3/7
12:51'
Sau diễn biến thăm dò đầu phiên, dòng tiền bắt đầu chảy mạnh vào thị trường từ cuối phiên sáng, giúp các chỉ số đồng loạt tăng điểm.
-
Chứng khoán
Việt Nam và Mỹ đạt thỏa thuận thương mại: Nhà đầu tư giao dịch thăm dò đầu phiên
09:43'
Thị trường mở cửa phiên sáng 3/7 trong trạng thái giằng co, nhà đầu giao dịch thăm dò dù vừa đón nhận thông tin tích cực về việc Mỹ và Việt Nam đạt được một thỏa thuận thương mại.
-
Chứng khoán
Chứng khoán hôm nay 3/7: 7 doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn
09:18'
Hôm nay 3/7, có 7 doanh nghiệp bắt đầu giao dịch cổ phiếu số lượng lớn, trong đó có nhiều mã chứng khoán là tâm điểm chú ý trên thị trường như: FTS, SAM, OCB, DSN...
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 3/7
08:16'
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị nên quan tâm gồm HPG, POW và VEA.
-
Chứng khoán
Mỹ: S&P 500 và Nasdaq chốt phiên cao kỷ lục sau thỏa thuận thương mại với Việt Nam
08:16'
Các chỉ số S&P 500 và Nasdaq của Mỹ đã chốt phiên ở mức cao kỷ lục vào ngày 2/7, được thúc đẩy bởi đà tăng của nhóm cổ phiếu công nghệ và thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Việt Nam.