Phố Wall tiếp tục giảm sâu, sàn NYSE tạm thời đóng cửa từ ngày 23/3
Chỉ số Dow Jones đã gần như “xóa sạch” nỗ lực đi lên kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức năm 2017, giữa bối cảnh sự lây lan mạnh của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang đe dọa làm tê liệt các hoạt động kinh tế.
Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1.338,46 điểm (6,3%) xuống 19.898,92 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng mất 131,09 điểm (5,18%) xuống 2.398,1 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite lùi 344,94 điểm (4,7%), đóng cửa ở mức 6.989,84 điểm.
Ba chỉ số chủ chốt đều giảm điểm mạnh trong phiên này, cho dù biên độ giảm đã thu hẹp vào cuối phiên sau khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật trị giá 104 tỷ USD với các điều khoản chi trả bảo hiểm thất nghiệp, cho phép người lao động Mỹ nghỉ phép hưởng lương trong tình huống khẩn cấp và được xét nghiệm miễn phí virus SARS-CoV-2. Đây là gói hỗ trợ thứ hai mà Quốc hội Mỹ thông qua trong bối cảnh ngày càng có những lo ngại về sự bùng phát của dịch COVID-19 tại Mỹ khiến nền kinh tế nước này có khả năng rơi vào suy thoái. Sau khi được thông qua, gói hỗ trợ này dự kiến sẽ nhanh chóng được Tổng thống Trump ký duyệt. Ngoài ra, một động thái khác khiến nhà đầu tư thêm lo ngại là việc Intercontinental Exchange Inc, cơ quan chủ quản Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE), cho biết NYSE sẽ tạm thời đóng cửa và chuyển hoàn toàn sang giao dịch điện tử bắt đầu vào ngày 23/3 tới do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Trong bối cảnh sân bay và các khách sạn vắng khách, các hãng hàng không yêu cầu nhân viên nghỉ phép không lương để hạn chế thua lỗ, nhóm cổ phiếu ngành hàng không thuộc S&P đã giảm 20,8% trong phiên này. Trong khi đó, giá cổ phiếu của các nhà điều hành khách sạn lớn như Hilton, Marriott và Hyatt đã giảm khoảng 12% đến 19%. Như vậy, tính tới lúc đóng cửa phiên 18/3, chỉ số Dow Jones chỉ tăng 0,4% so với ngày 20/1/2017, thời điểm nhậm chức của Tổng thống Trump, mặc dù nó vẫn tăng gần 9% kể từ khi ông Trump bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 8/11/2016. Bên kia bờ Đại Tây Dương, thị trường chứng khoán châu Âu cũng chứng kiến phiên giảm điểm mạnh nhất trong gần bảy năm qua, giữa lúc các biện pháp kích thích kinh tế gần đây không thể xoa dịu các nhà đầu tư đang tìm cách bán tháo cổ phiếu khi đối mặt với dịch COVID-19. Kết thúc phiên này, chỉ số STOXX 600 giảm 3,9%, chỉ số Euro Stoxx 50 cũng hạ 4,6%, xuống mức thấp nhất kể từ năm 2012 và ghi dấu phiên giảm thứ 9 trong 10 phiên vừa qua. Tại Anh, chỉ số FTSE 100 giảm 4,6%, trong khi chỉ số DAX 30 và CAC 40 của Đức và Pháp đồng loạt hạ 4,5%. Hội đồng quản trị Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) có trụ sở tại Frankfurt (Đức) đã họp bất thường tối 18/3 để đưa ra những biện pháp khẩn cấp ứng phó với dịch COVID-19. Theo đó, ECB sẽ tung ra chương trình khẩn cấp mua trái phiếu trị giá lên tới 750 tỷ euro đến hết năm 2020. ECB cũng cam kết hỗ trợ mọi công dân trong Eurozone vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, đồng thời sẽ đảm bảo để mọi thành phần (dù là các hộ gia đình, các công ty, ngân hàng hay các chính phủ) có thể hưởng lợi từ các điều kiện hỗ trợ tài chính để giảm cú sốc do dịch COVID-19 gây ra.Còn tại thị trường trong nước, phiên giao dịch 18/3 khép lại với sự hồi phục của các chỉ số. Theo đó, VN-Index đóng cửa tăng 1,88 điểm (0,25%) lên 747,66 điểm; HNX-Index tăng 0,53% lên 101,25 điểm.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Một tuần "đáng quên" của chứng khoán thế giới
13:08' - 14/03/2020
Chứng khoán Âu Mỹ có một tuần “đáng quên” sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vào cùng ngày đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Chứng khoán
Chứng khoán thế giới biến động trái chiều phiên 26/2
08:51' - 27/02/2020
Thị trường chứng khoán thế giới biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày 26/2, nhờ xu hướng mua vào cổ phiếu giá hời đã lấn át phần nào mối quan ngại về sự lây lan của dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Đức giảm đà cạnh tranh trên thị trường toàn cầu
21:12' - 14/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, báo cáo đánh giá, do Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) công bố ngày 14/7, cho thấy nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang mất dần cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng các biện pháp thuế đáp trả Mỹ
16:20' - 14/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã chuẩn bị một danh sách thuế quan trị giá 21 tỷ euro (tương đương 24,52 tỷ USD) để đáp trả Mỹ nếu hai bên thất bại trong đàm phán thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6/2025 tăng vượt dự báo
15:42' - 14/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận sơ bộ nhằm hạ nhiệt căng thẳng từ các mức thuế quan đáp trả lẫn nhau.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đạo luật thuế và chi tiêu mới gây khó cho các trường đại học
15:24' - 14/07/2025
Đạo luật thuế và chi tiêu mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký có thể cắt giảm mạnh các chương trình cho vay sinh viên liên bang – nguồn hỗ trợ tài chính cho nhiều sinh viên.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc để ngỏ khả năng mở cửa thị trường nông sản
14:32' - 14/07/2025
Hàn Quốc có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “trên nguyên tắc” với Mỹ trước hạn chót ngày 1/8 và rằng nước này có thể để ngỏ khả năng mở thêm thị trường nông sản cho hàng hóa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: FAA, Boeing bác khả năng lỗi khóa nhiên liệu
12:49' - 14/07/2025
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và hãng sản xuất máy bay Boeing đã ban hành thông báo riêng rẽ, trong đó đều khẳng định khóa công tắc nhiên liệu trên máy bay Boeing là an toàn.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường việc làm Anh bắt đầu "ngấm đòn" vì AI
11:23' - 14/07/2025
Theo một nghiên cứu, các doanh nghiệp tại Vương quốc Anh đang thu hẹp quy mô tuyển dụng đối với những công việc có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự triển khai của trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand đặt mục tiêu tăng gấp đôi nguồn thu từ giáo dục quốc tế
11:17' - 14/07/2025
Ngày 14/7, Chính phủ New Zealand công bố kế hoạch tăng gấp đôi nguồn thu từ lĩnh vực giáo dục quốc tế lên 7,2 tỷ NZD (tương đương 4,32 tỷ USD) vào năm 2034.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ sẽ giáng một đòn mạnh vào ngành nông nghiệp Pháp
10:55' - 14/07/2025
Các nhà sản xuất phô mai và rượu vang của Pháp đã cảnh báo về những thiệt hại cho ngành nông nghiệp mà mức thuế 30% do Tổng thống Mỹ cảnh báo áp đặt lên hàng nhập khẩu từ EU.