Phòng, chống tham nhũng ngay trong cơ quan thanh tra và hoạt động của Đoàn thanh tra
Đại biểu cho rằng, bên cạnh một bộ phận cán bộ y tế, tận tâm với nghề, thể hiện tinh thần hy sinh, gắn bó, ứng xử hài hòa tận tình chăm sóc người bệnh, xông pha trong tuyến đầu để chống dịch như thời gian vừa qua, còn không ít y, bác sỹ ngày càng rời xa mục đích cao cả và tôn chỉ "lương y như từ mẫu"… "Vì vậy, dự thảo Luật cần quy định quyền được học tập nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn, cũng cần bổ sung quyền được học tập, trau dồi, rèn luyện về y đức. 12 nội dung, tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế được Bộ Y tế quyết định khá cụ thể nhưng cần được xem xét để đưa vào dự thảo Luật lần này, kèm với đó là một số nội dung cơ bản về quy tắc ứng xử", đại biểu đề nghị.
Bày tỏ đồng thuận với dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Huế (Bắc Kạn) cho rằng, trong giai đoạn 2016-2020, Bộ Y tế đã triển khai Đề án bác sỹ gia đình với mục tiêu xây dựng và phát triển mô hình phòng khám này trong hệ thống y tế Việt Nam. Phòng khám bác sỹ gia đình được coi là mô hình sàng lọc, giải quyết được phần lớn các bệnh lý thông thường, không cần chuyển tuyến, góp phần giảm tải tại các bệnh viện, giảm bớt gánh nặng thời gian và công việc cho các bác sỹ chuyên khoa liên quan, tiết kiệm chi phí nằm viện cho bệnh nhân và chi phí bảo hiểm y tế.Theo đại biểu Nguyễn Thị Huế, với mô hình này, bác sỹ gia đình đảm đương ba vai trò chính là khám lâm sàng, y tế dự phòng và bác sỹ tâm lý cho bệnh nhân. Ngoài kiến thức chuyên môn, bác sỹ gia đình cũng phải có kiến thức tổng quát về xã hội, tâm lý, kinh tế, văn hóa, quản lý y tế để không những chỉ chăm sóc, điều trị bệnh mà còn có thể tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân kiến thức tăng cường sức khỏe, phòng bệnh và hỗ trợ về tâm lý và xã hội. Bác sỹ gia đình là nơi thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, tầm soát bệnh tật giúp giảm tải ở bệnh viện.
"Song thực tế cho thấy, mô hình này hiện vẫn đang gặp nhiều vướng mắc như chưa có cơ chế định giá, chưa thanh toán bảo hiểm y tế cho các dịch vụ trong mô hình hoạt động của bác sỹ gia đình, chưa xây dựng được quy chế phối hợp chuyển tuyến và trao đổi thông tin phù hợp giữa các phòng khám bác sỹ gia đình với hệ thống phòng khám chữa bệnh trong quá trình quản lý bệnh nhân, phí dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà còn mang tính tự phát, chưa được thanh toán bảo hiểm y tế, chưa xây dựng được mẫu bệnh án giấy thống nhất bệnh án điện tử của phòng khám bác sỹ gia đình", đại biểu Nguyễn Thị Huế nêu. Để hoàn thiện mô hình này, đại biểu Nguyễn Thị Huế đề nghị ngành Y tế cần có đánh giá, tổng kết cụ thể, xác định phạm vi, quy mô, chức năng, nhiệm vụ của phòng khám bác sỹ gia đình và các điều kiện bảo đảm hoạt động như giá dịch vụ phòng khám, cơ chế chuyển tuyến, cơ chế thanh toán bảo hiểm y tế. Đồng thời, đại biểu Nguyễn Thị Huế cho rằng, cần có những hỗ trợ về chính sách để nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình trên toàn quốc; cần quan tâm đến vấn đề hành lang pháp lý và được luật hóa, có thể đưa vào một điều luật cụ thể về nội dung này trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).Về thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề tại Điều 26 dự thảo Luật quy định thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép hành nghề thuộc thẩm quyền của Hội đồng Y khoa Quốc gia, đại biểu Phạm Thị Kiều (Đắk Nông) cho rằng, Hội đồng được giao những nhiệm vụ lớn như tư vấn xây dựng thể chế, chính sách sách về y tế, khám bệnh, chữa bệnh; giải quyết những vấn đề khó về chuyên môn…; không nên giao đảm nhiệm các công việc thực thi tác nghiệp, cụ thể với việc tổ chức thi cấp chứng chỉ hành nghề.
"Việc này nên quy định giao cho các cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức độc lập thực hiện đối với nhiều chứng chỉ hành nghề khác, không cần thiết phải do Hội đồng ở tầm quốc gia trực tiếp thực hiện", đại biểu Phạm Thị Kiều nhấn mạnh. Để đảm bảo theo đúng yêu cầu của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm của các địa phương, tạo thuận lợi hơn cho người dân, đại biểu Phạm Thị Kiều đề nghị cấp giấy phép hành nghề, giảm chi phí thủ tục hành chính, chỉnh sửa quy định về thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề theo địa bàn quản lý như hiện hành. Giám đốc Sở Y tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép hành nghề cho tất cả các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 18 theo từng địa bàn quản lý. Cùng băn khoăn với việc giao cho Hội đồng Y khoa cấp Quốc gia về việc cấp, thu hồi giấy phép hành nghề, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên) cho rằng: "Hội đồng Y khoa Quốc gia là cơ quan đánh giá về chuyên môn, năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người đề nghị cấp giấy phép hành nghề. Còn việc cấp giấy phép hành nghề, giao cho các cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Y tế và Sở Y tế tại các địa phương". Tại phiên thảo luận, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.Liên quan đến phạm vi điều chỉnh, khái niệm quy định trong luật này, Phó Thủ tướng nêu rõ, trên nguyên tắc, Luật Khám bệnh, chữa bệnh sẽ quy định liên quan tới Luật Bảo hiểm y tế. Chi phí khám, chữa bệnh do bảo hiểm y tế chi trả, còn chi phí liên quan đến y tế dự phòng do ngân sách đảm bảo. "Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Y tế, Ban soạn thảo Luật nghiên cứu sâu hơn xu thế quốc tế. Điển hình, trước đây phân định rất rõ giữa người khỏe và người bị bệnh; khi bị bệnh, bảo hiểm y tế chi trả; khi chưa bị bệnh, bảo hiểm y tế không chi trả. Hiện nay, thế giới nghiên cứu rất kỹ khoảng giữa trạng thái khỏe và bị bệnh. Nếu trong khoảng đó được phát hiện và điều trị kịp thời, không chỉ cứu sống được người bệnh mà chi phí của hệ thống bảo hiểm y tế sau này sẽ rẻ hơn khi phát hiện muộn. Chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu để làm rõ hơn vấn đề này nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân tốt hơn, đồng thời sử dụng hiệu quả hơn ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm y tế", Phó Thủ tướng nêu.
Về công tác khám, chữa bệnh, Phó Thủ tướng nêu rõ, Luật trước đây và dự thảo Luật hiện nay đã đưa ra nhiều chính sách. Các ý kiến của đại biểu Quốc hội cũng đề xuất thêm nhiều chính sách. Chính phủ đã và sẽ tiếp tục chỉ đạo Bộ Y tế tiếp thu nghiêm túc và nhấn mạnh đến các chính sách, đặc biệt liên quan các đối tượng khó khăn, trong đó có đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, các đối tượng yếu thế trong xã hội... Các chính sách bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người bệnh cũng như đội ngũ y, bác sỹ. Về vấn đề chức danh nghề nghiệp và giấy phép hành nghề - vấn đề mới trong luật này, Phó Thủ tướng cho biết, vai trò của Hội đồng Y khoa Quốc gia đã được dự luật đề cập phải tiếp tục nghiên cứu và đề cập sâu hơn. Tuy nhiên, theo xu hướng chung của thế giới cần một cơ quan độc lập, ngoài bộ máy hành chính nhà nước để tiến hành công việc, tổ chức một kỳ thi đánh giá năng lực cả về lý thuyết và thực hành trên một mặt bằng thống nhất chung; sau đó cấp chứng chỉ hành nghề. Dẫn lại nội dung Nghị quyết số 20-NQ/TW năm 2012 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới nêu rõ "Thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia, tổ chức thi, cấp chứng chỉ hành nghề có thời hạn phù hợp thông lệ quốc tế. Thí điểm giao cho cơ quan độc lập tổ chức cấp chứng chỉ hành nghề", Phó Thủ tướng nhấn mạnh tới đây cần có lộ trình phù hợp để tổ chức thi, cấp chứng chỉ hành nghề y khoa đúng xu thế cải cách hành chính, đúng theo nguyên tắc phân cấp, phân quyền, gắn trách nhiệm cấp chứng chỉ với trách nhiệm thu hồi trên mặt bằng chung, thống nhất, không để ách tắc trong quá trình thực hiện.Xem xét đẩy nhanh tiến độ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)
Trong phiên họp chiều, với 92,77% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Đáng chú ý, đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), nếu được chuẩn bị tốt, ý kiến đại biểu Quốc hội đồng thuận cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét đẩy nhanh hơn tiến độ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với ý kiến đại biểu, cho rằng đây là dự án Luật quan trọng, cấp thiết cần khẩn trương xây dựng, ban hành nhằm kịp thời thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XIII) về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về đất đai, bảo đảm quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo Nghị quyết, Quốc hội đồng ý điều chỉnh thời gian trình đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ Chương trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) sang cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) và Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023). Thời gian còn lại của phiên thảo luận, Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). Thanh tra Chính phủ cho biết, đang sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về quản lý, giám sát hoạt động Đoàn thanh tra nhằm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong cơ quan thanh tra và hoạt động của Đoàn thanh tra. Liên quan đến quy định kết luận thanh tra, dự thảo Luật Thanh tra đã bổ sung một quy định hết sức quan trọng, đó là: “Người ra quyết định thanh tra có thể ban hành kết luận bổ sung, sửa đổi, thay thế một phần hoặc toàn bộ Kết luận thanh tra khi có căn cứ cho thấy Kết luận thanh tra không bảo đảm đầy đủ, chính xác, khách quan, làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Quy định này có mặt tích cực là giúp tạo ra cơ hội cho người ký kết luận thanh tra có thể sửa chữa các sai sót liên quan đến nội dung kết luận thanh tra. Tuy nhiên, để đạt được ý nghĩa tích cực đó, nhiều ý kiến cho rằng cần phải có những quy định rất cụ thể về căn cứ, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ sung, sửa đổi, thay thế một phần hoặc toàn bộ kết luận thanh tra. Bởi vì, kết luận thanh tra không phải là sản phẩm của một cá nhân riêng lẻ mà là kết quả công tác của cả Đoàn thanh tra trong một khoảng thời gian dài, đã được xem xét, thảo luận, thẩm định..., do đó không thể tùy tiện bổ sung, sửa đổi, thay thế một phần hoặc toàn bộ kết luận thanh tra mà không có căn cứ, điều kiện và trình tự, thủ tục cụ thể, đúng pháp luật. Đại biểu Tráng A Dương (Hà Giang) đặt vấn đề: "Nếu ban hành kết luận bổ sung, sửa đổi, thay thế một phần hoặc toàn bộ kết luận thanh tra đến 1-2 lần mà vẫn chưa đảm bảo thì phải xử lý nội dung này như thế nào?". Từ đó, đại biểu đề nghị dự thảo Luật cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn về quy định này, có thể giao Chính phủ quy định chi tiết, ban hành kết luận bổ sung một phần hoặc toàn bộ kết luận thanh tra.Giải trình tại hội trường, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, hiện Thanh tra Chính phủ đang sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về quản lý, giám sát hoạt động Đoàn thanh tra nhằm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong cơ quan thanh tra và hoạt động của Đoàn thanh tra theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đó là: “phải phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”.
Tổng Thanh tra Chính phủ khẳng định, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục tiếp thu các ý kiến của đại biểu Quốc hội và phối hợp với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện từng nội dung cụ thể trong dự thảo Luật Thanh tra sửa đổi để trình Quốc hội xem xét thông qua trong kỳ họp tháng 10 tới./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh hơn tiến độ dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
19:30' - 13/06/2022
Chiều 13/6, 462/463 (tương đương 92,77%) đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu Quốc hội quan tâm đến thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
11:35' - 13/06/2022
Tiếp tục thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), sáng 13/6, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm đến thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52' - 25/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41' - 25/11/2024
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.