Phòng vệ thương mại - “Lá chắn” cuối cùng cho sản xuất nội địa
Mặc dù thúc đẩy tự do hóa thương mại luôn là một mục tiêu quan trọng của hội nhập quốc tế, song các quan chức lãnh đạo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng thừa nhận rằng các nước thành viên WTO có thể sẽ phải bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh quyết liệt đến từ hàng hóa nhập khẩu.
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới thường áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thông qua hình thức điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và nghi ngờ trốn thuế.
Hiện trạng Bảo vệ các ngành sản xuất trong nước phù hợp với nguyên tắc của WTO là những trường hợp áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và kết quả của việc áp dụng các biện pháp này là một hàng rào thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu hoặc thuế bổ sung cho mức thuế nhập khẩu hiện hành.Các nước thành viên của WTO đều nhìn nhận rằng các biện pháp phòng vệ thương mại chính là “lá chắn” cuối cùng để đảm bảo thương mại công bằng và bảo vệ ngành sản xuất trong nước sản xuất sản phẩm tương tự tồn tại trước những tác động tiêu cực mà hàng hóa nhập khẩu gây ra.
Trong bối cảnh tiến trình tự do hoá thương mại toàn cầu ngày càng sâu rộng, các hàng rào thương mại truyền thống như thuế quan từng bước được dỡ bỏ, các cam kết mở cửa thị trường được đẩy mạnh cùng với sự gia tăng của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương.Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng được sử dụng nhiều như một công cụ hợp pháp để bảo hộ sản xuất trong nước.
Bên cạnh đó, tính chu kỳ của các nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến sự gia tăng của các biện pháp phòng vệ thương mại. Các chuyên gia pháp lý về thương mại quốc tế đã chỉ ra rằng số vụ việc phòng vệ thương mại xảy ra nhiều hơn trong thời gian suy thoái và khủng hoảng kinh tế. Khi đó, các ngành sản xuất trong nước rơi tình trạng suy giảm nên các nước thường có xu hướng “nhờ cậy” đến những biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích. Theo các chuyên gia quốc tế, các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) thường áp dụng các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp.Tuy vậy, WTO lại không quy định chi tiết kỹ thuật về điều tra phòng vệ thương mại, nên các nền kinh tế này thường có cách tính khác nhau trong nhiều trường hợp và thời điểm khác nhau. Điều này có thể gây ra sự bất đồng quan điểm và từ đó dẫn tới tình trạng xung đột, tranh chấp thương mại giữa các bên.
Trong khi đó, phát biểu tại hội nghị các công ty nông nghiệp ở Sao Paulo tại Brazil diễn ra giữa tháng 11/2018, Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo cho biết WTO đang xử lý số vụ tranh chấp thương mại nhiều nhất trong 16 năm qua (35 vụ) do chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng và căng thẳng thương mại toàn cầu và có thể tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế thế giới.
Còn Hiệp hội Vận tải Quốc tế (IATA) mới đây cho biết nhu cầu vận tải hàng hóa đường hàng không dự kiến sẽ tăng trưởng 4% trong cả năm 2018, thấp hơn mức dự kiến tăng 4,5% trước đó.Tổng giám đốc IATA Alexandre de Juniac nhận định tình trạng tranh chấp thương mại giữa các nước đã làm giảm nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên thế giới
Kinh nghiệm thực tiễn Giới phân tích nhận định các biện pháp phòng vệ thương mại được các nước xem là công cụ hiệu quả nhằm giảm sức ép do hàng nhập khẩu tạo ra đối với các ngành sản xuất trong nước.Đặc biệt, đối với các quốc gia đang phát triển, việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại sẽ kéo dài thời gian cắt giảm thuế, tạo cơ hội cho các ngành sản xuất trong nước phát triển, đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Vì vậy, các biện pháp phòng vệ thương mại là công cụ mà các nước cần sử dụng hữu hiệu.
Theo kinh nghiệm của Ấn Độ và Philippines, các nước cần có sự chuẩn bị sẵn sàng về khía cạnh pháp lý và các nguồn lực cần thiết để ứng phó kịp thời khi cần phải áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại mà các quốc gia đang áp dụng phổ biến.Ngoài ra, các nước cũng phải xác định mức độ thiệt hại do hàng nhập khẩu gây ra đối với các ngành sản xuất trong nước theo tiêu chí cụ thể để có cơ sở thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại.
Trong khi đó, theo quy định của EU, khi nhận thấy tình trạng gia tăng đột biến của hàng hóa nhập khẩu đến mức báo động có thể gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước, các nước thành viên EU phải thông báo ngay cho Ủy ban châu Âu (EC) để có thể áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.Các nước EU cần đưa ra những bằng chứng về tình trạng này - được xác định dựa trên các tiêu chuẩn (được quy định trong điều kiện áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại).
Việc tham vấn sẽ được thực hiện sau khi nhận được thông báo về tình trạng gia tăng hàng hóa nhập khẩu vào các nước thành viên EU nhằm mục đích có thể tìm ra giải pháp hữu hiệu giúp các nước EU giải quyết bài toán về phòng vệ thương mại.Nội dung của các cuộc tham vấn bao gồm nhiều vấn đề như điều kiện và cách thức gia tăng hàng nhập khẩu; tình hình kinh tế thương mại có liên quan đến loại sản phẩm nhập khẩu đang được đề cập...
Bên cạnh đó, các thành viên của Hội đồng tham vấn - một cơ quan bao gồm đại diện của các nước EU - cũng có thể đưa ra các biện pháp tự vệ thương mại dự định áp dụng. Kết quả cuộc tham vấn là cơ sở để có thể quyết định áp dụng điều tra về tình trạng gia tăng đột biến hàng nhập khẩu hay không.Trong trường hợp căn cứ vào hồ sơ, tài liệu có đầy đủ bằng chứng cần thiết phải tiến hành điều tra thì EC sẽ ra quyết định điều tra vụ việc.
Căn cứ vào kết quả điều tra, EC sẽ đưa ra quyết định chấm dứt điều tra hay tiếp hành áp dụng các biện phòng vệ thương mại. Trong trường hợp thứ nhất, EC sẽ quyết định chấm dứt điều tra nếu nhận thấy không cần thiết phải áp dụng bất kỳ biện pháp phòng vệ thương mại nào đối với sự gia tăng hàng nhập khẩu.EC sẽ đưa ra một bản tường trình những kết luận sơ bộ của cuộc điều tra và một bản tóm tắt các lý do dẫn đến kết luận chấm dứt điều tra. Ngược lại, nếu việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại là cần thiết, EC sẽ phải đưa ra quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp cùng với lý do và thời hạn áp dụng.
>>>Cảnh báo doanh nghiệp xuất khẩu thép sang EUTin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chile kêu gọi chấm dứt chiến tranh thương mại và thúc đẩy WTO
11:33' - 01/12/2018
Tổng thống Chile Sebastian Piñera đã kêu gọi chấm dứt các cuộc chiến tranh thương mại và thúc đẩy Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
-
Kinh tế Thế giới
EU kêu gọi Mỹ đàm phán về cải cách WTO
07:27' - 28/11/2018
Ngày 27/11, Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi Mỹ khởi động tiến trình đàm phán về cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm tránh nguy cơ tổ chức quốc tế này bị đình trệ.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Tăng trưởng thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ chậm lại
14:56' - 27/11/2018
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự báo tăng trưởng thương mại hàng hóa toàn cầu có khả năng sẽ chậm lại trong quý IV/2018 khi các yếu tố chính thúc đẩy cho lĩnh vực này đều có dấu hiệu yếu đi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Thái Lan làm rõ việc hoãn phát tiền số, dồn ngân sách cho kích thích kinh tế
21:57' - 20/05/2025
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết chương trình phát tiền số tạm hoãn, ngân sách chuyển sang kế hoạch kích thích kinh tế mới trị giá 4,75 tỷ USD do tác động thuế quan Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới
11:18' - 20/05/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro (22,49 tỷ USD) được đầu tư mới vào quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm kiểm tra hải quan với nhiều hàng hóa giữa Anh-EU
21:09' - 19/05/2025
Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận kinh tế mới với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt việc kiểm tra hải quan đối với các sản phẩm thực phẩm và thực vật để "cho phép hàng hóa lưu thông tự do trở lại".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc du khách miễn thị thực từ năm 2028
20:25' - 19/05/2025
Chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028 nhằm thúc đẩy ngành du lịch đang phát triển mạnh.