Phong vị Tết trên báo Xuân xưa và nay
Nếu lấy mốc Nam phong Tết Mậu Ngọ (1918) là tờ báo Xuân đầu tiên, đến nay “phong tục” hay “truyền thống” làm báo Xuân đã tròn 100 năm.
Mấy nét phác thảo về những tờ báo Xuân đầu tiên
Kể từ cột mốc quan trọng - Xuân Mậu Ngọ 1918 - tờ Nam Phong tạp chí nổi danh khắp trong Nam ngoài Bắc lúc bấy giờ đã cho ra mắt số đặc biệt mừng Xuân mới, thì báo Xuân đã bắt đầu cuộc hành trình suốt một thế kỷ của mình trong dòng chảy văn hóa Việt Nam nói chung, cũng như của nền báo chí nói riêng, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về.
Nam Phong tạp chí (Ngọn gió Nam) là dạng nguyệt san do L. Marty, một người Pháp rất thông thạo tiếng Việt sáng lập; chủ bút là học giả Phạm Quỳnh đã ra mắt “số Tết 1918” (và cũng là số Tết duy nhất của tạp chí này) với lối trình bày khác biệt, không đánh số thứ tự theo thường lệ.
Toàn bộ số Xuân Nam Phong tạp chí có 126 trang, bìa màu vàng cam nhạt, có vẽ hình hai ông già, một sáng và một mờ, tay cầm cành đào tượng trưng cho hai vị Hành khiển phán quan Mậu Ngọ (cầm nhánh đào tươi) và Đinh Tỵ (cầm nhánh đào không có bông) bàn giao ấn tín cho nhau.
Trong số Tết này của Nam Phong tạp chí, tất cả các bài viết đều nằm trong khung hoa, có nhiều tranh minh họa và không có quảng cáo.
Cũng có ý kiến cho rằng, tờ báo Xuân đầu tiên xuất hiện vào năm 1908, đó là tờ Lục Tỉnh Tân văn (số ra năm Đinh Tỵ, tức ngày 30-1-1908) với phần nội dung có bài dài khuyên ăn Tết lành mạnh, bớt ăn chơi, hủ tục.
Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu, tờ Lục Tỉnh Tân văn số Đinh Tỵ 1908 chỉ là tờ báo ra vào dịp Tết chứ không phải là báo Xuân vì phần hình thức tờ báo này không khác gì tờ báo ra ngày thường.
Tiếp theo tờ Nam Phong tạp chí số Tết 1918, tờ Đông Pháp thời báo cũng cho ra mắt số báo Xuân với hai mầu đen, đỏ bán rất chạy vào năm 1927 hoặc tờ Thần Chung báo của Diệp Văn Kỳ cũng cho ra mắt số Xuân vào năm 1929.
Phong trào làm báo Xuân thật sự nở rộ trong thập niên 30 của thế kỷ trước với sự ra đời của hàng loạt tờ báo Xuân, như: Loa (Hà Nội 1935), Chơi Xuân (Hà Nội 1935), Đuốc Nhà Nam (Sài Gòn 1936), Quà Tết (Sài Gòn 1937), Sách Xuân (Sa Đéc 1937). Nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến hai tờ báo của nhóm Tự Lực Văn Đoàn là Phong Hóa tuần báo và Ngày Nay.
Trong giai đoạn này một số tờ báo ra số Xuân chỉ nhằm để kỷ niệm dấu ấn chứ chưa thật sự có mục đích làm báo Xuân như sau này.
Tuy nhiên, Lục Tỉnh Tân văn số Xuân 1908 và Nam Phong tạp chí số Tết 1918 là sự mở màn, đặt nền móng cho “tục” làm báo Xuân sau này của làng báo Việt Nam. Và báo xuân đã trở thành nét văn hóa ngày Tết của người Việt ngoài thịt mỡ-dưa hành-câu đối đỏ.
Phong vị Tết trên báo Xuân xưa và nay
Lật xem những trang báo Xuân cũ đã nhuốm màu thời gian thì thấy hầu hết báo Xuân trước đây đều tập trung nhiều nhất vào chủ đề phong tục tập quán của ngày Tết, giới thiệu văn hóa, thành tựu về các lĩnh vực của nước nhà với mật độ vô cùng đậm đặc.
Bên cạnh đó, đọc báo Xuân, mới thấy ngày xưa chuyện ăn Tết, thưởng Xuân rất được coi trọng, bởi trên báo Xuân luôn có những bài vở mang tính hoài niệm, hồi tưởng những cái Tết đã qua ở mọi hoàn cảnh: từ Tết trong tù đến trong vùng kháng chiến, Tết ở đảo xa cho đến Tết trên miền thượng du…
Dạng bài thứ hai thường xuất hiện trên báo Xuân khi xưa là phản ánh cái Tết của mọi tầng lớp trong xã hội, trước hết là giới làm báo, rồi giới nghệ sĩ, giới chính khách…
Đặc biệt, báo Xuân ngày xưa thường thoát ra khỏi dòng thời sự thường nhật, không có nhiều bài đề cập đến chính trị, chiến sự, mà thường đề cao yếu tố xúc cảm nhân văn, hướng đến những suy tư và đặc biệt gợi mở không khí Tết qua những chủ đề, cụm nội dung đặc biệt hướng người đọc đến sự giao cảm, tinh thần lạc quan...
Trải qua bước thăng trầm, biến đổi của thời cuộc đã tạo nên diện mạo và nét riêng biệt cho mỗi số báo Xuân.
Những tờ báo Xuân, bên cạnh độ đặc sắc về nội dung bởi việc được đầu tư tâm sức hơn hẳn những số báo bình thường, sự chăm chút công phu về mặt mỹ thuật cũng là một trong những điều làm nên sự đặc biệt cho báo Xuân trong suốt 100 năm qua.
Thời xưa, khi kỹ thuật và công nghệ hình ảnh chưa phát triển vượt bậc như hiện nay, người họa sĩ chính là những người trau chuốt để tạo ra “bộ mặt” đẹp nhất, ấn tượng nhất cho mỗi ấn phẩm.
Các họa sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực vẽ bìa báo Xuân thường được nhắc đến như những người làm nên “linh hồn” cho những trang báo Xuân xưa. Và dường như cũng vì vậy, tờ báo Xuân xưa mang trong mình một hồn cốt, một phong vị đặc biệt mà có lẽ những tờ báo hiện đại không thể nào có được.
Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ làm báo, báo Xuân liên tục cải tiến về nội dung và hình thức để đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của độc giả.
Tuy nhiên vẫn có thể nhận thấy những nét tương đồng với tinh thần làm báo Xuân ngày xưa. Đó là phần nào phản ánh diện mạo tâm hồn của con người trước thời cuộc.
Báo Xuân thường là sự huy động tư duy sáng tạo đến từ người thiết kế nội dung, trình bày cho đến người viết được tập trung cao độ.
Những tờ báo Xuân thường là nơi tập hợp những tên tuổi quan trọng làm nên giá trị hay thương hiệu của các tờ báo, những cây bút có sức ảnh hưởng với công chúng và có khả năng thực hiện những chủ đề chuyên sâu về lối sống, văn hóa xã hội, thời thế...
Đối với giới làm báo, báo Xuân là một cuộc chơi thăng hoa và lắng đọng trí tuệ trong nghề nghiệp sau 1 năm làm thời sự. Nhu cầu thưởng thức báo Xuân càng ngày càng đòi hỏi tính chuyên nghiệp, các đối tác quảng cáo trong thời thị trường cũng đánh giá tờ báo Xuân là nơi quảng bá hình ảnh hiệu quả.
Còn đối với bạn đọc, thói quen mua báo Xuân đọc chậm trong mấy ngày Tết cho đến thời kỳ mạng xã hội phát triển như hôm nay dù ít nhiều hãy còn được lưu giữ.
Đó cũng chính là lý do những số báo Xuân ngày nay có số trang dày hơn số thường vẫn được người ta sẵn lòng mua để đọc trong những ngày đầu xuân năm mới này.
Có thể nói, trải qua 100 năm, trên những tờ báo Xuân đặc biệt, mọi thứ ồn ào, tranh cãi, lộn xộn của đời thường được tạm gác qua một bên, nhường chỗ cho những cảm xúc sâu lắng, chiêm nghiệm, nhìn lại năm đã qua và hy vọng cho năm tới tốt đẹp hơn./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Mâm cỗ Tết cổ truyền các miền khác nhau thế nào?
10:06' - 12/02/2018
Mâm cỗ Tết cổ truyền Việt Nam tùy theo vùng miền mà có các món ăn đặc trưng. Trong khi miền Bắc thường có nhiều món canh thì miền Nam lại có nhiều đồ nguội do thời tiết nắng nóng.
-
Kinh tế Thế giới
Ấm áp không khí Tết cổ truyền của cộng đồng người Việt tại nhiều nước
10:05' - 12/02/2018
Ngày 11/2, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Bỉ đã tổ chức một buổi lễ tiệc dành cho bà con kiều bào và một số bạn bè thân thiết bản xứ.
-
Đời sống
Tết đến sớm ở làng “Hoàng Sa, Trường Sa”
08:36' - 12/02/2018
Còn ít ngày nữa mới đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, nhưng tại một số làng biển được mệnh danh là làng “Hoàng Sa, Trường Sa” ở Quảng Ngãi, dường như Tết đã đến sớm hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43' - 21/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
18:49' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI...
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
18:14' - 21/11/2024
Đại diện chính quyền Cần Thơ mong muốn Đại sứ Hoa Kỳ và các Tổng lãnh sự, các tổ chức quốc tế trong thời gian tới ủng hộ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tiếp lãnh đạo Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc
18:07' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình hoan nghênh và đánh giá cao IBK đã tài trợ cho Diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp để thực thi chủ quyền đối với vùng biển của Việt Nam
17:43' - 21/11/2024
Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển, phù hợp với UNCLOS 1982.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tin về việc Hoa Kỳ bàn giao 5 máy bay huấn luyện cho Việt Nam
17:40' - 21/11/2024
Ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Hoa Kỳ sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Cải thiện tình trạng khó tiếp cận thông tin thu, chi ngân sách tại các địa phương
17:25' - 21/11/2024
Việc tuân thủ quy định về công khai ngân sách huyện còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia đóng góp ý kiến vào các tiến trình ngân sách