Quản lý đất nông, lâm trường - Bài 2: Vẫn nhiều bất cập
Mặc dù việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất của các nông, lâm trường quốc doanh được thực hiện từ những năm 2003 (theo Nghị quyết số 28-NQ/TW, Nghị định số 170/2004/NĐ-CP, Nghị định số 200/2004/NĐ-CP), nhưng thực tế vẫn còn một số hạn chế như làm chậm tiến độ trong việc điều chỉnh mô hình sắp xếp; phê duyệt phương án sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các Công ty.
Đặc biệt, các địa phương chưa tập trung cho công tác hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật và pháp lý để quản lý loại đất này một cách thống nhất với thực tế sử dụng.
* Lúng túng trong sử dụng, quản lý đấtTheo ông Lê Thanh Khuyến, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, việc xác định nghĩa vụ tài chính của các tổ chức sử dụng đất còn chưa đúng, đầy đủ theo diện tích, loại đất đang sử dụng.
Nhiều công ty nông nghiệp, lâm nghiệp đã cổ phần hóa, nhưng vẫn chưa thực hiện chuyển đổi từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang thuê đất; vẫn sử dụng nhiều diện tích đất Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc chưa xác định hình thức giao đất, thuê đất.
Cụ thể ở một số địa phương, đơn vị thực hiện việc sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp chậm, đặc biệt đối với sắp xếp theo mô hình thành lập Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hai thành viên trở lên (gồm có Bà Rịa - Vũng Tàu, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bình Thuận, Bắc Giang, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam) và mô hình giải thể doanh nghiệp (gồm Yên Bái, Quảng Ngãi, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam…).Nguyên nhân là không có hướng dẫn chi tiết về việc góp vốn thành lập khiến các đơn vị rất lúng túng trong việc xây dựng tiêu chí để lựa chọn đối tác, xác định giá trị vốn Nhà nước khi góp vốn, tỷ lệ góp vốn; công việc phải làm và thời gian phải hoàn thành.
Hơn nữa, phương án tổng thể chưa rà soát một cách toàn diện nên sau khi phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, một số địa phương tiếp tục đề nghị điều chỉnh mô hình sắp xếp làm chậm tiến độ như: Quảng Ninh, Nghệ An, Cà Mau, Hà Nội, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam. Diện tích đất, tài sản trên đất các công ty bàn giao về địa phương còn rất ít (khoảng 78.300 ha/450.000 ha), chưa đo đạc, bàn giao; tài sản trên đất chưa được giải quyết rõ ràng.Vì vậy, diện tích đất này vẫn đang trong quá trình tranh chấp, lấn chiếm khiến công tác quản lý rất phức tạp và hiện vẫn giao cho các công ty tiếp tục quản lý.
Mặt khác, các công ty nông, lâm trường được Nhà nước giao đất không thu tiền sau khi sắp xếp phải chuyển sang thuê đất theo theo quy định của pháp luật đất đai; việc hoàn thiện lại hồ sơ, thủ tục thuê đất đòi hỏi nhiều thời gian. Đối với diện tích đất rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên còn vướng mắc về tiền thuê và thuế tài nguyên do thay đổi chính sách về đất đai. Việc chậm phê duyệt phương án sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các công ty, nhất là đảm bảo quyền thế chấp, tiếp cận vốn tín dụng không thực hiện được...Một số nơi chưa giải quyết dứt điểm tình trạng cho thuê, liên doanh liên kết; sử dụng đất không đúng đối tượng, sai mục đích còn tiếp diễn.
Ngoài ra, vấn đề giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; dân cư mới đến các địa phương gắn với sắp xếp các công ty nông, lâm trường hiệu quả thấp do hầu hết diện tích đất các công ty nông, lâm trường đã khoán ổn định lâu dài theo Nghị định 01/CP, Nghị định 135/2005/NĐ-CP và diện tích bàn giao về địa phương chưa được thực hiện còn rất lớn.
Việc xử lý đất giao khoán đảm bảo quyền lợi của người dân, doanh nghiệp nhiều nơi còn chưa tốt, gây ra những tranh chấp, khiếu kiện kéo dài….
* Rà soát lại việc giao đất, thu hồi đất lấn chiếm Để giải quyết những vướng mắc trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát lại diện tích đất do các công ty nông, lâm trường giữ lại so với nhu cầu thực tế. “Với tỷ lệ 62% công ty nông, lâm trường đã hoàn thành việc sắp xếp, chỉ có chưa tới 500 nghìn ha giao lại cho các địa phương là rất thấp.Đáng chú ý, trong diện tích mà các công ty đang giao, khoán, liên doanh liên kết, cho thuê, mượn đang có tranh chấp, bị lấn lên tới 245.787 ha (chiếm 13,15% diện tích dự kiến giữ lại).
Đối với đất đã xác định là lấn chiếm thì phải thu hồi theo quy định của pháp luật”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và các công ty thực hiện việc rà soát lại đất đã giao, nhưng không thu tiền sử dụng đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp tại các công ty nông, lâm trường; chính sách cổ phần hóa...
Đồng thời, tiếp tục phê duyệt phương án sử dụng đất đối với các công ty còn lại; hoàn thành hồ sơ giao đất, thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; hoàn thành căn bản cắm mốc ranh giới, cấp bản đồ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới căn bản mô hình quản lý, quản trị công ty, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông, lâm trường; duy trì việc hình thành các vùng sản xuất tập trung, vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm theo nhu cầu thị trường.Đất đai phải được đưa vào sử dụng hiệu quả, có giá trị gia tăng trên đất, có chủ là hộ gia đình, tổ chức hoặc cá nhân và được giao theo quy định.
Ngoài ra, nghiên cứu cơ chế tín dụng đầu tư về trồng rừng, trồng cây thay thế phù hợp, chính sách bảo vệ rừng trồng./.
>>Quản lý đất nông, lâm trường - Bài 1: Giải bài toán tranh chấp, lấn chiếm đất đai
(Tiếp theo Bài cuối: Hoàn thiện Đề án Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường)Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Vĩnh Phúc: Xử lý trách nhiệm Chủ tịch UBND huyện, xã buông lỏng quản lý đất đai
09:24' - 10/08/2019
Trước tình trạng vi phạm về đất đai diễn ra phức tạp, tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương trong tỉnh siết chặt công tác quản lý, sử dụng đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Lạt ra văn bản hỏa tốc sau khi báo chí đưa tin về vi phạm quản lý đất đai
10:02' - 02/08/2019
Đây là phản ứng của chính quyền thành phố Đà Lạt sau khi một số cơ quan báo chí, trong đó có TTXVN, đưa tin về tình trạng phân lô, bán nền trái phép.
-
Bất động sản
Bắc Giang phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý đất đai
10:17' - 25/07/2019
Bắc Giang vừa thanh tra và phát hiện sai phạm với tổng số tiền trên 11,2 tỉ đồng và 29.763 m2 đất các loại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Quản lý tốt địa bàn để ngăn chặn thuốc lá điếu nhập lậu
16:35'
Hoạt động buôn lậu qua tuyến biên giới thuộc tỉnh Đồng Tháp vẫn tiếp tục diễn ra và có chiều hướng gia tăng với hình thức tinh vi hơn, đặc biệt vào thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
-
Kinh tế & Xã hội
Nỗi lo của "ông già Noel" về mùa Đông không lạnh
16:28'
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Giáng sinh, ông già Noel đang tất bật chuẩn bị cho ngày bận rộn nhất nhưng biến đổi khí hậu và lượng tuyết giảm ở quê hương Bắc Cực đang khiến ông lo lắng.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Ninh định vị thương hiệu du lịch
15:34'
Quảng Ninh quyết tâm hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách du lịch năm 2024, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nối tiếp 10 năm liền tăng trưởng 2 con số của tỉnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Trực tiếp Cúp C1 châu Âu Champions League, Bayern Munich vs PSG, 03h00 ngày 27/11
15:23'
Bnews. Trực tiếp bóng đá trận Bayern Munich vs PSG diễn ra vào lúc 03h00 ngày 27/11 trong khuôn khổ vòng phân hạng cúp C1 châu Âu Champions League.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát triển sản xuất cây hàng hóa vụ Đông
14:37'
Từ nhiều năm nay, vụ Đông là vụ sản xuất hàng hóa chính của tỉnh Hà Nam, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên đồng ruộng và cải thiện thu nhập cho người nông dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Khai thác thế mạnh cây trồng vùng đất bãi bồi ven sông
14:30'
Với lợi thế về đất đai màu mỡ, thời gian qua các huyện: Vụ Bản, Xuân Trường, Nam Trực… đã có nhiều cách làm sáng tạo, khai thác được tiềm năng đất đai
-
Kinh tế & Xã hội
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
14:21'
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ: Đảng Dân chủ lên kế hoạch bầu lãnh đạo mới
13:10'
Đảng Dân chủ Mỹ ngày 25/11 thông báo sẽ bầu lãnh đạo đảng mới vào tháng 2/2025. Cuộc bầu chọn này được cho là điểm khởi đầu quan trọng sau thất bại của đảng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Va chạm với thiết bị bay không người lái, một người tử vong
11:59'
Vụ va chạm gây tai nạn là lời cảnh báo cho việc không đảm bảo an toàn, chủ quan của cả hai bên: người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông và điều khiển thiết bị bay không người lái.