Quản lý tài nguyên nước - Bài 2: Cần quy hoạch tổng thể tài nguyên nước


Tình trạng suy kiệt nguồn nước ngầm và nước mặt, đặc biệt trong những kỳ nắng nóng không chỉ khiến cho nguồn nước sinh hoạt cạn kiệt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, mà xa hơn còn có thể dẫn tới xung đột về nguồn nước... Thực tế này đòi hỏi cần phải quy hoạch tổng thể tài nguyên nước.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Nguồn nước và Nước sạch nông thôn, Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) Hoàng Anh Tuấn, qua kết quả kiểm tra thực tế và theo báo cáo nhanh 6 tháng đầu năm 2019 của các địa phương cho thấy, tổng diện tích đang bị hạn hán, thiếu nước khu vực Bắc Trung Bộ đến thời điểm này là hơn 17 nghìn ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh, như: Nghệ An (12.387 ha); Quảng Bình (2.390 ha); Quảng Trị (1.017 ha); Hà Tĩnh (730 ha)…
Hiện dung tích của các hồ chứa vừa và lớn toàn vùng Bắc Trung Bộ chỉ đạt 43% so với dung tích thiết kế, thấp hơn so cùng kỳ năm 2017 là 22% và năm 2018 là 13%.
Suy kiệt nguồn nước tại khu vực này có nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân khách quan là do lượng mưa trung bình trong tháng 6 của khu vực Bắc Trung Bộ chỉ khoảng 40 mm, thấp hơn so trung bình cùng kỳ năm 2017 khoảng 55% và năm 2018 là 61%.
Nền nhiệt độ trong khu vực rất cao, từ 37 - 40 độ C, có những nơi đạt 41 độ C. Với điều kiện nắng nóng như hiện nay, lượng bốc hơi hằng ngày lên tới 5 - 7 mm.
Nguyên nhân chủ quan chính là những bất cập trong công tác quản lý tài nguyên nước. Hiện công tác lập quy hoạch tài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước 2012 vẫn còn chậm.
Trong khi chưa thành lập được các cơ quan quản lý lưu vực sông, thì việc điều hòa, phân bổ nguồn nước giữa các ngành, địa phương vẫn chưa được tính toán cụ thể và đồng thuận cao.
Thông tin, dữ liệu, số liệu điều tra, đánh giá, quan trắc tài nguyên nước còn phân tán, chưa có cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước và chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý tài nguyên nước.
Tại các địa phương, ý thức chấp hành pháp luật về tài nguyên nước của người dân còn chưa cao; nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên nước một cách lãng phí, chưa hiệu quả.
Tình trạng hành nghề khoan nước dưới đất trái phép còn diễn ra phức tạp, khó kiểm soát...Việc xả thải ra môi trường chưa được kiểm soát tốt càng khiến cho nguồn nước tiếp tục bị suy thoái, cạn kiệt.
Theo Phó Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Hồng Tiến, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam, nhằm giảm thiệt hại do ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho người dân kịp thời, Tổng cục Thủy lợi vừa qua đã có văn bản đôn đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước.
Trong đó tập trung vào một số giải pháp như thường xuyên kiểm kê nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt trên địa bàn; khoanh vùng cụ thể các diện tích có nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước; xây dựng kế hoạch cấp nước cụ thể cho từng vùng phục vụ của công trình thủy lợi…
Tuy vậy, về dài hạn sẽ cần phải tính đến các giải pháp căn cơ nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước. Muốn vậy, cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý tài nguyên nước trong tình hình mới.
Theo đó, trọng tâm là rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định về cấp phép khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước; đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, xử lý, trám lấp giếng không sử dụng; giải pháp bảo vệ nước dưới đất; xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá...Đẩy mạnh công tác điều tra tìm kiếm nguồn nước dưới đất ở vùng khan hiếm nước, thiếu nước, hải đảo.
Nghiên cứu xây dựng để sớm đưa vào hệ thống giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; giám sát việc vận hành của hệ thống liên hồ chứa; vận hành duy trì dòng chảy tối thiểu của các hồ chứa thủy điện...bằng công nghệ tự động, trực tuyến.
Cục trưởng Cục Tài nguyên nước Việt Nam Hoàng Văn Bẩy cho rằng, cần phải khẩn trương hoàn thành việc lập quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Quy hoạch này sẽ giúp “giải bài toán” tài nguyên nước đang cạn kiệt dần, bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia.
Cụ thể, cần phải gắn với việc tìm kiếm, phát hiện nguồn nước dưới đất, điều tra chi tiết nhằm đánh giá được tài nguyên nước, thống kê, kiểm kê tài nguyên nước, quan trắc giám sát tài nguyên nước, khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
Việc quy hoạch này cần ưu tiên công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng nước ở những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế - xã hội phát triển và nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học.
Bên cạnh đó, cần huy động nguồn lực trong nước kết hợp với hợp tác quốc tế nhằm tăng nguồn vốn đầu tư, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ để đẩy nhanh tiến độ điều tra cơ bản tài nguyên nước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang tích cực triển khai thực hiện việc lập quy hoạch, sẽ hoàn thành sớm và đi vào đời sống.
Trong bối cảnh ấy, việc đầu tư cho các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước trong thời gian tới sẽ bảo đảm tính trọng tâm, trọng điểm, tránh được việc đầu tư dàn trải không hiệu quả.
Kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước sẽ phục vụ đắc lực cho công tác quy hoạch, gắn với việc khai thác hiệu quả, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Giảm tối đa việc thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt là các vùng khó khăn về nguồn nước, nhất là thiếu nước sinh hoạt cho người dân là điều cần phải được triển khai cấp bách./.
Bài cuối: Hoàn thiện hệ thống giám sát tự động trực tuyến các hoạt động khai thác, sử dụng nước
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Quản lý tài nguyên nước - Bài 1: Nguồn nước đang bị suy thoái
10:15' - 15/08/2019
Tài nguyên nước ở Việt Nam là nguồn tài nguyên quý giá nhưng không vô hạn, lại không phân bố không đồng đều và ngày càng có nguy cơ thiếu hụt do biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế & Xã hội
Quản lý tài nguyên nước - Bài cuối: Hoàn thiện hệ thống giám sát tự động trực tuyến
08:31' - 15/08/2019
Phóng viên TTXVN đã trao đổi với ông Châu Trần Vĩnh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) về cách thức quản lý và ứng xử với tài nguyên nước .
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng dữ liệu tài nguyên nước để lập quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long
17:53' - 14/08/2019
Cần thiết phải đánh giá hiện trạng trong quy hoạch, cụ thể, phải phân vùng quy hoạch cho đúng và phân bổ nguồn nước phù hợp với thực tế để lập quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
XSQNG 26/4. Kết quả xổ số Quảng Ngãi hôm nay ngày 26/4/2025. XSQNG ngày 26/4. XSQNG hôm nay
18:00'
XSQNG 26/4. XSQNG 26/4. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/4. XSQNG Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSQNG ngày 26/4. Kết quả xổ số Quảng Ngãi hôm nay 26/4/2025. Kết quả xổ số Quảng Ngãi Thứ Bảy ngày 26/4/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSDNA 26/4. Kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay ngày 26/4/2025. XSDNA ngày 26/4. XSDNA hôm nay
18:00'
XSDNA 26/4. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/4. XSDNA Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSDNA ngày 26/4. Kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay ngày 26/4/2025. Kết quả xổ số Đà Nẵng Thứ Bảy ngày 26/4/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải thưởng Báo chí TTXVN 2024: Ghi nhận sự cống hiến của các nhà báo Thông tấn trên tất cả các loại hình thông tin
17:55'
Chiều 25/4, Lễ trao Giải thưởng Báo chí Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) 2024 đã diễn ra tại trụ sở Trung tâm Thông tấn quốc gia (số 5 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
-
Kinh tế & Xã hội
Khẳng định vai trò tiên phong của TTXVN - cơ quan báo chí chủ lực đa phương tiện quốc gia
17:04'
Mỗi dịp tháng 4, Lễ trao Giải thưởng Báo chí TTXVN lại được tổ chức, vinh danh những tác giả đã không ngừng sáng tạo để có những sản phẩm báo chí chất lượng, tạo sự lan tỏa, mang lại hiệu ứng xã hội.
-
Kinh tế & Xã hội
Khởi tố đôi nam nữ trộm 80 điện thoại trị giá 600 triệu đồng
16:47'
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh An Giang đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đôi nam nữ trộm 80 điện thoại trị giá 600 triệu đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát hiện đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả dành cho trẻ em
15:37'
Ngày 25/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đang mở rộng điều tra một đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả dành cho trẻ em với quy mô lớn ở Hà Nội.
-
Kinh tế & Xã hội
Tây Ninh khánh thành cầu Hoà Bình nối 2 xã biên giới huyện Châu Thành
15:31'
Ngày 25/4, tại xã Hòa Thạnh (huyện Châu Thành), tỉnh Tây Ninh tổ chức lễ khánh thành, đưa vào sử dụng cầu Hòa Bình bắc qua kênh Sóc Hòa Hội kết nối mạng lưới giao thông tuyến biên giới của tỉnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Giá vé mới qua phà Cát Lái và Bình Khánh từ ngày 5/5
12:50'
Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong vừa có thông báo về giá dịch vụ sử dụng phà tại bến phà Cát Lái và bến phà Bình Khánh. Giá vé mới áp dụng từ ngày 5/5.
-
Kinh tế & Xã hội
Tăng hiệu quả giao khoán đất trong các công ty lâm nghiệp
12:12'
Sau 30 năm thực hiện chính sách về giao khoán, các công ty lâm nghiệp toàn quốc đã thực hiện khoán trên 458.000 ha, tương đương khoảng 27% tổng diện tích được quản lý.