Xây dựng dữ liệu tài nguyên nước để lập quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long
Cần sớm xây dựng thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước phục vụ lập quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành tại buổi báo cáo về việc chuẩn bị xây dựng thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước phục vụ lập Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Cục Quản lý Tài nguyên nước diễn ra vào ngày 14/8, tại Hà Nội.
Theo Thứ trưởng Lê Công Thành, Cục Quản lý Tài nguyên nước đóng vai trò là “nhạc trưởng”, chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, tổng hợp số liệu, dữ liệu cụ thể hóa và chi tiết hơn. Trong kế hoạch mà Cục xây dựng cần chỉ ra được những điểm quan trọng, mường tượng rõ nét hơn quy hoạch tài nguyên nước phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội Đồng bằng sông Cửu Long. Trình bày tổng quan về nội dung tài nguyên nước trong quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh cho biết: Khoản 8 Điều 27 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 7/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch quy định phương hướng khai thác, bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông trên lãnh thổ vùng gồm ba nội dung chính.Cụ thể là định hướng phân vùng chức năng của nguồn nước; định hướng các giải pháp bảo vệ nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc bị suy thoái, cạn kiệt để bảo đảm chức năng của nguồn nước; định hướng các giải pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
Đối với tình hình thực hiện quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện, sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới theo dự án Sinh kế phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thì Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ thực hiện hợp phần quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long của ngành. Báo cáo nêu rõ: Những thách thức liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước Đồng bằng sông Cửu Long như lũ và ngập lụt vùng thượng nguồn, xâm nhập mặn ở vùng ven biển; biến đổi khí hậu và nước biển dâng; sụt lún mặt đất; áp lực gia tăng dân số và phát triển kinh tế-xã hội; phòng chống lũ và môi trường nước và cấp nước...Theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước và luật sửa đổi, bổ sung liên quan đến Luật Quy hoạch, nội dung quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh gồm các nội dung phân bổ nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
Để phục vụ cho việc lập quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long, Cục Quản lý Tài nguyên nước đề xuất Tổng cục Khí tượng Thủy văn cung cấp thông tin liên quan đến nhóm dữ liệu về khí tượng, thủy văn, hải văn; Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cung cấp các thông tin, số liệu quan đến nhóm dữ liệu thượng nguồn; Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước quốc gia cung cấp thông tin số liệu về nhóm dữ liệu nước dưới đất; Cục Biến đổi khí hậu cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến nhóm dữ liệu về biến đổi khí hậu và nước biển dâng.Cục Quản lý Tài nguyên nước sẽ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương để thu thập dữ liệu về các loại hình tác hại do nước gây ra.
Ông Tống Ngọc Thanh, Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước quốc gia, nhấn mạnh: Nghị định số 37 chỉ nêu phương hướng, vì thế trong quá trình triển khai phải tính toán tới điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương cho phù hợp.Với tư cách là cơ quan quản lý về tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần thể hiện vai trò trong thẩm định nội dung quy hoạch tài nguyên nước; phải quản lý được đầu nguồn, làm trọng tài trong việc phân bổ nguồn nước.
Chính vì vậy, cần thiết phải đánh giá hiện trạng trong quy hoạch, cụ thể, phải phân vùng quy hoạch cho đúng và phân bổ nguồn nước phù hợp với thực tế. Đặc biệt, cần tính toán tổng lượng tiềm năng nguồn nước vùng quy hoạch.
Ngoài ra, cần đánh giá hiện trạng và khai thác xả thải vào nguồn nước; xác định nguồn nước dự phòng phục vụ nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt.
“Đối với Đồng bằng sông Cửu Long cần lưu ý tác động của biến đổi khí hậu, khai thác thượng nguồn và nguồn nước trong nội địa. Tiếp theo là dự báo nhu cầu sử dụng nước cần chính xác bởi đây là nội dung quan trọng để có quy hoạch, phân bổ nguồn nước đúng và phù hợp” ông Tống Ngọc Thanh nhấn mạnh. Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Viện Khoa học Tài nguyên nước cũng đã đóng góp ý kiến để việc tổng hợp số liệu, dữ liệu tài nguyên nước phục vụ quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long có hiệu quả./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
WB cam kết đầu tư cho tài nguyên nước và các vấn đề đại dương
14:27' - 28/11/2018
WB đã lên tiếng ủng hộ việc gia tăng đầu tư vào kinh tế biển, bao gồm đầu tư nhằm giảm bớt tình trạng ô nhiễm và đảm bảo rằng hàng triệu người trên toàn cầu có thể tiếp cận nguồn nước sạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm gì để quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên nước?
06:29' - 09/08/2018
Công tác quản lý về tài nguyên nước vẫn còn một số khó khăn, tồn tại do thông tin, dữ liệu, số liệu điều tra, đánh giá, quan trắc tài nguyên nước còn thiếu, phân tán.
-
Kinh tế Việt Nam
Quản lý tài nguyên nước dựa trên tiếp cận thị trường
20:18' - 08/08/2018
Quản lý tài nguyên nước bền vững đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết khi Việt Nam chủ động được chưa tới 30% nguồn nước, gần 70% còn lại là lượng nước phát sinh từ bên ngoài lãnh thổ quốc gia.
-
Kinh tế & Xã hội
Quản lý tài nguyên nước - Bài 2: Giữ nước cho vùng đầu nguồn sông Cửu Long
09:09' - 04/08/2018
Các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long rất cần mô hình kinh tế dựa vào thiên nhiên bền vững thay thế cho việc tổ chức sản xuất lúa vụ hai, vụ ba trước khi thực hiện những thay đổi căn bản về quản lý nước.
-
Kinh tế & Xã hội
Quản lý tài nguyên nước - Bài 1: Ngành nông nghiệp đang bị động
08:58' - 04/08/2018
Nước sông Mê Kông đổ về châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long đang thay đổi thất thường không theo quy luật, nguyên nhân của vấn đề này chính là do tác động của con người cùng với biến đổi khí hậu gây ra.
-
Kinh tế & Xã hội
Bám sát công tác quy hoạch tài nguyên nước
19:49' - 25/07/2018
Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia đã triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm, góp phần phục vụ hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Thống nhất đề xuất miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ Mầm non, học sinh phổ thông công lập, dân lập, tư thục
18:23'
Ttheo dự thảo Nghị quyết, Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em Mầm non, học sinh Phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục...
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Rịa-Vũng Tàu: Nhiều dự án được gia hạn thời gian bố trí vốn vẫn vướng giải phóng mặt bằng
16:47'
Còn lại 37 dự án đang triển khai thì có đến 23 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc bồi thường giải phóng mặt bằng; trong đó một số dự án đã vướng mắc nhiều năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrolimex: Nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu
14:56'
Với giá dầu giảm nhanh và mạnh như hiện nay, cộng thêm các biến động địa chính trị phức tạp trên thế giới, 2025 sẽ là năm có nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai lập ban chỉ đạo triển khai giải pháp thúc đẩy tăng trưởng 2 con số
14:48'
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Mang khí phách anh hùng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
14:06'
Từ một xã nghèo nàn, lạc hậu, qua 50 xây dựng, đổi mới và phát triển, An Bình Tây đã đạt được những kết quả quan trọng và tương đối toàn diện, vươn lên trở thành một xã phát triển khá.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vào vận hành nhà máy điện sinh khối dùng trấu đầu tiên tại Việt Nam
13:35'
Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang có tổng công suất 20 MW là nhà máy điện sinh khối sử dụng nhiên liệu trấu, dăm gỗ đầu tiên được đưa vào vận hành tại Việt Nam tới thời điểm này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định hợp tác đầu tư tổ hợp sản xuất tái chế vải polyester trị giá 1 tỷ USD
12:51'
Tỉnh Bình Định đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Tập đoàn SYRE (Thụy Điển) về tổ hợp sản xuất tái chế vải Polyester có tổng mức đầu tư khoảng 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Thận trọng khi mở rộng đối tượng “cá nhân” tham gia hoạt động đầu tư PPP
12:48'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư...
-
Kinh tế Việt Nam
Chi tiết nút giao cao tốc Bắc – Nam đưa vào khai thác dịp lễ 30/4 – 1/5
12:10'
Riêng đối với tuyến Cam Lộ - La Sơn nối Quảng Trị với Huế có chiều dài khoảng 98,3 km hiện đã bố trí trạm dừng nghỉ tạm tại Km64+200 bên trái tuyến và Km77+800 bên phải tuyến.